Đề cương trắc nghiệm Sinh học 11 - Chương II Cảm ứng (Động vật)

ĐỀ CƯƠNG TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 11 - HKII
CHƯƠNG II: CẢM ỨNG (ĐỘNG VẬT)

Câu 1: Phản xạ là gì?

a/ Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể.

b/ Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời lại các kích thích bên trong cơ thể.

c/ Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích chỉ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.

d/ Phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể.

Câu 2: Cảm ứng của động vật là:

a/ Phản ứng lại các kích thích của một số tác nhân môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.

b/ Phản ứng lại các kích thích của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.

c/ Phản ứng lại các kích thích định hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.

d/ Phản ứng đới với kích thích vô hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.

Câu 3: Cung phản xạ diễn ra theo trật tự nào?

a/ Bộ phận tiếp nhận kích thích  →  Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → Bộ phận phản hồi thông tin.

b/ Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận thực hiện phản ứng → Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → Bộ phận phản hồi thông tin.

c/ Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → Bộ phận thực hiện phản ứng.

d/ Bộ phận trả lời kích thích→ Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận thực hiện phản ứng.

Câu 4: Hệ thần kinh của giun dẹp có:

a/ Hạch đầu, hạch thân.        b/ Hạch đầu, hạch bụng.   

c/ Hạch đầu, hạch ngực.        d/ Hạch ngực, hạch bụng.

Câu 5: Ý nào không đúng đối với phản xạ?

a/ Phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh.

b/ Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ.

c/ Phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm  ứng.

d/ Phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng.

Câu 6: Ý nào không đúng với cảm ứng của ruột  khoang?

a/ Cảm ứng ở toàn bộ cơ thể.

b/ Toàn bộ cơ thể co lại khi bị kích thích.

c/ Tiêu phí nhiều năng lượng.     

d/ Tiêu phí ít năng lượng.

Câu 7: Cung phản xạ diến ra theo trật tự nào?

a/ Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → Hệ thần kinh →Cơ, tuyến.

b/ Hệ thần kinh →Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → Cơ, tuyến.

c/ Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → Cơ, tuyến → Hệ thần kinh.

d/ Cơ, tuyến →Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → Hệ thần kinh.

Câu 8: Phản xạ của động vật có hệ thần kinh lưới khi bị kích thích là:

a/ Duỗi thẳng cơ thể .            b/ Co toàn bộ cơ thể.

c/ Di chuyển đi chỗ khác,       d/ Co ở phần cơ thể bị kích thích.

Câu 9: Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được tạo thành do:

a/ Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo chiều dài cơ thể.

b/ Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo lưng và bụng.

c/ Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo lưng.

d/ Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch được phân bố ở một số phần cơ thể.

Câu 10: Phản xạ ở động vật có hệ lưới thần kinh diễn ra theo trật tự nào?

a/ Các tế bào cảm giác tiếp nhận kích thích → Chuổi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → Các cơ và nội quan thực hiện phản ứng.

b/ Các giác quan tiếp nhận kích thích → Chuổi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → Các nội quan thực hiện phản ứng.

c/ Các giác quan tiếp nhận kích thích → Chuổi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → Các tế bào mô bì, cơ.

d/ Chuổi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → Các giác quan tiếp nhận kích thích → Các cơ và nội quan thực hiện phản ứng.

Câu 11: Ý nào không đúng với cảm ứng động vật đơn bào?

a/ Co rút chất nguyên sinh.       b/ Chuyển động cả cơ thể.

c/ Tiêu tốn năng lượng.              d/ Thông qua phản xạ.

Câu 12: Ý nào không đúng với đặc điểm của hệ thần kinh chuổi hạch?

a/ Số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới.

b/ Khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên.

c/ Phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới.

d/ Phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới.

Câu 13: Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh lưới diễn ra theo trật tự nào?

a/ Tế bào cảm giác → Mạng lưới thần kinh → Tế bào mô bì cơ.

b/ Tế bào cảm giác → Tế bào mô bì cơ → Mạng lưới thần kinh.

c/ Mạng lưới thần kinh → Tế bào cảm giác → Tế bào mô bì cơ.

d/ Tế bào mô bì cơ→ Mạng lưới thần kinh → Tế bào cảm giác.

Câu 14: Thân mềm và chân khớp có hạch thần kinh phát triển là:

a/ Hạch ngực.                                             b/ Hạch não.

c/ Hạch bụng.                                              d/ Hạch lưng.

Câu 15: Hệ thần kinh của côn trùng có:

a/ Hạch đầu, hạch ngực, hạch lưng.

b/ Hạch đầu, hạch thân, hạch lưng.

 c/ Hạch đầu, hạch bụng, hạch lưng.

 d/ Hạch đầu, hạch ngực, hạch bụng.

