Bộ 5 đề kiểm tra 15 phút Chương 6 môn Hóa học 8 (có đáp án)

Bộ 5 đề kiểm tra 15 phút Hóa học 8 Chương 6

Đề số 1:

Câu 1: Thế nào là dung dịch, dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa? Hãy dẫn ra những thí dụ để minh họa.

Câu 2: Cho biết ở nhiệt độ phòng thí nghiệm khoảng 20ºC, 10 gam nước có thể hòa tan tối đa 20 gam đường; 3,6 gam muối ăn.

        a) Em hãy dẫn ra những thí dụ về khối lượng của đường, muối ăn để tạo ra những dung dịch chưa bão hòa với 10 gam nước.

        b) Em có nhận xét gì nếu người ta khuấy 25 gam đường vào 10 gam nước; 3,5 gam muối ăn vào 10 gam nước (nhiệt độ phòng thí nghiệm)?

Câu 3: Em hãy mô tả cách tiến hành những thí nghiệm sau:

        a) Chuuyển đổi từ một dung dịch NaCl bão hòa thành một dung dịch chưa bão hòa (ở nhiệt độ phòng).

        b) Chuyển đổi từ một dung dịch NaCl chưa bão hòa thành một dung dịch bão hòa (ở nhiệt độ phòng).

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1:

        - Dung dịch là hỗn hợp của dung môi và chất tan.

        - Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa thêm chất tan.

        - Dung dịch bão hòa là dung dịch không có thể hòa tan thêm chất tan.

Thí dụ: cho dần dần đường vào cốc nước, khuấy nhẹ, đều.

Nhận xét: Giai đoạn đầu đường tan trong nước tạo thành nước đường; nước đường là dung dịch, và vẫn có thể hòa tan thêm đường gọi là dung dịch chưa bão hòa. Giai đoạn sau, ta thu được nước đường nhưng không thể hòa tan thêm đường gọi là dung dịch đã bão hòa (nhận biết bằng cách lọc qua giấy lọc, có những tinh thể đường không tan).

Câu 2:

        a) Để tạo ra dung dịch chưa bão hòa với 10 gam nước thì hòa tan một lượng chưa đến 20 gam đường hoặc chưa đến 3,6 gam muối ăn.

        b) Người ta khuấy 25 gam đường vào 10 gam nước sẽ thu được dung dịch nước đường bão hòa; còn 3,5 gam muối ăn vào 10 gam nước sẽ thu được dung dịch muối ăn chưa bão hòa.

Câu 3:

        a) Pha thêm dung môi (nước) vào dung dịch NaCl bão hòa thì thu được dung dịch NaCl chưa bão hòa.

        b) Cho thêm chất tan (NaCl) vào dung dịch NaCl chưa bão hòa thành dung dịch NaCl bão hòa.

Đề số 2:

Câu 1: Xác định độ tan của muối Na2CO3 trong nước ở 18ºC. Biết rằng ở nhiệt độ này khi hòa tan hết 53 gam Na2CO3 trong 250 gam nước thì được dung dịch bão hòa.

Câu 2: Độ tan của FeBr2.6H2O ở 20ºC là 115 gam. Xác định khối lượng FeBr2.6H2O có trong 516 gam dung dịch bão hòa ở nhiệt độ trên.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1: Độ tan của muối Na2CO3 ở 18ºC là: S = (53 x 100)/250 = 21,2 (gam).

Câu 2: Trong 215 gam dung dịch FeBr2.6H2O bão hòa ở 20ºC chứa 115 gam FeBr2.6H2O.

516 gam dung dịch FeBr2.6H2O bão hòa ở 20ºC chưa x gam FeBr2.6H2O.

    x = 516x115/215 = 276 (gam)

Đề số 3:

Câu 1: Nồng độ phần trăm là gì? Viết công thức tính nồng độ phần trăm.

Câu 2: Nồng độ mol là gì? Viết công thức tính nồng độ mol.

