Đề kiểm tra 1 tiết Chương 3 môn Hóa học 8 - Trường THCS Yên Việt

TRƯỜNG THCS YÊN VIỆT

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG 3

MÔN HÓA HỌC 8

Thời gian: 45 phút


Đề số 1:

Câu 1: Tỷ khối của khí X đối với H2 bằng 32. Hãy xác định công thức của X.

Câu 2: Cho khối lượng của một số chất như sau:

   a) 5,4 gam nước

   b) 17,55 gam natri clorua

   c) 6,4 gam khí sunfurơ

   d) 28 gam canxi oxit

Khối lượng hợp chất nào có số phân tử nhiều hơn?

Câu 3: Hợp chất Y có chứa C, H và O. Biết tỉ lệ về số nguyên tử của nguyên tố C, H, và O lần lượt là 1:2:1 và phân tử khối Y là 60 đvC. Hãy xác định công thức hóa học của Y.

Câu 4:

   a) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong .

   b) Tính thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn của:

       +) 0,5 mol khí

      +) 73,6 gam khí

Câu 5: Tính hóa trị của Fe, Cr, Na, Ca, N và C trong hợp chất sau: Fe2(SO4)3, CrCl3, Na2SO4, Ca3(PO4)2, NH3, CO2

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1: dX/H2 = MX/MH2 =32 → MX = 2x32 = 64 đvC

Khí X là SO2 (M = 64)

Câu 2:

nH2O=0,3(mol); nNaCl = 0,3(mol); nSO2 = 0,1(mol);

nCaO = 0,5(mol)

Số mol CaO nhiều hơn cả nên số phân tử cũng nhiều hơn:

0,5 x 6.1023 = 3.1023 phân tử

Câu 3: Theo đề bài, ta có công thức nguyên của Y có dạng

Mà: MY = (12+2+16)n = 60 → n = 2

Vậy công thức phân tử của Y là: C2H4O2

Câu 4:

a. Ta có: MH2S = 32 + 2 = 34 (gam)

\(\begin{array}{l}

\% {m_S} = \frac{{32}}{{34}}.100\%  = 94,12\% \\

\% mH = \frac{2}{{34}}.100\%  = 5,88\%

\end{array}\)

b. Thể tích của các khí

VN2 = 0,5.22,4 = 11,2 lít

VNO2 = nNO2.22,4 = 1,6.22,4 = 35,85 lít

Câu 5: Gọi hóa trị của Fe trong Fe2(SO4)3 là x.

Ta có x.2 = II.3 x = 3

Vậy Fe có hóa trị III

Tương tự hóa trị của các nguyên tố gạch chân trong hợp chất lần lượt là Cr(III), Na(I), Ca(II), N(III), C(IV)

Đề số 2:

Câu 1: Trong một bình trộn khí SO2 với SO3 . Khi phân tích người ta thấy có 2,4 gam lưu huỳnh và 2,8 gam oxi. Xác định tỉ số mol SO2 và SO3 trong bình.

Câu 2: Một halogen (X) có tỉ khối hơi đối với khí axetilen ( C2H2) bằng 2,731. Xác định tên gọi của halogen (X)

Câu 3: Lưu huỳnh cháy trong không khí sinh ra khí sunfurơ, theo phản ứng sau: S + O2 → SO2

Hãy cho biết:

a) Những chất tham gia và tạo thành trong phản ứng trên, chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất? Vì sao?

b) Thể tích khí oxi ở đktc cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 2,5 mol nguyên tử lưu huỳnh.

c) Khí sunfurơ nặng hay nhẹ hơn không khí. Hãy giải thích.

Câu 4: Hãy tính:

a) Khối lượng và thể tích của 0,25 mol khí SO2 đktc.

b) Số nguyên tử và thể tích của 10,65 gam khí Cl2 đktc

Câu 5: Một hợp chất X có thành phần phần trăm khối lượng mỗi nguyên tố là : %S=40% và %O=60%

a) Hãy xác định công thức hóa học của X. Biết tỉ khối của X đối với khí oxi là 2,5.

b) Hãy tính khối lượng mỗi nguyên tố có trong 24g hợp chất X.

Đáp án và hướng dẫn giải:

Câu 1. Gọi số mol SO2 là x thì nS là x và nO là 2x.

Gọi số mol SO3 là y thì nS là y và nO là 3y.

Theo đề bài ta có hệ phương trình:

 (x+y).32 = 2,4  và (2x+3y).16 = 2,8

Giải hệ phương trình ta được x = 0,05 và y = 0,025

 Vậy nSO2/nSO3= x/y =0,05/0,025 = 2/1

Câu 2. Ta có

dX2/C2H2 = 2,731 → MX2/MC2H2 = 2,731 → MX2=71

 Nguyên tử khối của X là 71/2=35,5 đvC: clo (Cl)

Câu 3.

 a) + S là đơn chất, vì chất này được tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học là lưu huỳnh.

   + O2 là đơn chất, vì chất này được tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học là oxi.

    + SO2 là hợp chất, vì chất này được tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học là lưu huỳnh và oxi.

b) Theo phương trình hóa học : nO2 = nS = 2,5 mol

   Thể tích khí oxi đktc cần dùng là: 2,5 x 22,4 = 56 (lít)

c) Khí SO2 nặng hơn không khí

   Giải thích : dSO2/kk = MSO2/MKK = 64/29 > 1

Câu 4.

a)   0,25 mol khí SO2 có khối lượng là:

    mSO2 = n x M = 0,25 x 64 = 16 (gam)

   0,25 mol khí SO2 có thể tích là:

   VSO2 = n x 22,4 = 0,25 x 22,4 = 5,6 (lít)

b)   Ta có : nCl2 = 10.65 / 71= 0,15(mol)

Thể tích khí Clo là : VCl2 = 0,15 x 22,4 = 3,36(lít)

Số phần tử Cl2 = 0,15 x 6.10^23 = 9.10^22 (phân tử)

Câu 5:

a. Ta có: MX = 2,5.32 = 80 gam

Gọi công thức chung của X là SxOy

Lập tỉ lệ: \(\frac{{32x}}{{40}} = \frac{{16y}}{{60}} = \frac{{80}}{{100}}\)

→ x = 1 và y = 3

Vậy công thức hóa học của X là SO3

b. Ta có: nSO2 = 24 : 80 = 0,3 mol

Trong 1 mol SO3 có 1 mol S và 3 mol O

→ Trong 0,3 mol SO3 có 0,3 mol S và 0,9 mol O

→ mS = 0,3.32 = 9,6 gam và mO = 0,9.16 = 14,4 gam

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bộ đề kiểm tra 45 phút môn Chương 3 Trường THCS Yên Việt, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?