Đề cương ôn tập và kiểm tra HK2 môn Vật Lý 10 trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ MINH KHAI

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HK2 MÔN VẬT LÝ 10

 

I. MỘT SỐ CÂU HỎI GIÁO KHOA

Câu 1: Động lượng là gì? Viết biểu thức và nêu rõ các đại lượng trong biểu thức tính động lượng.

            Động lượng của một vật có khối lượng m, chuyển động với vận tốc  là một đại lượng được xác định bằng tích số của khối lượng và vận tốc của vật đó.

            Biểu thức: \(\vec p = m\vec v\)

            Trong đó: \(\vec p\)  là động lượng (kg.m/s); m là khối lượng (kg); v là vận tốc (m/s).

Câu 2: Phát biểu và viết biểu thức định luật bảo toàn động lượng.

            Vector tổng động lượng của một hệ cô lập được bảo toàn.

             \(\vec p\) = const

Câu 3: Phát biểu định luật II Newton về mối liên hệ giữa độ biến thiên động lượng và xung lượng của lực.

            Độ biến thiên động lượng trong một khoảng thời gian nào đó bằng xung lượng của tất cả các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó. 

Câu 4: Định nghĩa và biểu thức tính công cơ học. Thế nào là công phát động, công cản, lực phát động và lực cản.

            Công của lực F tác dụng lên vật làm dịch chuyển vật một đoạn đường s được xác định bởi biểu thức: A = F.s.cos α

            Trong đó: A là công (J), F là độ lớn lực tác dụng lên vật (N), s là quãng đường vật dịch chuyển (m), α là góc tạo bởi phương của lực F và phương chuyển động.

            Công có giá trị dương gọi là công phát động, lực tác dụng sinh công dương gọi là lực phát động. Công có giá trị âm gọi là công cản, lực tác dụng sinh công âm được gọi là lực cản.

Câu 5: Định nghĩa và viết biểu thức tính công suất.

            Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.

            Hoặc: Công suất là đại lượng được xác định bằng thương số giữa công sinh ra và thời gian thực hiện công đó.

            Biểu thức: P = A/t

            Trong đó: P là công suất có đơn vị là Watt (W);        A: công có đơn vị là Joule (J).

+ Lưu ý: Trong chuyển động thẳng đều, công suất còn được tính bởi công thức: P = F.v (*)

            Biểu thức (*) còn sử dụng để tính công suất tức thời trong chuyển động bất kì, trong đó F và v là độ lớn của lực tác dụng và tốc độ của vật tại thời điểm t đang xét.

Câu 6: Định nghĩa và viết biểu thức tính động năng. Mối liên hệ giữa công của lực tác dụng và độ biến thiên của động năng.

            Động năng của một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v được xác định bằng biểu thức: Wđ = mv².

Trong đó: Wđ là động năng của vật (J); m là khối lượng của vật (kg); v là vận tốc của vật (m/s).

            Mối liên hệ giữa công của lực tác dụng và độ biến thiên của động năng: Độ biến thiên động năng của vật bằng công của ngoại lực tác dụng lên vật, nếu công này dương thì động năng tăng và nếu công này âm thì động năng giảm.

            ΔWđ = Wđ2 – Wđ1 = A.

Câu 7: Định nghĩa cơ năng và phát biểu định luật bảo toàn cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường. Viết biểu thức cơ năng.

            Định nghĩa cơ năng: Cơ năng của một vật là tổng động năng có được do vật chuyển động và thế năng có được do vật tương tác.

            Biểu thức tổng quát: W = Wđ + Wt.

            Đối với cơ năng trọng trường: W = mv² + mgz;

            Đối với cơ năng đàn hồi: W = mv² + k(Dl)²

            Định luật bảo toàn cơ năng của vật chuyển động trong trường trọng lực: Khi vật chuyển động chỉ chịu tác dụng của trọng lực, luôn có sự biến đổi qua lại giữa động năng và thế năng, nhưng tổng của chúng, tức là cơ năng được bảo toàn.

            Biểu thức: W = mv² + mgz = const

+ Lưu ý: Đối với hệ không cô lập chảng hạn như trường hợp có ngoại lực do ma sát hoặc lực cản, thì cơ năng không được bảo toàn, và độ biến thiên của cơ năng bằng công của ngoại lực tác dụng lên vật. Công thức: ΔW = AF.

Câu 8: Những nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí.

            + Chất khí cấu tạo từ các phân tử và chúng luôn chuyển động nhiệt hỗn loạn, không ngừng.

            + Khoảng cách giữa các phân tử chất khí rất lớn so với kích thước của chúng, nên lực tương tác giữa các phân tử chất khí rất nhỏ. Chính vì vậy mà chất khí không có hình dạng và thể tích xác định, và luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa.

            + Các chất khí khi chuyển động nhiệt hỗn loạn, va chạm vào nhau, và va chạm vào thành bình gây nên áp suất chất khí.

            + Vận tốc trung bình chuyển động của các phân tử phụ thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng thì các phân tử chất khí chuyển động càng nhanh.

Câu 9: Phát biểu định luật Boyle – Mariotte; Charles và Gay lussac.

1. Định luật Boyle – Mariotte: Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí xác định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích.

            p ~  hay pV = const.

            Lưu ý: Định luật áp dụng cho hai trạng thái (1) và (2): p1V1 = p2V2.

2. Định luật Charles: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí xác định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.

            p ~ T hay  = const. Áp dụng cho hai trạng thái:

3. Định luật Gay lussac: Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí xác định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyết đối.

            V ~ T hay  = const. Áp dụng cho hai trạng thái:

II. BÀI TẬP ÁP DỤNG

Bài 1: Từ độ cao 30m so với mặt đất, một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 10m/s. Bỏ qua sức cản của không khí, lấy g = 10 m/s².

a. Khi vật ở độ cao nào so với mặt đất thì vật có động năng bằng thế năng.

b. Xác định vận tốc của vật tại vị trí vật có độ cao là 5m.

c. Khi vật có độ cao nào so với mặt đất thì vận tốc của vật là 5m/s.

Bài 2: Từ mặt đất, một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 20m/s. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10m/s².

a. Khi vật ở độ cao bao nhiêu so với mặt đất, vật có vận tốc 10 m/s.

b. Khi vật ở độ cao 10 m so với mặt đất, vận tốc của vật là bao nhiêu?

c. Tính độ cao cực đại mà vật đạt được.

Bài 3: Từ độ cao 15m so với mặt đất, một vật có khối lượng 2kg được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 10m/s. Bỏ qua sức cản không khí, lấy gốc thế năng tại mặt đất và g = 10m/s².

a. Tính cơ năng của vật.

b. Khi vật có động năng 300J thì vật ở vị trí nào?

c. Khi vật có thế năng 250J thì vật có vận tốc là bao nhiêu?

d. Tính độ cao cực đại vật đạt được.

e. Xác định vận tốc khi vật chạm đất.

Bài 4: Từ vị trí trí có độ cao 4m so với mặt đất, một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 10 m/s. Lấy g = 10m/s² và chọn gốc thế năng tại mặt đất.

a. Tính cơ năng của vật.

b. Xác định vị trí và vận tốc của vật mà tại đó vật có động năng bằng hai lần thế năng.

c. Tính vận tốc của vật khi chạm đất.

Bài 5: Từ độ cao 10m so với mặt đất, một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 15m/s. Lấy g = 10 m/s².

a. Tính độ cao cực đại mà vật đạt được.

b. Ở vị trí nào của vật thì vật có động năng bằng thế năng, xác định vận tốc của vật tại vị trí đó.

c. Tại vị trí nào thì vật có động năng bằng ba lần thế năng, xác định vận tốc của vật tại vị trí đó.

d. Tại vị trí nào thì vật có thế năng bằng ba lần động năng, xác định vận tốc của vật tại vị trí đó.

e. Xác định vận tốc khi chạm đất.

f. Khi chạm đất, vật chuyển động lún sâu thêm 5cm, xác định lực cản trung bình của đất đối với vật.

Bài 6: Từ mặt đất một vật được ném lên cao với vận tốc 20m/s, bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10m/s².

a. Tính độ cao cực đại vật đạt được.

b. Ở vị trí nào vật có động năng bằng thế năng, tính vận tốc của vật tại vị trí đó.

c. Ở vị trí nào vật có động năng bằng 3 lần thế năng, tính vận tốc của vật tại vị trí đó.

d. Ở vị trí nào vật có thế năng bằng ba lần động năng, tính vận tốc của vật tại vị trí đó.

Bài 7: Từ độ cao 20m so với mặt đất, một vật được ném lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 10m/s. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s².

a. Xác định độ cao cực đại mà vật đạt được.

b. Ở vị trí nào của vật, thì vật có động năng bằng thế năng?

c. Xác định vận tốc của vật khi vật ở độ cao 10m so với mặt đất.

d. Xác định vận tốc khi chạm đất.

Bài 8: Từ độ cao 20m, một vật có khối lượng 2kg được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 20m/s. Chọn gốc thế năng tại mặt đất và lấy g = 10 m/s².

a. Tính cơ năng của vật.

b. Xác định độ cao cực đại mà vật đạt được.

c. Khi vật ở độ cao 10 m so với mặt đất, động năng có giá trị là bao nhiêu?

d. Xác định vận tốc của vật khi vật ở độ cao 5m so với mặt đất.

Bài 9: Một ô tô có khối lượng 2 tấn bắt đầu chuyển động từ A trên đường thẳng nằm ngang, đến B với vận tốc 20 m/s, hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,1. Lực kéo của động cơ là F = 4000N.

a. Tính độ dài đoạn đường AB.

b. Đến B xe tiếp tục chuyển động thẳng đều đến C cách B một khoảng là 400m. Hệ số ma sát không đổi, tính công và công suất của lực tác dụng trên đoạn đường BC.

c. Tính vận tốc trung bình của ô tô trên đoạn đường AC.

Bài 10: Một ô tô có khối lượng 2 tấn bắt đầu chuyển động từ A trên đường thẳng nằm ngang, và đến B đạt vận tốc 10m/s. Biết lực kéo của động cơ là 6000N, quãng đường AB = 100m.

a. Xác định hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường trên đoạn AB. Tính công suất của động cơ trên đoạn AB.

b. Đến B, xe tắt máy và chuyển động chậm dần đều do ma sát, khi qua C vận tốc của xe là 4 m/s. Tính chiều dài BC.

Bài 11: Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động trên đường thẳng nằm ngang, khi qua A với vận tốc 15m/s, và đến B xe có vận tốc 10m/s. Biết hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,3 và quãng đường AB = 100m.

a. Tính lực kéo của động cơ trên đoạn AB và công của lực kéo trên AB.

b. Đến B, xe tiếp tục chuyển động thẳng đều trên đoạn BC dài 100m, tính công và công suất của cơ trên đoạn BC. Biết hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường trên đoạn BC là 0,15.

c. Đến C xe tắt máy chuyển động chậm dần đều do ma sát, biết xe dừng lại tại D cách C là 30m, tìm hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường trên đoạn CD.

Bài 12: Một viên bi có khối lượng 200g được thả lăn không ma sát từ đỉnh của mặt phẳng nghiêng hợp 10° so với mặt phẳng ngang, chiều dài mặt phẳng nghiêng là 4m. Lấy g = 10 m/s².

a. Tính công của trọng lực khi viên bi lăn đến chân dốc.

b. Tính vận tốc của viên bi khi viên bi lăn đến chân dốc.

c. Xác định vận tốc của viên bi khi nó đi qua vị trí có thế năng bằng 1/3 lần động năng.

Bài 13: Một ô tô có khối lượng 1 tấn chuyển động nhanh dần đều trên đường nằm ngang, khi qua A có vận tốc 18km/h và đến B đạt vận tốc 54km/h. Biết quãng đường AB dài 100m. Cho biết hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,1 và không thay đổi trong quá trình chuyển động.

a. Tính công mà lực kéo động cơ thực hiện trên đoạn đường AB.

b. Đến B tài xế tắt máy và xe tiếp tục chuyển động thẳng chậm dần đều do ma sát, biết rằng xe dừng lại tại C. Tính độ dài đoạn đường BC.

c. Giả sử khi xe đi qua D thì động năng của nó bằng nữa động năng tại B. Tính độ dài đoạn đường BD.

Bài 13: Một ô tô có khối lượng 2 tấn chuyển động nhanh dần đều trên đường thẳng nằm ngang, khi qua A có vận tốc 18km/h và đến B đạt vận tốc 72km/h. Cho biết hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,05 và AB = 375 m.

a. Tìm độ lớn của lực kéo động cơ trên đoạn đường AB.

b. Khi xe đến B, do lực kéo thay đổi nên xe chuyển động thẳng đều trên đoạn đường BC trong thời gian 20s. Tìm lực kéo của động cơ trên đoạn BC, và độ dài đoạn đường BC.

Bài 14: Một ô tô có khối lượng 2 tấn khởi hành từ A và chuyển động nhanh dần đều về B trên một đường thẳng nằm ngang. Biết quãng đường AB dài 450m và vận tốc khi ô tô đến B là 54km/h. Cho hệ số ma sat giữa bánh xe và mặt đường là 0,4.

a. Xác định công và công suất của động cơ trên đoạn AB.

b. Tính công suất tức thời tại thời điểm cuối.

c. Tìm động lượng của ô tô tại B.

d. Tìm độ biến thiên động lượng của ô tô, từ đó suy ra thời gian đi từ A đến B.

Bài 15: Một ôtô có khối lượng m = 1,2 tấn chuyển động đều trên mặt đường nằm ngang với vận tốc v = 36 km/h. Biết công suất của động cơ ôtô là 8 kW. Tính lực ma sát của ôtô và mặt đường, từ đó suy ra hệ số ma sát giữa bánh xe với mặt đường.

Bài 16: Một xe tải khối lượng 2,5 tấn, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều sau khi đi được quãng đường 144m thì vận tốc đạt được 12 m/s. Hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là μ = 0,04. Tính công của các lực tác dụng lên xe trên quãng đường 144m đầu tiên. Lấy g = 10 m/s².

Bài 17: Một vật có khối lượng m = 0,3 kg nằm yên trên mặt phẳng nằm không ma sát. Tác dụng lên vật lực kéo F = 5 N hợp với phương ngang một góc α = 30°.

a. Tính công do lực thực hiện sau thời gian 5s.

b. Tính công suất tức thời tại thời điểm cuối.

c. Giả sử giữa vật và mặt phẳng ngang có ma sát trượt với hệ số μ = 0,2 thì công toàn phần có giá trị bằng bao nhiêu?

Bài 18: Một xe tải có khối lượng 1 tấn, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều từ A trên một đường thẳng nằm ngang AB = 200m, biết rằng khi xe đến B đạt vận tốc 20 m/s, hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,1.

a. Tính độ lớn của lực kéo động cơ trên đoạn đường AB.

b. Đến B, xe tắt máy và tiếp tục xuống dốc nghiêng BC hợp với mặt phẳng nằm ngang góc 30°. Biết BC = 100m, hệ số ma sát trên đoạn BC là μ ≈ 0,1155. Xác định vận tốc của xe tại chân dốc.

Bài 19: Một ô tô có khối lượng 2 tấn bắt đầu chuyển động nhanh dần đều từ A trên đoạn đường nằm ngang, đến B với vận tốc 10 m/s. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,1 và AB = 200m.

a. Tính công của lực kéo trên đoạn AB, từ đó suy ra độ lớn của lực kéo.

b. Đến B xe tiếp tục chuyển động thẳng đều trên đoạn BC, với hệ số ma sát là 0,2. Tính độ lớn của lực kéo trên đoạn BC và suy ra công suất trung bình trên đoạn BC. Biết BC = 100m.

c. Đến C, xe tắt máy chuyển động chậm dần đều và dừng lại tại D do ma sát, biết hệ số ma sát trên đoạn CD là 0,2. Tính độ dài quãng đường CD.