Câu 3: Biết SK2SO4 (20°C))= 11,1 gam. Hãy tính nồng độ phần trăm của dung dịch K2SO4 bão hòa ở nhiệt độ này.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1: Nồng độ phần trăm (kí hiệu C%) của một dung dịch cho ta biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.

Công thức: C% = mct/mdd x 100% (%)

Trong đó: mct: khối lượng chất tan (gam); mdd: khối lượng dung dịch (gam).

Câu 2: Nồng độ mol (kí hiệu CM) của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch.

Công thức: CM = n/V (M hay mol/l)

Trong đó: n: số mol chất tan (mol); V: thể tích dung dịch (lít).

Câu 3: SK2SO4 (20°C))= 11,1 gam hay ở 20ºC, cứ 100 gam nước hòa tan 11,1 gam K2SO4 tạo ra dung dịch bão hòa.

        C% = 11,1/(100+11,1) x 100% + 9,99%.

Đề số 4:

Câu 1: Làm bay hơi 60 gam nước từ dung dịch có nồng độ 15%, được dung dịch mới có nồng độ 18%. Hãy xác định khối lượngc ủa dung dịch ban đầu.

Câu 2: Cân lấy 10,6 gam Na2CO3 cho vào cốc chia độ có dung tích 500ml. Rót từ từ nước cất vào cốc cho đến vạch 200ml. Khuấy nhẹ cho Na2CO3 tan hết, ta được dung dịch Na2CO3. Biết 1ml dung dịch này cho khối lượng là 1,05 gam. Hãy xác định nồng độ phần trăm (C%) và nồng độ mol của dung dịch vừa pha chế được.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1: Gọi x là khối lượng dung dịch ban đầu thì khối lượng dung dịch sau khi làm bay hơi: x – 60.

Khối lượng chất tan trong dung dịch ban đầu:

        mct = (C%.mdd)/(100%)= (15%.x)/(100%)= 0,15x

Khối lượng chất tan trong dung dịch sau khi làm bay hơi:

        mct = (C%.mdd)/(100%)= (18%(x-60))/(100%)= 0,18(x – 60)

Mà khối lượng chất tan trước và sau khi bay hơi không đổi (vì chỉ làm bay hơi nước) nên ta có:

        0,15x = 0,18(x – 60) → x = 360 gam.

Câu 2: 1ml dung dịch cho khối lượng 1,05 gam

200 ml dung dịch cho khối lượng mdd = 210 gam

Nồng độ phần trăm:

        C%(Na2CO3) = mct/mdd x 100%= 10,6/210 x 100%=5,05%

        nNa2CO3= 10,6/((2x23)+12+(3x16)) = 0,1 (mol)

        CM(Na2CO3) = 0,1/0,2 = 0,5M.

Đề số 5:

Câu 1: Độ tan là gì?

Câu 2: Tìm độ tan của một muối trong nước bằng phương pháp thực nghiệm, người ta có được những kết quả sau:

    - Nhiệt độ của dung dịch muối bão hòa là 20ºC.

    - Chén sứ nung có khối lượng 60,26 gam.

    - Chén sử đứng dung dịch muối có khối lượng 86,26 gam.

    - Khối lượng chén nung và muối kết tinh sau khi làm bay hết hơi nước là 66,26 gam.

Hãy xác định độ tan của muối ở nhiệt độ 20ºC.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1: Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa.

Câu 2: Ta có: mdd = 86,26 – 60,26 = 26 (gam)

            mct = 66,26 – 60,26 = 6 (gam)

            mH2O= mdd – mct = 26 – 6 = 20 (gam)

Ở 20ºC, cứ 20 gam nước hòa tan 6 gam muối tạo dung dịch bão hòa.

Vậy ở 20ºC, 100 gam nước hòa tan khối lượng muối là:

        S = 100x6/20 = 30 (gam)

Vậy độ tan của muối ở 20ºC là 30 gam.

....

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề kiểm tra 15 phút môn Chương 6, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?