Câu 16: Côn trùng có hệ thần kinh nào tiếp nhận kích thích từ các giác quan và điều khiển các hoạt động phức tạp của cơ thể?

a/ Hạch não.   b/ hạch lưng.  c/ Hạch bụng. d/ Hạch ngực.

Câu 17: Hệ thần kinh dạng lưới được tạo thành do:

a/ Các tế bào thần kinh rải rác dọc theo khoang cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.

b/ Các tế bào thần kinh phân bố đều trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.

c/ Các tế bào thần kinh rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.

d/ Các tế bào thần kinh phân bố tập trung ở một số vùng trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.

Câu 18: Tốc độ cảm ứng của động vật so với thực vật như  thế nào?

a/ Diễn ra ngang bằng.             b/ Diễn ra chậm hơn một chút.

c/ Diễn ra chậm hơn nhiều.         d/ Diễn ra nhanh hơn.

Câu 19: Phản xạ phức tạp thường là:

a/ Phản xạ có điều kiện, trong đó có sự tham gia của một số ít tế bào thần kinh trong đó có các tế bào vỏ não.

b/ Phản xạ không điều kiện, có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh trong đó có các tế bào vỏ não.

c/ Phản xạ có điều kiện, trong đó có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh trong đó có các tế bào tuỷ sống.

d/ Phản xạ có điều kiện, trong đó có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh trong đó có các tế bào vỏ não.

Câu 20: Bộ phận của não phát triển nhất là:

a/ Não trung gian.                          b/ Bán cầu đại não.

c/ Tiểu não và hành não.                d/ Não giữa.

Câu 21: Hệ thần kinh ống gặp ở động vật nào?

a/ Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.

b/ Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun đốt.

c/ Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, thân mềm.

d/ Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun tròn.

Câu 22: Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ co ngón  tay?

a/ Là phản xạ có tính di truyền.   b/ Là phản xạ bẩm sinh.

c/ Là phản xạ không điều kiện.     d/ Là phản xạ có điều kiện.

Câu 23: Hệ thần kinh ống được tạo thành từ hai phần rõ rệt là:

a/ Não và thần kinh ngoại biên.  

b/ Não và tuỷ sống.

c/ Thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên.

d/ Tuỷ sống và thần kinh ngoại biên.

Câu 24: Bộ phận đóng vai trò điều khiển các hoạt động của cơ thể là:

a/ Não giữa.                                b/ Tiểu não và hành não.

c/ Bán cầu đại não.                      d/ Não trung gian.

Câu 25: Não bộ trong hệ thần kinh ống có những phần nào?

a/ Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và trụ não.

b/ Bán cầu đại não, não trung gian, củ não sinh tư, tiểu não và hành não.

c/ Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành não.

d/ Bán cầu đại não, não trung gian, cuống não, tiểu não và hành não.

Câu 26: Phản xạ đơn giản thường là:

a/ Phản xạ không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số lượng lớn tế bào thần kinh và thường do tuỷ sống điều khiển.

b/ Phản xạ không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số ít tế bào thần kinh và thường do não bộ điều khiển.

c/ Phản xạ không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số ít tế bào thần kinh và thường do tuỷ sống điều khiển.

d/ Phản xạ có điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số lượng lớn tế bào thần kinh và thường do tuỷ sống điều khiển.

Câu 27: Ý nào không đúng với phản xạ không điều kiện?

a/ Thường do tuỷ sống điều khiển.

b/ Di truyền được, đặc trưng cho loài.

c/ Có số lượng không hạn chế.

d/ Mang tính bẩm sinh và bền vững.

Câu 28: Ý nào không đúng với đặc điểm phản xạ có điều kiện?

a/ Được hình thành trong quá trình sống và không bền vững.

b/ Không di truyền được, mang tính cá thể.

c/ Có số lượng hạn chế.                 

d/ Thường do vỏ não điều khiển.

Câu 29: Căn cứ vào chức năng hệ thần kinh có thể phân thành:

a/ Hệ thần kinh vận điều khiển vận động hoạt động theo ý muốn và hệ thần kinh si dưỡng điều khiển các hoạt động của các cơ vân trong hệ vận động.

b/ Hệ thần kinh vận điều khiển những hoạt động của các nội quan và hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển những hoạt động không theo ý muốn.

c/ Hệ thần kinh vận động điều khiển những hoạt động không theo ý muốn và thần kinh kinh sinh dưỡng điều khiển những hoạt động theo ý muốn.

d/ Hệ thần kinh vận động điều khiển những hoạt động theo ý muốn và hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển những hoạt động không theo ý muốn.