Bài 20: Một xe tải có khối lượng 1 tấn đang chuyển động thẳng nhanh dần đều, khi qua A với vận tốc 5m/s và đến B đạt vận tốc 15m/s. Biết rằng AB = 100m.

a. Biết độ hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường trên doạn AB là 0,2; tìm độ lớn lực kéo của động cơ.

b. Đến B, xe chuyển động thẳng đều với lực kéo của động cơ không đổi, tính hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường trên đoạn BC.

c. Khi đến C, xe tắt máy và chuyển động chậm dần đều do ma sát, biết hệ số ma sát trên đoạn đường này là 0,25 và xe dừng lại ở D, tính độ dài đoạn đường CD.

Bài 21: Một ô tô có khối lượng 4 tấn chuyển động thẳng đều trên đường thẳng nằm ngang AB dài 200 m trong thời gian 20s.

a. Trên doạn AB, hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,2. Tính công lực kéo trên đoạn AB, từ đó suy ra độ lớn của lực kéo.

b. Đến B xe tăng tốc, chuyển động nhanh dần đều, khi đến C xe đạt vận tốc 15m/s, biết quãng đường BC dài 25m, hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,1. Tính độ lớn của lực kéo trên đoạn BC.

c. Khi đến C, xe tắt máy chuyển động chậm dần đều do ma sát, biết rằng xe dừng lại tại D cách C một đoạn là 100m, xác định hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường trên đoạn CD.

Bài 22: Một ô tô có khối lượng 2 tấn, chuyển động biến đổi đều trên đường thẳng nằm ngang, khi qua A với vận tốc 15m/s và đến B với vận tốc 10m/s, biết lực kéo của động cơ là 5000N, quãng đường AB dài 100m.

a. Tìm hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường trên AB.

b. Khi đến B xe tiếp tục chuyển động thẳng đều trên đoạn BC, hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,2. Tính công và công suất của động cơ trên đoạn BC. Biết rằng BC dài 50m.

c. Đến C xe tắt máy chuyển động chậm dần đều do ma sát, biết rằng xe dừng lại tại D, hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,25. Tính độ dài quãng đường CD.

Bài 23. Một viên bi có khối lượng 100g được thả rơi tự do tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s². Biết rằng khi vật đi qua vị trí có độ cao 4m so với mặt đất thì vật có động năng bằng thế năng. Chọn gốc thế năng tại mặt đất.

a. Tính cơ năng của vật.

b. Tính độ cao khi vật bắt đầu rơi tự do.

c. Tính công của trọng lực tác dụng lên vật kể từ khi bắt đầu đến khi chạm đất.

Bài 24: Một ô tô có khối lượng 3 tấn đang chuyển động trên đường thẳng nằm ngang, khi qua A với vận tốc 72km/h thì tắt máy chuyển động chậm dần đều do ma sát, sau khi đi được 50m thì đến B. Biết hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,1.

a. Tính động năng của ô tô khi đến B và suy ra vận tốc của ô tô khi qua B.

b. Xe chuyển động đến C thì dừng hẳn, tính độ dài quãng đường BC.

III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Phát biểu nào sau đây SAI?

A. Động lượng là một đại lượng vectơ.

B. Xung của lực là một đại lượng vectơ.

C. Động lượng của vật trong chuyển động tròn đều không đổi.

D. Động lượng tỉ lệ thuận với khối lượng của vật.

Câu 2. Thả rơi tự do một vật có khối lượng 1 kg trong khoảng thời gian 0,2 s. Lấy g = 10 m/s². Độ biến thiên động lượng của vật là

A. 20 kg.m/s                   B. 2 kg.m/s

C. 10 kg.m/s                    D. 1 kg.m/s

Câu 3. Quả cầu A có khối lượng 800g chuyển động với vận tốc 10 m/s đến đập vào quả cầu B có khối lượng 200g đang nằm yên trên sàn. Sau va chạm, hai quả cầu dính vào nhau. Bỏ qua mọi ma sát. Vận tốc của hai quả cầu ngay sau khi va chạm là

