Các dạng bài tập ôn tập học kì năm 2020 môn Hóa học 9 Trường THCS&THPT Hồng Hà

CÁC DẠNG BÀI TẬP ÔN TẬP HỌC KÌ MÔN HÓA HỌC 9 NĂM HỌC 2020 TRƯỜNG THCS&THPT HỒNG HÀ

 

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nhóm các bazơ làm quỳ hóa xanh là:

A. NaOH ,CaO,Fe(OH)2,KOH                                   

C. NaOH,KOH, Ba(OH)2 ,Ca(OH)2   

B. NaOH, Cu(OH)2 , Fe(OH)2, Ba(OH)2                     

D. CaO, Fe(OH)2, Cu(OH)2, KOH

Câu 2: Canxi hidroxit Ca(OH)2 không có tính chất nào sau đây?

A. Làm vật liệu xây dựng                                C. Khử chua đất trồng trọt

B. Khử độc chất thải sinh hoạt                        D. Tẩy gỉ kim loại

Câu 3: Dung dịch nào sau đây dùng để sản xuất natri hidroxit NaOH?

A. Na2CO3                  B. Na2SO4                   C. NaCl bão hòa                     D. NaNO3

Câu 4: Dãy bazơ nào bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit bazơ tương ứng và nước?

A. Cu(OH)2 , Al(OH),  NaOH                       C. Fe(OH)3, Cu(OH)2, KOH

B. Cu(OH)2, Zn(OH)2, Mg(OH)2                    D. Fe(OH)3, Cu(OH)2, Ba(OH)2

Câu 5:  Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:

A. CO2,                       B. Na2O.                     C. SO2,                                    D. P2O5

Câu 6: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là

A. K2O.                       B. CuO.                       C. P2O5.                                  D. CaO.

Câu 7 : Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:

A. K2O.                       B. CuO.                       C. CO.                                     D. SO2.

Câu 8: Dãy các oxit phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 là:

A. P2O5, CO2, SO3                                         C. SO2, SO3, MgO          

B. CO2, SO2, Fe2O3                                       D. CO2, CuO, SO3

Câu 9: Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt dung dịch NaOH và dung dịch Ca(OH)2 ?

A. Phenolphtalein                  B. Quỳ tím                  C. CO2                   D. Dung dịch HCl

Câu 10: Sau khi làm thí nghiệm, có những khí độc hại: H2S, CO2, SO2. Dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất?

A. Dung dịch muối ăn                                   C. Dung dịch HCl

B. Nước vôi trong dư                                   D. Dung dịch NaNO3

Câu 11: Cặp chất  tác dụng với nhau sẽ tạo ra khí lưu huỳnh đioxit là:

A. CaCO3 và HCl          B. Na2SO3 và H2SO4        C. CuCl2 và KOH           D. K2CO3 và HNO3

Câu 12: Muối nào sau đây bị nhiệt phân hủy?

A. Na2SO4                   B. KClO3                           C. KCl                                D. NaCl

Câu 13: Trong các loại phân bón sau, loại nào là phân đạm?

A. KCl                        B. Ca3(PO4)2                       C. K2SO4                         D. CO(NH2)2

Câu 14: Dung dịch CuSO4 tác dụng được với dãy chất nào sau đây?

A. Fe, KOH, Ba(NO3)2                                         C. HCl, NaOH, KCl

B. Mg, Zn(OH)2, FeCl2                                        D. KOH, Ag, AgNO3

Câu 15: Phân bón nào sau đây có hàm lượng N lớn nhất?

A. NH4NO3                 B. Ca(NO3)2                           C. (NH4)2SO4             D. CO(NH2)2

Câu 16: Bạn Phong làm thí nghiệm: Cho một mẫu natri vào cốc nước, sau đó cho vài mẫu quỳ tím vào. Hiện tượng quan sát được là:

A. Có khí không màu thoát ra.   

B. Các mẫu quỳ tím chuyển sang màu xanh. 

C. Natri nóng chảy thành giọt tròn, nổi và chạy lung tung trên mặt nước.   

D. Cả A, B, C đều đúng.        

Câu 17: Dãy nào sau đây có thứ tự sắp xếp: oxit, axit, bazơ,  muối?

