Bộ câu hỏi ôn tập Chương III năm 2020 môn Hóa học 9 Trường THCS Trần Phú

BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG III MÔN HÓA HỌC 9 NĂM 2020

TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ

 

Câu 1:  Trong các cặp chất sau, cặp nào có thể tác dụng với nhau:

a) KCl và Na2CO3                                          b) KCl và K2CO3

c) H2SO4 và NaHCO3                                     d) KOH và Na2CO3

Câu 2: Chất khí nào có khả năng tẩy trắng khi ẩm:

a) O2                                                                b) Cl2

c) H2                                                                d) CO2

Câu 3: Các chất nào sau đây dùng để điều chế clo ở phòng thí nghiệm:

a) HCl, H2O                                                    b) KMnO4, MnCl2

c) NaCl                                                            d) KMnO4, MnO2

Câu 4: Tính chất của cacbonic:

a) Phản ứng với nước vôi, phản ứng quang hợp.

b) Ở bất kì điều kiện nhiệt độ, áp suất cacbonic luôn tồn tại ở trạng thái khí.

c) Phản ứng với dung dịch CuSO4, phản ứng quang hợp.

d) Hòa tan tốt trong nước nóng.

Câu 5: Tính chất hóa học đặc trưng muối cacbonat:

a) Phản ứng thế với kim loại.                         

b) Phản ứng với axit, muối và phản ứng phân hủy.

c) Phản ứng với bazơ, oxit bazơ.                   

d) Thủy phân trong nước cho môi trường axit.

Câu 6: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo:

a) Chiều tăng dần của số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.

b) Chiều tăng dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử.

c) Chiều tăng dần của nguyên tử khối.

d) Chiều giảm dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử.

Câu 7: Đại lượng nào của nguyên tố hóa học biến thiên tuần hoàn:

a) Số lớp electron và số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử.  

b) Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử.

c) Điện tích hạt nhân và số electron của nguyên tử.

d) Nguyên tử khối.

Câu 8: Dung dịch nào không thể chứa trong bình thủy tinh:

a) HNO3                                                          b) H2SO4 đậm đặc

c) HF                                                               d) HCl

Câu 9: Khi dẫn hỗn hợp khí gồm: Cl2,CO2 , HCl, C2H4 qua dung dịch nước vôi trong dư. Khí thoát ra khỏi bình là:

a) Cl2                                                               b) C2H4

c) CO2 , HCl                                                   d) HCl, C2H4.

Câu 10: Hỗn hợp gồm các khí: CO, CO2, SO3 có thể nhận biết sự hiện diện các chất khí bằng cách:

a) Dẫn hỗn hợp qua dung dịch BaCl2

b) Dẫn hỗn hợp qua dung dịch BaCl2, sau đó qua dung dịch nước vôi trong.

c) Dẫn hỗn hợp qua dung dịch nước vôi trong.

Câu 11: Dung dịch nào không thể chứa trong bình thủy tinh:

A.HNO3                                                               B.H2SO4 đậm đặc

C.HF                                                                    D.HCl

Câu 12 :Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được sắp xếp theo nguyên tắc:

A.Theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần.

B. Theo chiều số electron lớp ngoài cùng tăng dần.

C.Theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

D.Theo chiều từ kim loại đến phi kim.

Câu 13: Dung dịch nào sau đây không có khả năng tẩy màu ?

A. Dung dịch nước Javen.                                B. Dung dịch nước Clo

C. Dung dịch muối Ca(ClO)                           D.Dung dịch muối KClO3

Câu 14:Trong nước Clo

A.Chỉ có HCl, Nước.                                         B.Chỉ có HClO, Nước.

C. Có HCl, Nước,Cl2, HClO                             D.Chỉ có HClO, Nước và HCl

Câu 15: Dạng nào sau đây không phải thù hình của cacbon ?

A. Khí lò cốc              B.Kim cương                C. Than chì           D. Cacbon vô định hình

Câu 16 : Sục từ từ CO2 vào nước vôi trong. Hiện tượng xảy ra là:

A.Nước vôi trong đục dần rồi trong trở lại

B.Nước vôi trong không có hiện tượng gì

C.Nước vôi trong hóa đục

D.Nước vôi trong 1 lúc rồi mới hóa đục

Câu 17:( Viết các phương trình hoá học để hoàn thành dãy chuyển hoá hoá học sau:

 NaCl → Cl2 → HCl → FeCl2 → FeCl3

Câu 18:  Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất sau: Na2CO3, Na2SiO3, NaHCO3, NaCl

Câu 19: Cho m g hỗn hợp gồm K2CO3 và KHCO3 tác dụng vừa đủ với 27,375 g dung dịch HCl 20%. Sau phản ứng thu đựơc 2,24 lit khí CO(đktc).

a.Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

b.Tính khối lượng mỗi muối có trong hỗn hợp ban đầu.

c. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch chất thu được sau phản ứng.           

d. Tất cả đều đúng.

Câu 20: Tìm một hóa chất để chỉ qua một lần thử là phân biệt được 3 lọ mất nhãn đựng chất rắn màu đen: bột than, bột đồng (II) oxit và bột mangan đioxit.

Câu 21: Khí A thu được khi cho 87 gam MnO2 tác dụng với axit clohiđric đặc, dư. Dẫn A vào 500ml dung dịch NaOH 5M (D = 1,25 g/lml), thu được dung dịch B. Tính nồng độ phần trăm, nồng độ mol của các chất trong dung dịch B. Biết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.

Câu 22: Tìm A biết phi kim A có hóa trị 3 với hidro. Trong hợp chất oxit cao nhất chứa 56,34% oxi theo khối lượng.

Câu 23: 5 lít khí X (đktc) có khối lượng là 7,59 gam. Đốt 3,4 gam khí X, thu được 2,24 lít khí lưu huỳnh đioxít (đktc) và 1,8 gam nước.

a)  Tìm công thức hóa học của X.

b)  Tính thể tích oxi (đktc) cần thiết để đốt cháy hoàn toàn 5 lít khí X.

..

Trên đây là nội dung trích dẫn Bộ câu hỏi ôn tập Chương III năm 2020 môn Hóa học 9 Trường THCS Trần Phú, để theo dõi nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Ngoài ra các em học sinh có thể thử sức mình với hình thức thi trắc nghiệm online tại đây:

Chúc các em học tập thật tốt!    

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?