PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO TUY HÒA
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HỮU THỌ - NĂM HỌC: 2017 - 2018
ĐỀ CƯƠNG - NỘI DUNG ÔN THI
MÔN: CÔNG NGHỆ 8 HKI
Học sinh:……………………………………………………Lớp:………….
{--Để xem đầy đủ nội dung các em vui lòng chọn Xem online hoặc Tải về.
Ngoài ra, các em có thể thực hành làm bài thi trực tuyến tại Đề thi trắc nghiệm Công Nghệ 8 Học kì I có đáp án--}
Câu 1 : Em hãy kể tên các hình chiếu và cho biết vị trí của các hình chiếu trên bản vẽ kỹ thuật?
Các hình chiếu gồm có :Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh.
Vị trí các hình chiếu trên bản vẽ kĩ thuật được bố trí như sau:
-
Hình chiếu đứng nằm ở góc trên, bên trái bản vẽ.
-
Hình chiếu cạnh nằm ở bên phải hình chiếu đứng.
-
Hình chiếu bằng nằm phía dưới hình chiếu đứng.
Câu 2 : Em hãy cho biết vật liệu cơ khí chia làm mấy loại chính ? Kể tên?Em hãy nêu đặc điểm , thành phần cấu tạo và phân loại kim loại đen?
-
Vật liệu cơ khí gồm 2 loại chính: Vật liệu kim loại và vật liệu phi kim.
-
Thành phần chủ yếu của kim loại đen là sắt(Fe) và cacbon(C).
-
Kim loại đen được chia làm 2 loại là: Thép ( thép cacbon, thép hợp kim) và Gang( Gang xám, gang trắng, gang dẻo)
* Thép: Thành phần tỷ lệ cacbon trong vật liệu ≤ 2,14% .
* Gang: Thành phần tỷ lệ cacbon trong vật liệu > 2,14%.
Tỉ lệ cacbon trong kim loại càng cao thì kim loại càng cứng và giòn.
Câu 3: Em hãy cho biết chi tiết máy là gì? Các chi tiết máy được lắp ghép với nhau bằng các mối ghép nào? Cho ví dụ tương ứng với các mối ghép?
-
Chi tiết máy: Là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.
-
Các chi tiết máy được lắp ghép với nhau theo 2 kiểu mối ghép sau:
-
Mối ghép cố định : Như mối ghép bằng đinh tán, mối ghép hàn, mối ghép bằng ren( bulông, đai ốc, vít…)
-
Mối ghép động: Mối ghép bảng lề, ổ trục, mối ghép pit-tông – xilanh, mối ghép sống trượt – rãnh trượt…
Câu 4 : Em hãy kể tên 2 bộ truyền chuyển động phổ biến? Truyền động ma sát – truyền động đai là gì? Tỉ lệ truyền i được xác định theo công thức nào?
-
2 bộ truyền chuyển động chính là:
-
Truyền động ma sát – truyền động đai (hệ thống truyền động xe máy loại xe tay ga).
-
Truyền động ăn khớp: Truyền động bánh răng và truyền động xích.
-
-
Truyền động ma sát – truyền động đai: Là cơ cấu chuyển động quay nhờ lực ma sát giữa các mặt tiếp xúc của vật dẫn và vật bị dẫn.( Trong đó: Vật dẫn là vật truyền chuyển động, vật bị dẫn là vật nhận chuyển động)
-
Tỉ số truyền i được xác định bởi công thức:
i = nbd/nd=n2/n1=D1/D2=Z1/Z2 |
Trong đó: nbd (n2) là tốc độ bánh bị dẫn ( vòng/ phút)
nd (n1) là tốc độ bánh dẫn (vòng/phút).
D1, Z1 tương ứng là đường kính (mm), số răng bánh dẫn.
D2, Z2 tương ứng là đường kính (mm), số răng bánh bị dẫn
Bài Tập áp dụng ( BT4/ sgk.101)
Câu 5 :Điện năng là gì? Em hãy kể tên các nhà máy sản xuất điện năng chính ? Ở đất nước ta, sản xuất điện năng có thể áp dụng các nhà máy nào?
-
Điện năng là gì: Năng lượng của dòng điện ( Công của dòng điện) được gọi là điện năng. ( công thức: A=P.t sgk.167)
-
Các nhà máy sản xuất điện năng chính: Nhà máy nhiệt điện, nhà máy thuỷ điện, nhà máy điện nguyên tử.
-
Ở nước ta sản xuất điện năng áp dụng : Nhà máy nhiệt điện và nhà máy thuỷ điện.
Câu 6 : Cho biết sự khác nhau về tính chất của vật liệu kim loại và phi kim loại?
-
Vật liệu kim loại : dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, khó gia công, bị oxy hóa, vật liệu có ánh kim
-
Vật liệu phi kim loại : dẫn điện, dẫn nhiệt kém, dễ gia công, không bị oxy hóa, ít bị mài mòn, vật liệu không có ánh kim.
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung Đề cương ôn thi học kì I môn Công Nghệ 8 của trường THCS Nguyễn Hữu Thọ- TP. Tuy Hòa năm học 2017-2018
Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !