Đề kiểm tra 1 tiết HK2 năm 2020 môn Hóa học 11 Trường THPT Tiên Hưng

TRƯỜNG THPT TIÊN HƯNG

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 2

MÔN HÓA HỌC 11

NĂM HỌC 2019-2020

 

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm)

Câu 1:  Những chất hay ion nào sau đây là lưỡng tính theo thuyết Bronsted?

    A. Na+ , NH3 , HCl.

    B. CO32- , HSO4- , Na+.                               

    C. HSO4- , Al3+ ,HCO3- .

    D. HCO3- , HS- , Al(OH)3.                                 

Câu 2:  Khi nhiệt phân, dãy muối rắn nào dưới đây đều sinh ra kim loại ?

    A. Cu(NO3)2, Mg(NO3)2.                                          B. AgNO3, Cu(NO3)2.

    C. AgNO3, Hg(NO3)2.                                               D. Hg(NO3)2, Mg(NO3)2.

Câu 3:  Người ta thực hiện 2 thí nghiệm sau:

TN1: Cho 38,4 gam Cu vào 2,4 lít dung dịch HNO3 0,5M, sau phản ứng thu được V1 lít NO duy nhất (đktc)

TN2: Cũng cho khối lượng đồng như trên vào 2,4 lít dung dịch gồm HNO3 0,5M và H2SO4 0,2M, sau phản ứng thu được V2 lít NO (đktc). Mối quan hệ giữa V2 và V1 là:

    A. V2=2V1.                                                                B. 3V2= 4V1.         

    C. 2V2=5V1.                                                               D. 3V2=2V1.

Câu 4:  Xét phương trình: S2-  +  2H+  →  H2S. Đây là phương trình ion thu gọn của phản ứng    

    A. BaS + H2SO4 → BaSO4 + H2S.                            B. 2CH3COOH + K2S → 2CH3COOK + H2S.

    C. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S .                                D. 2HCl + Na2S → 2NaCl + H2S.

Câu 5:  Cho biết pH của dung dịch  CuCl2 ?                

    A. pH >7.                                                                   B. pH < 7.  

    C. pH = 7 .                                                                 D. Không xác định được.

Câu 6:  Chọn câu sai trong các mệnh đề sau:

    A. Khí NH3 tác dụng với oxi có (xt, to) tạo khí NO.

    B. NH3 được dùng để sản xuất HNO3.

    C. Cho NH3 dư cháy trong khí Clo tạo khói trắng.

    D. Khí NH3 tác dụng kim loại giải phóng N2.

Câu 7:  Hiện tượng xảy ra khi cho từ từ (đến dư) CO2 vào nước vôi trong là

    A. Xuất hiện kết tủa trắng rồi tan.

    B. Xuất hiện kết tủa trắng không tan.

    C. Có phản ứng nhưng không quan sát được hiện tượng.

    D. Sau một thời gian có kết tủa trắng.

Câu 8:  Hoà tan hoàn toàn 19,2 hỗn hợp gồm XCO3 và Y2CO3 trong dung dịch HCl dư thấy thoát ra V (lít) CO2 (đktc) và dung dịch có chứa 21,4 gam hỗn hợp muối. Xác định V?

    A. V = 5,6 lít.                  B. V = 4,48 lít.                    C. V = 3,36 lít.                    D. V = 3,92 lít.

Câu 9:  Số oxi hoá thường gặp của Cacbon là

    A. -4, 0, +2,+4.            

    B. -2, 0, +2,+4.

    C. -4, 0, +4.                       

    D. 0, +2,+4.                                     

Câu 10:  Khí CO có thể khử được các cặp chất nào sau đây ở nhiệt độ cao?

    A. CaO, SiO2 .                B. MgO, Al2O3 .                 C. ZnO, Na2O.                   D. Fe2O3, ZnO .

Câu 11:  Dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết 2 dung dịch Na3PO4 và NaNO3 ?

    A. H2SO4.                       B. AgCl.                             C. AgNO3.                          D. NaOH.

Câu 12:  Dãy gồm tất cả các chất khi tác dụng với HNO3 thì HNO3 chỉ thể hiện tính axit là

    A. CaCO3, Cu(OH)2, Fe(OH)2, FeO.                         B. KOH,  FeS, K2CO3, Cu(OH)2.

    C. Fe(OH)3, Na2CO3, Fe2O3, MgCO3.                      D. CuO, NaOH, FeCO3, Fe2O3.

Câu 13:  Trộn lẫn 15 ml dung dịch NaOH 0,01M với 15 ml dung dịch HCl 0,03M được dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là

    A. 3.                                B. 4.                                    C. 2.                                    D. 1.

Câu 14:  Sục V lít CO2 ở (đktc) vào 200 ml dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 1M và NaOH 1M, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho HCl dư vào X thu được 3,36 lít CO2 ở (đktc). Giá trị của V là

    A. 4,48.                                                                      B. 7,84.

    C. 6,72.                                                                      D. 8,96.   

Câu 15:  Một dung dịch có chứa 2 cation là Fe2+ (0,2 mol); Al3+ (0,4 mol) và 2 anion là Cl- (x mol); SO42- (y mol). Khi cô cạn dung dịch thu được 93,8 gam muối khan. Trị số của x và y lần lượt là:

    A. 0,8 và 0,4;                                                              B. 0,6 và 0,5;

    C. 0,4 và 0,6.                                                              D. 0,5 và 0,2;             

II. PHẦN TỰ LUẬN: (5.0 điểm)

Câu 1 : Viết PTHH (ghi rõ điều kiện nếu có) hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau:

                              NH4NO3 → NH3 →NO → NO2→HNO3 → N2O

Câu 2: Chỉ dùng quỳ tím hãy nhận biết riêng biệt các dung dịch sau (lập sơ đồ và viết phương trình phản ứng): H2SO4, Ba(OH)2, NaCl, (NH4)2SO4.

Câu 3: Cho m g hỗn hợp 2 kim loại Mg và Al (có tỉ lệ mol tương ứng là 4:5) tan hoàn toàn vào dung dịch HNO3 lấy dư 20% thấy có 5,6 lít hỗn hợp khí A gồm N2 và N2O bay ra (đktc) và dung dịch X (không chứa NH4NO3). Biết tỉ khối hơi của hỗn hợp A so với H2 là 17,2. 

a) Tính giá trị m?

b) Cho dung dịch NaOH 2M vào dd X . Tính thể tích dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng để thu được kết tủa lớn nhất?

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Đề kiểm tra 1 tiết HK2 năm 2020 môn Hóa học 11 Trường THPT Tiên Hưng để xem nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi để xem onlien hoặc tải về máy!

Ngoài ra quý thầy cô và các em học sinh có thể tham khảo thêm một số tài liệu sau đây:

Đề thi HK2 môn Tin học 11 năm 2018 - 2019 có đáp án Trường THPT Lương Sơn

Đề kiểm tra giữa HK2 môn Tin học 11 năm 2018 - 2019 Trường THPT Duy Tân

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?