A. 6 m/s                    B. 8 m/s

C. 7 m/s                    D. 5 m/s.

Câu 4. Vectơ động lượng là vectơ

A. Cùng phương và ngược chiều với vận tốc.

B. Có độ lớn tỉ lệ nghịch với khối lượng vật.W

C. Có phương trùng với phương của ngoại lực tác dụng lên vật.

D. Cùng phương và cùng chiều so với vận tốc.

Câu 5. Va chạm nào dưới đây là va chạm mềm?

A. Quả bóng đang bay đập vào tường và nảy ra.

B. Viên đạn đang bay vào và nằm trong bao cát.

C. Viên bi đứng lại sau khi va chạm với viên bi khác.

D. Quả bóng tennis đập xuống sân thi đấu và nảy lên với độ cao nhỏ hơn trước.

Câu 6. Một chất điểm chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực F = 0,01 N. Động lượng chất điểm ở thời điểm t = 3s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là

A. 0,02 kg.m/s.                    B. 0,03 kg.m/s.

C. 0,01 kg.m/s.                    D. 0,04 kg.m/s.

Câu 7. Điều nào sau đây đúng khi nói về hệ kín

A. Các vật trong hệ chỉ tương tác với nhau mà không tương tác với các vật ngoài hệ

B. Trong hệ chỉ có các nội lực từng đôi trực đối

C. Nếu có các ngoại lực tác dụng lên hệ thì các ngoại lực phải triệt tiêu lẫn nhau

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 8. Chọn đáp án SAI.

A. Động lượng của mỗi vật trong hệ kín luôn không thay đổi.

B. Động lượng của một vật là đại lượng vectơ.

C. Động lượng của một vật có độ lớn bằng tích khối lượng và vận tốc của vật.

D. Tổng động lượng của một hệ kín luôn không thay đổi.

Câu 9. Hai vật có cùng khối lượng m, chuyển động với vận tốc có độ lớn bằng nhau (v1 = v2). Độ lớn động lượng của hệ hai vật này không thể là

A. 2mv1.                    B. mv2.

C. 0                           D. 3mv2.

Câu 10. Động lượng của một hệ được bảo toàn khi hệ

A. có chuyển động đều.                    B. không có ma sát.

C. chuyển động tịnh tiến.                    D. cô lập.

Câu 11. Khi bắn một viên đạn thì vật tốc giật lùi của súng

A. Tỉ lệ thuận với khối lượng của đạn, tỉ lệ nghịch với khối lượng súng

B. Tỉ lệ thuận với khối lượng của súng, tỉ lệ nghịch với khối lượng đạn 

C. Tỉ lệ nghịch với tích khối lượng của đạn và của súng

D. Tỉ lệ nghịch với vận tốc bắn của đạn

Câu 12. Khi tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng đều thay đổi. Khi khối lượng giảm một nửa, vận tốc tăng gấp đôi thì động năng của tên lửa thay đổi như thế nào?

A. Không thay đổi.                    B. Tăng lên 2 lần.

C. Tăng lên 4 lần.                    D. Tăng lên 8 lần.

Câu 13. Khi vận tốc của vật tăng gấp đôi thì

A. gia tốc của vật tăng gấp đôi.                    B. động lượng của vật tăng gấp đôi.

C. động năng của vật tăng gấp đôi.                    D. thế năng của vật tăng gấp đôi.

Câu 14. Một vật khối lượng 2 kg, rơi tự do. Trong khoảng thời gian 0,5s, độ biến thiên động lượng của vật là

A. 9,8 kg.m/s                    B. 5,0 kg.m/s

C. 4,9 kg.m/s                    D. 0,5 kg.m/s

...

---Để xem tiếp nội dung các bài tập trắc nghiệm, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập và kiểm tra HK2 môn Vật Lý 10 trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Chúc các em học tốt! 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?