ĐỘT BIẾN
Câu 314. Biến dị di truyền gồm: (mức độ: 1)
A. Biến dị tổ hợp.
B. Đột biến.
C. Thường biến.
D. Biến dị tổ hợp và đột biến.
Đáp án : D
Câu 315. Đột biến có các dạng nào sau đây? (mức độ: 1)
A. Đột biến gen.
B. Đột biến NST.
C. Biến dị tổ hợp.
D. Đột biến gen và đột biến NST.
Đáp án: D
Câu 316. Thế nào là đột biến gen? (mức độ: 1)
A. Biến đổi các tính trạng cơ bản của sinh vật.
B. Sự biến đổi liên quan đến 1 hay 1 số cặp nuclêôtít của gen.
C. biến đổi trong cấu trúc của ADN.
D. Biến dổi trong cấu trúc của ARN.
Đáp án: B
Câu 317. Nguyên nhân phát sinh đột biến gen là: (mức độ: 1)
A. Do rối loạn trong quá trình tự sao chép của ADN.
B. Dưới ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và môi trường ngoài cơ thể.
C. Do ảnh hưởng của khí hậu.
D. Do rối loạn trong quá trình tự sao chép của ADN, dưới ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và môi trường ngoài cơ thể.
Đáp án: D
Câu 318. Đột biến gen là: (mức độ: 1)
A. Biến dị di truyền;
B. Biến dị không di truyền;
C. Biến dị tổ hợp;
D. Biến dị di truyền và biến dị không di truyền.
Đáp án: A
Câu 319. Đa số đột biến gen tạo ra: (mức độ: 1)
A. Gen lặn .
B. Gen trội .
C. Gen dị hợp .
D. Gen lặn và gen trội .
Đáp án: A
Câu 320. Gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân: (mức độ: 1)
A. Tác nhân hoá học;
B. Tác nhân vật lý;
C. Tác nhân nhiệt độ;
D. Tác nhân hoá học và tác nhân vật lý.
Đáp án: D
Câu 321. Đột biến gen thường có các dạng: (mức độ: 1)
A. Mất 1 cặp nuclêôtít ;
B. Thêm 1cặp nuclêôtít;
C. Thay 1 cặp nuclêôtít này bằng 1 cặp nuclêôtít khác;
D. Mất 1 cặp nuclêôtít, thêm 1cặp nuclêôtít, thay thế 1cặp nuclêôtít
Đáp án: D
Câu 322. Các đột biến gen lặn chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở thể: (mức độ: 1)
A. Thể đồng hợp.
B. Thể dị hợp.
C. Thể đột biến .
D. Thể đồng hợp và thể dị hợp.
Đáp án: A
Câu 323. Vai trò của đột biến gen: (mức độ: 2)
A. Sự biến đổi cấu trúc gen có thể dẫn đến biến đổi cấu trúc của các prôtêin mà nó qui định.
B. Biến đổi đột ngột gián đoạn kiểu hình.
C. làm biến đổi gen.
D. Sự biến đổi cấu trúc gen có thể dẫn đến biến đổi cấu trúc của các prôtêin mà nó qui định làm biến đổi kiểu hình
Đáp án: D
Câu 324. Đột biến gen có thể xảy ra do tác động nào? (mức độ: 1)
A. Tác nhân vật lí.
B. Tác nhân hoá học.
C. Do con người,
D. Tác nhân vật lý, tác nhân hoá học hoặc do con người.
Đáp án: D
Câu 325. Ý nghĩa của đột biến gen trong trồng trọt và chăn nuôi: (mức độ: 2)
A. Gây đột biến nhân tạo về đột biến gen.
B. Tạo những giống có lợi cho nhu cầu của con người.
C. Làm cơ quan sinh dưỡng có kích thước lớn.
D. Gây đột biến nhân tạo về đột biến gen để tạo ra những giống có lợi cho nhu cầu con người.
Đáp án: D
Câu 326. Lợn con có đầu và chân sau dị dạng thuộc dạng đột biến nào sau đây? (mức độ: 1)
A. Đột biến gen.
B. Đột biến cấu trúc NST.
C. Đột biến thể dị bội.
D. Đột biến thể đa bội.
Đáp án: A
Câu 327. Đột biến là gì? (mức độ: 2)
A. Biến đổi xảy ra trong kiểu gen.
B. Sự thay đổi kiểu hình của sinh vật.
C. Biến đổi xảy ra trong ADN và NST.
D. Biến đổi xảy ra do môi trường.
Đáp án: C
Câu 328. Nguồn nguyên liệu chủ yếu trong chọn giống là gì? (mức độ: 2)
A. Biến dị tổ hợp.
B. Đột biến gen.
C. Đột biến NST.
D. Đột biến Gen và đột biến NST.
Đáp án: B
Câu 329: Nguyên nhân chủ yếu gây ra các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể trong tự nhiên là do: (mức độ: 1)
A. Tác nhân vật lí và hóa học của ngoại cảnh
B. Sự rối loạn trong trao đổi chất của nội bào
C. Các vụ thử vũ khí hạt nhân của con người
D. Quá trình giao phối tự nhiên
Đáp án: A
Câu 330: Ở người bị bệnh ung thư máu là do mất một đoạn nhỏ ở đầu nhiễm sắc thể nào? (mức độ: 1)
A. Nhiễm sắc thể số 11
B. Nhiễm sắc thể số 12
C. Nhiễm sắc thể số 21
D. Nhiễm sắc thể số 23
Đáp án: C
{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 331-344 của tài liệu Bài tập trắc nghiệm chuyên đề Đột biến Sinh học 9 năm 2020 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !
Thảo luận về Bài viết