Câu 30: Cung phản xạ “co ngón tay của người” thực hiện theo trật tự nào?

a/ Thụ quan đau ở da → Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ → Tuỷ sống → Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ → Các cơ ngón ray.

b/ Thụ quan đau ở da → Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ → Tuỷ sống → Các cơ ngón ray.

c/ Thụ quan đau ở da → Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ → Tuỷ sống → Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ → Các cơ ngón ray.

d/ Thụ quan đau ở da → Tuỷ sống → Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ → Các cơ ngón ray.

Câu 31: Điện thê nghỉ được hình thành chủ yếu do các yếu tố nào?

a/ Sự phân bố ion đồng đều, sự di chuyển của ion và tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion.

b/ Sự phân bố ion không đều, sự di chuyển của ion và tính thấm không chọn lọc của màng tế bào với ion.

c/ Sự phân bố ion không đều, sự di chuyển của ion theo hướng đi ra và tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion.

d/ Sự phân bố ion không đều, sự di chuyển của ion sự di chuyển của ion theo hướng đi vào và tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion.

Câu 32: Ý nào không đúng đối với sự tiến hoá của hệ thần kinh?

a/ Tiến hoá theo hướng dạng lưới àChuổi hạch à Dạng ống.

b/ Tiến hoá theo hướng tiết kiệm năng lượng trong phản xạ.

c/ Tiến hoá theo hướng phản ứng chính xác và thích ứng trước kích thích của môi trường

d/ Tiến hoá theo hướng tăng lượng phản xạ nên cần nhiều thời gian để phản ứng.

Câu 33: Vì sao trạng thái điện thế nghỉ, ngoài màng mang điện thế dương?

a/ Do Na+ mang điện tích dương khi ra ngoài màng bị lực hút tĩnh điện ở phía mặt trong của màng nên nằm sát màng.

b/ Do K+ mang điện tích dương khi ra ngoài màng bị lực hút tĩnh điện ở phía mặt trong của màng nên nằm sát màng.

c/ Do K+ mang điện tích dương khi ra ngoài màng tạo cho ở phía mặt trong của màng mang điện tích âm.

d/ Do K+ mang điện tích dương khi ra ngoài màng tạo ra nồng độ của nó cao hơn ở phía mặt trong của màng.

Câu 34: Vì sao K+ có thể khuếch tán từ trong ra ngoài màng  tế bào?

a/ Do cổng K+ mở và nồng độ bên trong màng của K+ cao.

b/ Do K+ có kích thước nhỏ.

c/ Do K+ mang điện tích dương.

d/ Do K+ bị lực đẩy cùng dấu của Na+.

Câu 35: Điện thế nghỉ là:

a/ Sự không chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương.

b/ Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện dương và ngoài màng mang điện âm.

c/ Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương.

d/ Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương.

Câu 36: Sự phân bố ion K+ và ion Na+ ở điện thế nghỉ trong và ngoài màng tế bào như thế nào?

a/ Ở trong tế bào, K+ có nồng độ thấp hơn và Na+ có nồng độ cao hơn so với bên ngoài tế bào.

b/ Ở trong tế bào, K+ và Na+ có nồng độ cao hơn so với bên ngoài tế bào.

c/ Ở trong tế bào, K+ có nồng độ cao hơn và Na+ có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài tế bào.

d/ Ở trong tế bào, K+ và Na+ có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài tế bào.

Câu 37: Hoạt động của bơm Na+ - K+ để duy trì điện thế nghỉ như thế nào?

a/ Vận chuyển K+ từ trong ra ngoài màng giúp duy trì nồng độ K+ giáp màng ngoài tế  bào luôn cao và tiêu tốn năng lượng.

b/ Vận chuyển K+ từ ngoài trả vào trong màng giúp duy trì nồng độ K+ ở trong tế bào luôn tế bào luôn cao và không tiêu tốn năng lượng.

c/ Vận chuyển K+ từ ngoài trả vào trong màng giúp duy trì nồng độ K+ ở trong tế bào luôn tế bào luôn cao và tiêu tốn năng lượng.

d/ Vận chuyển Na+ từ trong ra ngoài màng giúp duy trì nồng độ Na+ giáp màng ngoài tế bào luôn thấp và tiêu tốn năng lượng.

Câu 38: Vì sao sự lan truyền xung thần kinh trên sợi có bao miêlin lại “nhảy cóc”?

a/ Vì sự thay đổi tính thấm của mang chỉ xảy ra tại các eo Ranvie.

b/ Vì đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng.

c/ Vì giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách  điện.

d/ Vì tạo cho tốc độ truyền xung nhanh.

