42 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương Cơ thể và môi trường Sinh học 9 có đáp án

CHƯƠNG I. CƠ THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG

Câu 1. Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái 

A. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật.

B. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.

C. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật.

D. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.

Câu 2. Có các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là môi trường

A. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước.

B. vô sinh, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước.

C. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn.

D. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường sinh vật.

Câu 3. Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm

A. tất cả các nhân tố vật lý hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.

B. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các nhân tố vật lý bao quanh sinh vật.

C. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các chất hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.

D. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật.

Câu 4. Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm

A. thực vật, động vật và con người.

B. vi sinh vật, thực vật, động vật và con người.

C. vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người.

B. thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.

Câu 5. Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng không phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là:

A. yếu tố hữu sinh.

B. yếu tố vô sinh.

C. các bệnh truyền nhiễm.

D. nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng.

Câu 6. Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng thường phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là:

A. yếu tố hữu sinh.

B. yếu tố vô sinh.

C. các bệnh truyền nhiễm.

D. nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng.

Câu 7. Đơn vị sinh thái bao gồm cả các nhân tố vô sinh là:

A. quần thể.

B. loài.

C. quần xã.

D. hệ sinh thái.

Câu 8. Giới hạn sinh thái là:

A. khoảng xác định của nhân tố sinh thái, ở đó loài có thể sống tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

B. khoảng xác định ở đó loài sống thuận lợi nhất, hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn tối thiểu.

C. khoảng chống chịu ở đó đời sống của loài ít bất lợi.

D. khoảng cực thuận, ở đó loài sống thuận lợi nhất.

Câu 9. Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái

A. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất.

B. ở mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.

C. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường.

D. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất.

Câu 10. Nhiệt độ cực thuận cho các chức năng sống đối với cá rô phi ở Việt nam là:

A. 200C.

B. 250C.

C. 300C.

D. 350C

Câu 11. Khoảng giới hạn sinh thái cho cá rô phi ở Việt nam là

A. 20C- 420C.

B. 100C- 420C.

C. 50C- 400C.

D. 5,60C- 420C.

Câu 12. Khoảng giới hạn sinh thái cho cá chép ở Việt nam là:

A. 20C- 420C.

B. 20C- 440C.

C. 50C- 400C.

D. 50C- 420C.

Câu 13. Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều yếu tố sinh thái chúng có vùng phân bố

A. hạn chế.

B. rộng.

C. vừa phải.

D. hẹp.

Câu 14. Những loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều yếu tố sinh thái chúng có vùng phân bố

A. hạn chế.

B. rộng.

C. vừa phải.

D. hẹp.

Câu 15. Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với một số yếu tố này nhưng hẹp đối với một số yếu tố khác chúng có vùng phân bố:

A. hạn chế.

B. rộng.

C. vừa phải.

D. hẹp.

Câu 16. Quy luật giới hạn sinh thái là đối với mỗi loài sinh vật tác động của nhân tố sinh thái nằm trong:

 A. một khoảng xác định gồm giới hạn dưới và giới hạn trên.

 B. một giới hạn xác định giúp sinh vật tồn tại được.

 C. khoảng thuận lợi nhất cho sinh vật.

 D. một khoảng xác định, từ giới hạn dưới qua điểm cực thuận đến giới hạn trên.

Câu 17. Quy luật giới hạn sinh thái có ý nghĩa

 A. đối với sự phân bố của sinh vật trên trái đất, ứng dụng trong việc di nhập vật nuôi.

 B. ứng dụng trong việc di nhập, thuần hoá các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp.

 C. đối với sự phân bố của sinh vật trên trái đất, trong việc di nhập, thuần hoá các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp.

 D. đối với sự phân bố của sinh vật trên trái đất, thuần hoá các giống vật nuôi.

Câu 18. Một đứa trẻ được ăn no, mặc ấm thường khoẻ mạnh hơn một đứa trẻ chỉ được ăn no điều đó thể hiện quy luật sinh thái

 A. giới hạn sinh thái.

 B. tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường.

 C. không đồng đều của các nhân tố sinh thái.

 D. tổng hợp của các nhân tố sinh thái.

Câu 19. Trên một cánh đồng cỏ có sự thay đổi lần lượt: thỏ tăng " cỏ giảm"  thỏ giảm"cỏ tăng" thỏ tăng...điều đó thể hiện quy luật sinh thái

 A. giới hạn sinh thái.

 B. tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường.

 C. không đồng đều của các nhân tố sinh thái.

 D. tổng hợp của các nhân tố sinh thái.

Câu 20. Loài thuỷ sinh vật rộng muối nhất sống ở

 A. cửa sông.

 B. biển gần bờ.

 C. xa bờ biển trên lớp nước mặt.

 D. biển sâu.

Đáp án trắc nghiệm từ câu 1-20 của chương Cơ thể và môi trường Sinh học 9

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

D

A

D

B

A

D

A

B

B

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

D

B

B

D

A

D

C

D

B

A

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 21-42 của tài liệu trắc nghiệm ôn tập Chương Cơ thể và môi trường Sinh học 9 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung tài liệu 42 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương Cơ thể và môi trường Sinh học 9 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?