A. CaO, HNO3, K2SO4, NaOH                                  C. NaOH, H2SO4, Na2SO4, Na2O

B. SO3, HCl, Ba(OH)2, BaCl2                                     D. FeO, NaOH, HCl, FeCl2

Câu 18: Nếu lấy cùng số mol hai kim loại nhôm và sắt, lần lượt cho tác dụng với dung dịch axit HCl dư thì thể tích H2 (đktc) thu được từ kim loại nào lớn hơn?

A. Al                                   B. Fe                                C. Không xác định được                D. Đều bằng nhau

Câu 19: Chất có thể tác dụng với nước tạo ra dung dịch Axit làm quỳ tím hoá đỏ là:

A. CaO                                B.  K2O                           C. SO3                                            D.  BaO

Câu 20: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?

A. Dung dịch NaCl                              C. Dung dịch NaOH  

B. Dung dịch Na2SO4                          D. Dung dịch HCl

Câu 21: Để nhận biết dd KOH và dd Ba(OH)2 ta dùng thuốc thử là:

A. Quỳ tím                   B. dd H2SO4                            C. Phenolphtalein                      D.dd HCl

Câu 22: Tính chất vật lí chung, đặc trưng của kim loại là:

A. Tính dẻo                   B. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt           C. Ánh kim            D. Cả A, B, C

Câu 23: Bạn Khoa đã làm lẫn các bột kim loại Ag, Cu, Fe vào nhau. Em hãy giúp bạn Khoa chọn dung dịch thích hợp sau đây để thu được Ag tinh khiết?

A. Dung dịch AgNO3                                                 B. Dung dịch H2SO4 loãng 

C. Dung dịch Fe(NO3)2                                               D. Dung dịch NaOH

Câu 24: Dãy chất nào sau đây thuộc loại phân bón đơn:

A. KCl , KNO3, NH4Cl                                              B. KCl, NH4Cl, Ca(H2PO4)2

C. KCl; Ca(H2PO4)2; (NH4)2HPO4                             D. KCl, KNO3, Ca3(PO4)2

Câu 25: Kim loại nào sau đây không tác dụng được với oxi?

A. Al ; Cu                          B. Zn ; Fe                      C. Au ; Ag                   D. Mg ; Pb

Câu 26: Nhỏ từ từ dd BaCl2 vào ống nghiệm chứa dd không màu, thấy có kết tủa trắng xuất hiện. dung dịch đó là :   

A. KCl                                B. NaOH                       C. NaNO3                   D. AgNO3

Câu 27 : Lấy ít bột Fe cho tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ, đem sản phẩm thu được tác dụng với dung dịch NaOH. Sau vài phút hiện tượng quan sát được là:

A. Không có hiện tượng gì.                            B. Có khí bay lên. 

C. Có kết tủa trắng xanh.                                D. Có kết tủa màu nâu đỏ.

Câu 28: Con dao làm bằng thép không bị gỉ nếu:

A. Sau khi dùng, rửa sạch,lau khô.

B. Cắt chanh rồi không rửa

C. Ngâm trong nước tự nhiên hoặc nước máy lâu ngày.

D. Ngâm trong nước muối một thời gian.

Câu 29: Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hoá học tăng dần?

A. K,Mg,Cu,Al,Zn                                              B. Cu, K, Mg, Al, Zn

C. Cu,Zn,Al,Mg,K                                              D. Mg, Cu,K, Al, Zn

Câu 30: Kim loại nào tan được trong nước ở ngay nhiệt độ thường và giải phóng khí hiđro?

A.  Zn                             B. Na                                 C. Mg                         D. Cu

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề cương ôn tập môn Hóa 9 vui lòng xrm tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

PHẦN II: BÀI TẬP

Dạng 1: XÉT ĐIỀU KIỆN PHẢN ỨNG - VIẾT PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC.

Bài 1: Viết các PTHH thực hiện các chuỗi biến hóa sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):

a. Fe → FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2O3  → Fe2(SO4)3 → FeCl3.

b. Fe → FeCl2 → Fe(NO3)2 → Fe(OH)2 → FeSO4

b. Cu  → CuO → CuCl2  → Cu(OH)2 → CuO  → CuSO4.

c. Al2O3 → Al → AlCl3 → NaCl → NaOH → Cu(OH)2.

Bài 2: Cho các chất sau: CuO, Al, MgO, Fe(OH)2, Fe2O3. Chất nào ở trên tác dụng với dd HCl để:

a. Sinh ra chất khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí.

b. Tạo thành dd có màu xanh lam.

c. Tạo thành dd có màu vàng nâu.

d. Tạo thành dd không màu.

