SỞ GD VÀ ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG | ĐỀ KHẢO SÁT LẦN 1, NĂM HỌC 2018-2019 Môn: HOÁ HỌC 12 Thời gian làm bài: 90 phút |
Câu 1: Cho các chất sau đây: HCHO, CH3OH, CH3COOH, CH3 – O- CH3, HCOOH, CH2 = CH – CHO.
Số chất có phản ứng tráng gương là ?
A. 4 B. 2 C. 5 D. 3
Câu 2: Có bao nhiêu ancol đồng phân, công thức phân tử C3H8O?
A. 3 B. 4 C. 1 D. 2
Câu 3: Hỗn hợp gồm 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức và 0,1 mol muối của axit đó với kim loại kềm có tổng khối lượng là 15,8 gam. Tên của axit trên là
A. axit butanoic. B. axit propanoic. C. axit metanoic. D. axit etanoic.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp các este no, đơn chức mạch hở. Sản phẩm cháy được dẫn vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 12,4 gam. Khối lượng kết tủa tạo ra là
A. 12,40 gam B. 10,00 gam C. 28,18 gam D. 20,00 gam
Câu 5: Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng với
A. dd AgNO3/NH3, đun nóng. B. Cu(OH)2 , t0 thường
C. thuỷ phân trong môi trường axit D. dd Br2
Câu 6: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
(d) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.
(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
(g) Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với dd brom
Số phát biểu đúng là :
A. 5. B. 3. C. 6. D. 4.
Câu 7: Đốt cháy hỗn hợp 2 anđehit thuộc cùng dãy đồng đẳng thu được thể tích khí CO2 bằng thể tích hơi nước (đo cùng điều kiện). Hai anđehit trên thuộc
A. no, mạch vòng, đơn chức. B. no, mạch hở, 2 chức
C. no, mạch hở, đơn chức. D. không no, có một liên kết đôi C = C, đơn chức.
Câu 8: Este X chứa vòng benzen và có CTPT C9H8O2. X dễ dàng làm mất màu nước brom. Thủy phân X trong môi trường kiềm thu được một anđehit và một muối. Số đồng phân thỏa mãn điều kiện trên là ?
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 9: Khi thuỷ phân tristearin trong môi trường axit ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol. B. C17H35COOH và glixerol.
C. C17H33COOH và glixerol. D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 10: Cho glixeryl trioleat (hay triolein) lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Câu 11: Cho hỗn hợp X gồm metanol, etylen glicol, glyxerol, etyl metacrylat, metyl propionat, etyl axetat trong đó số mol metanol và glyxerol bằng nhau. Biết 24,2 gam X có thể cộng tối đa 0,12 mol Br2 trong dung dịch. Mặt khác 24,2 gam X tác dụng với kim loại Na dư thu được 2,688 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn 24,2 gam X cần dùng V lít khí O2 (đktc) sinh ra V’ lít khí CO2 (đktc) và m gam nước. Kết luận đúng là
A. Giá trị của m là 19,8 B. Không thể chứng minh các kết luận đó
C. Giá trị của V’ là 22,4 D. Giá trị của V là 36,96
Câu 12: Phản ứng giữa C2H5OH với CH3COOH (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng) là phản ứng:
A. este hóa. B. trùng hợp. C. trùng ngưng. D. xà phòng hóa.
Câu 13: Dãy gồm các chất đều điều chế trực tiếp được axit axetic là:
A. C2H5OH, CH3CHO, CH3OH B. C2H5OH, CH3CHO, C2H6
C. C3H5OH, CH3CHO, C2H5OH D. C2H5OH, CH3CHO, CH3OCH3
Câu 14: Cho 10,6 gam hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với kim loại Na dư, thu được 2,24 lít khí(đktc). Hai ancol đó là:
A. CH3OH và C2H5OH B. C3H7OH và C4H9OH
C. C2H5OH và C3H7OH D. C2H5OH và C3H5OH
Câu 15: Chất thuộc loại đisaccarit là
A. fructozơ. B. glucozơ. C. saccarozơ. D. xenlulozơ.
Câu 16: Hỗn hợp X gồm axit Y đơn chức và axit Z hai chức (Y, Z có cùng số nguyên tử cacbon). Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng hết với Na, sinh ra 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần hai, sinh ra 26,4 gam CO2. Công thức cấu tạo thu gọn và phần trăm về khối lượng của Z trong hỗn hợp X lần lượt là
A. HOOC-CH2-COOH và 70,87%. B. HOOC-COOH và 60,00%.
C. HOOC-CH2-COOH và 54,88%. D. HOOC-COOH và 42,86%.
Câu 17: Cho 3,6 gam anđehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với một lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Hoà tan hoàn toàn m gam Ag bằng dung dịch HNO3 đặc, sinh ra 2,24 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Công thức của X là
A. C3H7CHO. B. HCHO. C. C2H5CHO. D. C4H9CHO.
Câu 18: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,6 gam CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 8,2. B. 16,4. C. 9,6. D. 19,2.
