Đề kiểm tra 1 tiết chương 6 Hóa học 8 - Trường THCS Nguyễn Du

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG 6

MÔN HÓA HỌC 8

Thời gian: 45 phút

 

Đề số 1:

Câu 1: Một muối sunfat của kim loại hóa trị II ngậm nước có phân tử khối 278 gam và khối lượng nước kết tinh chiếm 45,324%. Tìm công thức hóa học của muối trên.

Câu 2: Cho các cụm từ sau: dung dịch bão hòa, dung dịch chưa bão hòa, dung môi, chất tan, độ tan, hiđrat. Hãy chọn từ hay cụm từ điền vào chỗ trống trong các câu sau cho phù hợp:

Ở nhiệt độ xác định, số gam chất tan có thể tan trong 100 gam nước để tạo thành …(1)… được gọi là …(2)… của chất.

Những hợp chất được tạo nên do phân tử chất tan kết hợp với phân tử nước gọi là các …(3)....

Dung dịch là hỗn hợp đồng chất của …(4)… và …(5)...

Dung dịch không thể hòa tan thêm …(6)… ở nhiệt độ xác định gọi là …(7)...

Câu 3: Hòa tan 36,5 gam HCl vào nước, thu được 500ml dung dịch có khối lượng riêng D = 1,1 g/ml. Tính nồng độ mol và nồng độ phần trăm của dung dịch thu được.

Câu 4: Cho 20,55 gam Ba vào cốc đựng 79,75 gam H2O, xảy ra phản ứng:

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

Xác định nồng độ phần trăm của dung dịch thu được.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1: Gọi công thức muối ngậm nước có dạng: RSO4.nH2O

Theo đề bài ta có hệ phương trình:

\(\left\{ \begin{array}{l}

R + 96 + 18n = 278\\

\% {m_{{H_2}O}} = \frac{{18n}}{{278}}.100\%

\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}

n = 7\\

R = 56(Fe)

\end{array} \right.\)

Vậy công thức của muối sắt là: FeSO4.7H2O

Câu 2:

Ở nhiệt độ xác định, số gam chất tan có thể tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa được gọi là độ tan của chất.

Những hợp chất được tạo nên do phân tử chất tan kết hợp với phân tử nước gọi là các hiđrat.

Dung dịch là hỗn hợp đồng chất của chất tan và dung môi.

Dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan ở nhiệt độ xác định gọi là bão hòa.

Câu 3: Ta có: nHCl = 36,5/36,5 = 1 (mol)

mdung dịch = 500 x 1,1 = 550 (gam)

→ CMHCl = 1/0,5= 2M; C%HCl = 36,5/550 x 100% = 6,64%.

Câu 4: Ta có: nBa = 20,55/137= 0,15 (mol)

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑ (1)

 (mol) 0,15               0,15          0,15

Từ (1) → mH2 = 0,15 x 2 = 0,3 (gam)

Khối lượng dung dịch thu được là:

mdd =  mBa - mH2 = 20,55 + 79,75 – 0,3 = 100 (gam)

→ C%Ba(OH)2= 0,15x171/100 x 100% = 25,65%

Đề số 2:

Câu 1: hãy tính nồng độ mol của mỗi dung dịch sau:

a) 1 mol KCl trong 750ml dung dịch.

b) 0,5 mol MgCl2 trong 1,5 lít dung dịch.

c) 400 gam CuSO4 trong 4 lít dung dịch.

d) 0,06 mol Na2CO3 trong 1500 ml dung dịch.

Câu 2: Đem cô cạn 200ml dung dịch FeSO4 0,5M thì khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu?

Câu 3: Trộn 200ml dung dịch H2SO4 2,5M với 100ml dung dịch H2SO4 1M. Tính nồng độ của dung dịch H2SO4 thu được sau khi trộn.

Câu 4: Cho 40ml dung dịch NaOH 1M vào 60ml dung dịch KOH 0,5M. Xác định nồng độ mol của NaOH và KOH sau khi trộn.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1:

a) CM (KCl) = 4/3M

b) CM (MgCl2) = 1/3M

c) nCuSO4 = \(\frac{{400}}{{64 + 32 + (4.16)}} = 2,5mol\) \( \to {C_M}_{_{CuS{O_4}}} = \frac{{2,5}}{4} = 0,625M\)

d) \({C_M}_{_{(N{a_2}C{O_3})}} = \frac{{0,06}}{{1,5}} = 0,04M\)

Câu 2: Ta có: nFeSO4= 0,2 x 0,5 = 0,1 (mol)

→ mFeSO4= 0,1 x 152 = 15,2 (gam)

Câu 3: Ta có: nH2SO4= 0,2 x 2,5 + 0,1 x 1 = 0,6 (mol)

→ CM sau khi trộn = 0,6/0,3 = 2M.

Câu 4:

Ta có: nNaOH = 0,04 mol

Và nKOH = 0,03 mol

Vậy CM NaOH = 0,04 : 0,1 = 0,4M

CM KOH = 0,03 : 0,1 = 0,3M

 

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Đề kiểm tra 1 tiết chương 6 Hóa học 8 - Trường THCS Nguyễn Du, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?