Viết các PTHH cho các phản ứng trên.

Bài 3: Cho các chất: Na2CO3, BaCl2, BaCO3, Cu(OH)2, Fe, ZnO. Chất nào ở trên phản ứng với dd H2SO­4 loãng để tạo thành:

a. Chất kết tủa màu trắng.

b. Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí.

c. Khí nặng hơn không khí và không duy trì sự cháy.

d. Chất kết tủa màu trắng đồng thời có chất khí nặng hơn không khí và không duy trì sự cháy.

e. Dd có màu xanh lam.

Viết các PTHH cho các phản ứng trên.

Dạng 2: NHẬN BIẾT CÁC CHẤT

Bằng phương pháp hóa học hãy phân biết các dãy chất sau:

a. NaCl, Ba(OH)2, NaOH, H2SO4.

b. H­2­SO4, NaOH, HCl, BaCl2.

c. KOH, K2SO4, NaCl, HNO3.

d. HCl, HNO3, H2SO4.

e. Na­2­SO4, NaOH, NaCl, Ba(OH)2.

f. K2CO3, K2SO4, NaCl, NaNO3.

Dạng 3: BÀI TOÁN TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC.

Bài 1: Cho một khối lượng bột sắt dư vào 150ml dd HCl. Sau phản ứng thu được 10,08 l khí (đktc).

a. Viết PTHH

b. Tính khối lượng mạt sắt tham gia phản ứng.

c. Tính nồng độ mol của dd HCl đã dùng.

Bài 2: Trung hòa dd KOH 2M bằng 250ml HCl 1,5M.

a. Tính thể tích dd KOH cần dùng cho phản ứng.

b. Tính nồng độ mol của dd muối thu được sau phản ứng.

c. Nếu thay dd KOH bằng dd NaOH 10% thì cần phải lấy bao nhiêu gam dd NaOH để trung hòa hết lượng axit trên.

Bài 3: Cho 21g hỗn hợp bột nhôm và nhôm oxit tác dụng với dd HCl dư làm thoát ra 13,44 l khí (đktc).

a. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.

b. Tính khối lượng dung dịch HCl 36%  để hòa tan vừa đủ hỗn hợp đó.

Bài 4: Cho 15,75g hỗn hợp 2 kim loại Cu và Zn vào dd H2SO­4 loãng dư, thu được 3,36l khí (đktc).

a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.

b. Tính khối lượng dd muối thu được.

Bài 5: Hòa tan hoàn toàn 12,1g hỗn hợp bột CuO và ZnO vào 150ml dd HCl 2M.

a. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp đầu.

b. Tính khối lượng dd H2SO­4 20% cần để hòa tan hỗn hợp trên.

Bài 6: Trộn 60ml dd có chứa 4,44g CaCl với 140ml dd có chứa 3,4g AgNO3.

a. Cho biết hiện tượng quan sát được và viết PTHH.

b. Tính khối lượng chất rắn sinh ra.

c. Tính CM của chất còn lại trong dd sau phản ứng. Biết thể tích dd thay đổi không đáng kể.

Bài 7: Ngâm 1 lá kẽm trong 32g dd CuSO4 10% cho đến khi kẽm không thể tan được nữa.

a. Viết PTHH. Phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì?

b. Tính khối lượng kẽm đã phản ứng.

c. Xác định nồng độ % của dd sau phản ứng.

Bài 8: Cho 9,2g một kim loại A phản ứng với khí clo (dư) tạo thành 23,4g muối. Xác định tên kim loại A, biết A có hóa trị I.

Bài 9: Cho 0,6g một kim loại hóa trị II tác dụng với nước tạo ra 0,336 l khí H2 (đktc). Tìm  kim loại 

Bài 10:  Hòa tan hết 22,75 gam một muối sắt clorua vào nước, thu được dung dịch (X). Cho từ từ dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch (X) thu được kết tủa màu trắng. Lọc kết tủa, sấy khô và cân thì có khối lượng là 60,27 gam. Xác định công thức muối sắt clorua?                                 

...

Trên đây là nội dung trích dẫn Các dạng bài tập ôn tập học kì năm 2020 môn Hóa học 9 Trường THCS&THPT Hồng Hà, để theo dõi nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Ngoài ra các em học sinh có thể thử sức mình với hình thức thi trắc nghiệm online tại đây:

Chúc các em học tập thật tốt!     

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?