Câu 19: Vinyl axetat có công thức là
A. CH3COOCH=CH2. B. CH3COOCH3.
C. HCOOCH3. D. CH2=CHCOOCH3.
Câu 20: Este no, đơn chức, mạch hở có CTPTTQ là
A, CnH2nO2 ( n ). B. CnH2nO2 ( n 2). C. CnH2n-2O2 ( n 2). D. CnH2n+2O2 ( n 2).
Câu 21: Cho hỗn hợp X gồm một ester E và hai axit cacboxylic A và B đơn chức, mạch hở. Biết E và A là đồng phân của nhau; hai axit A và B có tổng số C trong phân tử không lớn hơn 5. Đốt cháy hoàn toàn 9,6 gam X thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam nước. Mặt khác nếu cho 9,6 gam X tác dụng với Na dư thu được 0,84 lít khí H2. Nếu cho 9,6 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH dư thì khối lượng muối thu được là
A. 12,75g B. 12,90g C. 11,85g D. 10,95g
Câu 22: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 23: Oxi hoá 1,2 gam CH3OH bằng CuO nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp X (gồm HCHO, H2O và CH3OH dư). Cho toàn bộ X tác dụng với lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3, được 12,96 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng oxi hoá CH3OH là
A. 70,4%. B. 76,6%. C. 65,5%. D. 80,0%.
Câu 24: Số đồng phân thơm có cùng CTPT C7H8O tác dụng được với dd NaOH là
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4
Câu 25: Este nào sau đây khi thuỷ phân cho sản phẩm có hai chất tham gia phản ứng tráng gương ?
A. CH3 – COOCH = CH2 B. HCOOCH2 – CH = CH2
C. HCOOCH = CH – CH3 D. HCOOCH2 – CH3
Câu 26: Thực hiện các thí nghiệm sau:
TN 1 : Trộn 0,015 mol ancol no X với 0,02 mol ancol no Y rồi cho tác dụng hết với Na thì thu được 1,008 lít H2.
TN 2 : Trộn 0,02 mol ancol X với 0,015 mol ancol Y rồi cho hợp tác dụng hết với Na thì thu được 0,952 lít H2.
TN 3 : Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp ancol như trong thí nghiệm 1 rồi cho tất cả sản phẩm cháy đi qua bình đựng CaO mới nung, dư thấy khối lượng bình tăng thêm 6,21 gam. Biết thể tích các khi đo ở đktc. Công thức 2 ancol là
A. C2H4(OH)2 và C3H5(OH)3. B. C2H5OH và C3H6(OH)2.
C. CH3OH và C3H5(OH)3. D. C3H6 (OH)2 và C3H5(OH)3.
Câu 27: Giấm ăn là dung dịch có nồng độ 2 – 5% của:
A. Axit propionic. B. Axit axetic. C. Axit fomic. D. Axit acrylic.
Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo X, thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 8 mol. Mặt khác a mol chất béo X trên tác dụng tối đa với 600 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là
A. 0,15 B. 0,10 C. 0,30 D. 0,20
Câu 29: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là:
A. CH3CHO, C2H5OH, HCOOH, CH3COOH.
B. CH3COOH, C2H5OH, HCOOH, CH3CHO.
C. CH3COOH, HCOOH, C2H5OH, CH3CHO.
D. HCOOH, CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO
Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 4,03 gam triglixerit X bằng một lượng oxi vừa đủ, cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 25,5 gam kết tủa và khối lượng dung dịch thu được giảm 9,87 gam so với khối lượng nước vôi trong ban đầu. Mặt khác, khi thủy phân hoàn toàn 8,06 gam X trong dụng dịch NaOH (dư) đun nóng, thu được dung dịch chưa a gam muối. Giá trị của a là
A. 4,87. B. 9,74. C. 8,34. D. 7,63.
...
Trên đây là phần trích dẫn Đề khảo sát chất lượng lần 1 năm 2018-2019 Trường THPT Đoàn Thượng, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!