TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN | ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT CHỦ ĐỀ ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2018 - 2019 |
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ở trạng thái cơ bản nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s2 . Vị trí của nguyên tố X (chu kỳ, nhóm) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?
A. 2, IIA. B. 3, IIA. C. 2, IA. D. 3, IA.
Câu 2: Cho các kim loại: Na, Mg, Ca, Al, K. Các kim loại kiềm là
A. K, Mg. B. Na, K. C. Ca, Mg. D. Al, Ca.
Câu 3: Tính chất vật lý chung của kim loại (ánh kim, dẫn nhiệt, dẫn điện, tính dẻo) gây nên bởi các electron tự do trong
A. nguyên tử kim loại. B. mạng nguyên tử kim loại.
C. mạng tinh thể nguyên tử kim loại. D. mạng tinh thể kim loại.
Câu 4: Theo thứ tự các cặp oxi hóa khử trong dãy điện hóa, cho biết thứ tự nào sau đây đúng?
A. Fe, Cu, Ag. B. Cu, Fe, Ag. B. Cu, Ag, Fe. D. Ag, Fe, Cu.
Câu 5: Thuỷ ngân dễ bay hơi và rất độc. Trong phòng thí nghiệm hóa học, để khử độc thuỷ ngân của nhiệt kế thuỷ ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong các chất sau?
A. Bột sắt. B. Bột lưu huỳnh. C. Bột than. D. Nước.
Câu 6: Trong mạng tinh thể kim loại, các nguyên tử kim loại và ion kim loại liên kết với nhau chủ yếu bằng :
A. Liên kết ion. B. Liên kết cộng hoá trị.
C. Liên kết kim loại. D. Liên kết hidro.
Câu 7: Điện phân (với điện cực trơ) dung dịch muối nào sau đây sẽ điều chế được kim loại tương ứng?
A. NaCl. B. MgCl2. C. Cu(NO3)2. D. Al(NO3)3.
Câu 8. Phương trình hóa học nào sau đây viết không đúng ?
A. 6HCl + 2Fe → 2FeCl3 + 3H2 B. 4Na + O2 → 2Na2O
C. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag ↓ D. 3Zn + 8HNO3 → 3Zn(NO3)2 + 2NO ↑ + 4H2O
Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Tất cả các kim loại chỉ có từ 1e đến 3e lớp ngoài cùng.
B. Tất cả các nguyên tố nhóm B đều là kim loại.
C. Ở trạng thái rắn, đơn chất kim loại có cấu tạo tinh thể.
D. Tính chất vật lí chung của kim loại: tính dẻo, dẫn nhiệt, dẫn điện, ánh kim.
Câu 10: Thể tích khí (đktc) thu được khi điện phân nóng chảy (với điện cực trơ) hoàn toàn 0,1 mol NaCl là
A. 0,224 lít B. 1,120 lít C. 2,240 lít D. 4,489 lít
Câu 11: Cho thanh kẽm và thanh đồng tiếp xúc qua dây dẫn và nhúng vào dung dịch axit sunfuric loãng (theo hình vẽ) thấy có bọt khí thoát ra nhanh ở trên thanh đồng. Mệnh đề nào sau đây đúng?
A. Đây là hiện tượng ăn mòn hóa học.
B. Đây là hiện tượng ăn mòn điện hóa.
C. Đồng và kẽm đều phản ứng với axit và sinh ra khí hidro.
D. Khí hidro sinh ra bên kẽm chuyển sang thanh đồng.
Câu 12. Để bảo quản các kim loại kiềm người ta
A. ngâm chúng vào nước
B. ngâm chúng trong rượu nguyên chất
C. giữ chúng trong lọ có đậy nắp kín
D. ngâm chúng trong dầu hỏa
Câu 13. Có những đồ vật bằng sắt được mạ bằng những kim loại khác nhau dưới đây. Nếu các đồ vật này đều bị sây sát đến lớp sắt thì vật bị gỉ chậm nhất là
A. sắt tráng kẽm B. sắt tráng đồng
C. sắt tráng thiếc D. sắt tráng niken
Câu 14: Cho các cặp chất sau đây:
(1) Cu và dung dịch AgNO3
(2) Fe và dung dịch FeCl3.
(3) Ag và dung dịch FeCl2.
(4) Cu và dung dịch FeCl3.
(5) dung dịch Fe(NO3)2 và dung dịch AgNO3.
Các cặp chất có xảy ra phản ứng:
A. (1). B. (1), (3). C. (1), (2), (4). D. (1), (2), (4), (5).
Câu 15: Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm a mol Cu(NO3)2 và b mol NaCl (với điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi nước điện phân ở cả hai điện cực. Dung dịch sau điện phân làm quỳ tím chuyển sang màu xanh. Quan hệ giữa a và b là
A. 2a < b. B. 2a ≤ b. C. a > 2b D. b < 2a
Câu 16: Cho 7,28 gam bột Fe vào 150 ml dung dịch AgNO3 2M. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 32,4. B. 28,08. C. 14,04. D. 42,12.
Câu 17: Cho 15,6 gam hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch HNO3 loãng (dư), đun nóng đến phản ứng hoàn toàn, thu được 4,48 lít (ở đktc) một khí X không màu, hóa nâu trong không khí, sản phẩm khử duy nhất. Phần trăm khối lượng của sắt trong hỗn hợp là
A. 36,84%. B. 63,16%. C. 73,68%. D. 24,56%.
Câu 18: Cho các dung dịch: (1) H2SO4 loãng; (2) H2SO4 loãng và CuSO4; (3) Fe(NO3)3; (4) MgSO4. Cho vào mỗi dung dịch một thanh kẽm, số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 19: Ion nào sau đây có số electron lớp ngoài cùng nhiều nhất?
A. K+ B. Fe2+ C. Cr3+ D. Ca2+
Câu 20: Có 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học, biết rằng:
- X, Y tác dụng được với dung dịch HCl giải phóng khí hiđro.
- Z, T không có phản ứng với dung dịch HCl.
- Y tác dụng với dung dịch muối của X và giải phóng kim loại X.
- T tác dụng được với dung dịch muối của Z và giải phóng kim loại Z.
Hãy sắp xếp các kim loại trên theo chiều tính kim loại giảm dần.
A. Y, T, Z, X B. T, X, Y, Z C. Y, X, T, Z D. X, Y, Z, T
B. TỰ LUẬN
Câu 1 :
Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
1. Fe + HNO3 loãng → …. + NO↑ + ….
2. Zn + CuSO4 → …. + …..
3. Ba + H2O → …. + …..
Câu 2: Cho 4,8 gam một kim loại M (hóa trị II) tác dụng hết với dung dịch axit sunfuric loãng thu được 24 gam muối sunfat. Xác định kim loại M.
Câu 3: Cho 1,41g hỗn hợp gồm 2 kim loại Al và Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được 1,568l hidro (đktc ) và dung dịch A. Thêm vào dung dịch A một lượng NaOH dư thì thu được kết tủa B.
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
c. Tính khối lượng kết tủa B.
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT CHỦ ĐỀ ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI
MÔN HÓA HỌC 12
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
B | B | D | A | B | C | C | A | A | B | B | D | A | D | A | A | A | B | C |
---(Để xem đáp án chi tiết phần tự luận vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa 12 năm 2018 - 2109. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.