Câu 39: Điện thế hoạt động là:

a/ Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực.

b/ Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực.

c/ Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực, mất phân cực và tái phân cực.

d/ Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực và tái phân cực.

Câu 40: Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học nàm ở bộ phận nào của xinap?

a/ Màng trước xinap.                                 b/ Khe xinap.

c/ Chuỳ xinap.                                           d/ Màng sau xinap.

Câu 41: Vì sao trong điện thế hoạt động xảy ra giai đoạn tái phân cực?

a/ Do Na+ đi vào ồ ạt, làm mặt ngoài màng tế bào tích điện âm, còn mặt trong tích điện âm.

b/ Do K+ đi ra ồ ạt, làm mặt ngoài màng tế bào tích điện dương, còn mặt trong tích điện âm.

c/ Do Na+ đi vào ồ ạt, làm mặt ngoài màng tế bào tích điện dương, còn mặt trong tích điện âm.

d/ Do Na+ đi vào ồ ạt, làm mặt ngoài màng tế bào tích điện âm, còn mặt trong tích điện dương.

Câu 42: Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao miêlin là:

a/ Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm và ít tiêu tốn năng lượng.

b/ Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm chạp và tiêu tốn nhiều năng lượng.

c/ Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và ít tiêu tốn năng lượng.

d/ Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và tiêu tốn nhiều năng lượng.

Câu 43: Hoạt động của bơm ion Na+ - K+ trong lan truyền xung thần kinh như thế nào?

a/ Khe xinap → Màng trước xinap→Chuỳ xinap → Màng sau xinap.

b/ Màng trước xinap → Chuỳ xinap → Khe xinap→ Màng sau xinap.

c/ Màng trước xinap →Khe xinap → Chuỳ xinap → Màng sau xinap.

d/ Chuỳ xinap → Màng trước xinap → Khe xinap → Màng sau xinap.

Câu 44: Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự nào?

a/ Khe xinap → Màng trước xinap→Chuỳ xinap→ Màng sau xinap.

b/ Màng trước xinap→ Chuỳ xinap → Khe xinap → Màng sau xinap.

c/ Màng sau xinap → Khe xinap → Chuỳ xinap → Màng trước xinap.

d/ Chuỳ xinap→ Màng trước xinap → Khe xinap → Màng sau xinap.

Câu 45: Chất trung gian hoá học nằm ở bộ phận nào của xinap?

a/ Màng trước xinap.                                  b/ Chuỳ xinap.

c/ Màng sau xinap.                                    d/ Khe  xinap.

Câu 46: Chất trung gian hoá học phổ biến nhất ở động vật có vú là:

a/ Axêtincôlin và đôpamin.        b/ Axêtincôlin và Sêrôtônin.

c/ Sêrôtônin và norađrênalin.    d/ Axêtincôlin và norađrênalin.

Câu 47: Vì sao trong điện thế hoạt động xảy ra giai đoạn mất phân cực?

a/ Do K+ đi vào làm trung hoà điện tích âm trong màng.

 b/ Do Na+ đi vào làm trung hoà điện tích âm trong màng.

c/ Do K+ đi ra làm trung hoà điện tích trong và ngoài màng tế bào.

d/ Do Na+ đi ra làm trung hoà điện tích trong và ngoài màng tế bào.

Câu 48: Xinap là:

a/ Diện tiếp xúc giữa các tế bào ở cạnh nhau.

b/ Diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào tuyến.

c/ Diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào cơ.

d/ Diện tiếp xúc chỉ giữa các tế bào thần kinh với nhau hay với các tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến…).

Câu 49: Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục không có bao miêlin diễn ra như thế nào?

a/ Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do mất phân cực đến tái phân cực rồi đảo cực.

b/ Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do cực rồi đảo cự đến mất phân cực rồi tái phân c.

c/ Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do mất phân cực đến đảo cực rồi tái phân cực.

d/ Xung thần kinh lan truyền không liên tục từ vùng này sang vùng khác do mất phân cực đến đảo cực  rồi tái phân cực.

Câu 50: Vì sao trong điện thế hoạt động xảy ra giai đoạn đảo cực?

a/ Do K+ đi ra nhiều, làm mặt ngoài màng tế bào tích điện dương, còn mặt trong tích điện âm.

b/ Do K+ đi vào còn dư thừa, làm mặt trong màng tế bào tích điện dương, còn mặt ngoài tích điện âm.

c/ Do Na+ ra nhiều, làm mặt ngoài màng tế bào tích điện dương, còn mặt trong tích điện âm.

d/ Do Na+ đi vào còn dư thừa, làm mặt ngoài màng tế bào tích điện dương, còn mặt trong tích điện âm.

{-- xem đầy đủ nội dung và đáp án ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung đề cương ôn tập Sinh học 11 năm 2019. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?