Đề cương ôn tập thi HK1 môn GDCD 11 Trường THPT Thanh Khê năm học 2018 - 2019

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I MÔN GDCD 11 - NĂM HỌC: 2018 - 2019

A. NỘI DUNG ÔN TẬP

Bài 10: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA     

1. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

a. Dân chủ là gì?

- Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân

- Dân chủ XHVN là nền dân chủ của quảng đại quần chúng nhân dân.

b. Bản chất của nền dân chủ XHCN.

- Mang bản chất của giai cấp công nhân

- Lấy hệ tư tưởng Mác-Lênin làm nền tảng tư

tưởng, do ĐCS VN lãnh đạo

- Có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về TLSX

- Là nền dân chủ của nhân dân lao động

- Gắn liền với pháp luật, kỉ luật, kỉ cưởng.

2. Xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam.

a. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế. (đọc thêm)

b. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị.

- ND: mọi quyền lực thuộc về nhân dân.

- Biểu hiện:

+ Quyền bầu cử, ứng cử, tham gia quản lý nhà nước

+ Kiến nghị với các cơ quan nhà nước

+ Tự do ngôn luận, tự do báo chí, tư do tín ngưỡng

+ Khiếu nại, tố cáo

- VD:

c. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hóa.

- ND: Thực hiện quyền làm chủ của công dân trong lĩnh vực văn hóa

- Biểu hiện:

+ Tham gia đời sống văn hóa, văn nghệ

+ Hưởng lợi ích sáng tạo văn hóa, văn nghệ

+ Sáng tác, phê bình văn học nghệ thuật

- VD:

d. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực xã hội.

- ND: đảm bảo các quyền lợi về xã hội của công dân

- Biểu hiện:

+ Quyền lao đông, bình đẳng nam nữ

+ Quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội

+ Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ

- VD:

3. Những hình thức cơ bản của dân chủ.

a. Dân chủ trực tiếp.

- Khái niệm: SGK

- Nội dung: nhân dân bình đẳng và tham gia trực tiếp vào các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội…và biểu quyết theo đa số.

- Ví dụ:....

b.  Dân chủ gián tiếp.

- Khái niệm: SGK

- Nôị dung: thể hiện quyền làm chủ và tham gia quản lý nhà nước thông qua những người, cơ quan đại diện.vd?

 

Bài 11 : CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

1. Chính sách dân số.

a. Tình hình dân số nước ta (Đọc thêm)

b. Mục tiêu và phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân số.

- Mục tiêu

+ Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số

+ Ổn định quy mô, cơ cấu và phân bố dân số hợp lí

+ Nâng cao chất lượng dân số

- Phương hướng

+ Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí

+ Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền giáo dục

+ Nâng cao sự hiểu biết của người dân

+ Nhà nước đầu tư đúng mức và tranh thủ mọi nguồn lực để thực hiện công tác xã hội hóa dân số

2. Chính sách giải quyết việc làm.

a. Tình hình việc làm ở nước ta hiện nay.

- Thất nghiệp nhiều, thu nhập thấp

- Dân số trong độ tuổi lao động ngày càng tăng

- Chất lượng nguồn nhân lực thấp

- Dòng di chuyển lao động từ nông thôn về thành thị kiếm việc làm ngày càng tăng

b. Mục tiêu, phương hướng cơ bản của chính sách giải quyết việc làm.

- Mục tiêu

+ Tập trung giải quyết việc làm ở cả thành thị và nông thôn

+ Phát triển nguồn nhân lực

+ Mở rộng thị trường lao động

+ Tăng lao động đã qua đào tạo nghề

- Phương hướng

+ Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ

+ Khuyến khích làm giàu hợp pháp, tự do hành nghề

+ Đẩy mạnh xuất khẩu lao động (năm 2012 = 9 vạn)

+ Sử dụng nguồn vốn có hiệu quả

3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách dân số và giải quyết việc làm.

- Chấp hành chính sách dân số và việc làm; pháp luật về dân số và pháp luật lao động

- Động viện mọi người cùng thực hiện và tham gia vào chính sách đó

- Bản thân  có ý chí vươn lên trong học tập  và trong cuộc sống

4. Định hướng nghề nghiệp tương lai.

 

Bài 12: CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Tình hình tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay

2. Mục tiêu, phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. 

- Mục tiêu

+  Sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường

+  Bảo tồn đa dạng sinh học

+ Từng bước nâng cao chất lượng môi trường

+ Nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân

 - Phương hướng

+ Tăng cường công tác quản lí của nhà nước.

+ Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường cho người dân.

+ Coi trọng nghiên cứu KHCN, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực.

+ Chủ động phong ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên.

+  Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên.

+  Áp dụng khoa học hiện đại vào khai thác.

3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

-  Tin tưởng, ủng hộ chính sách và pháp luật của Nhà nước về tài nguyên, môi trường.

-  Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường

-  Vận động mọi người cùng tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài

- Nâng cao dân trí.

- Đào tạo nhân lực.

- Bồi dưỡng nhân tài.

b. Vai trò quan trọng nguyên, môi trường

4. Tìm hiểu Ngày môi trường thế giới, Ngày nước thế giới, giờ trái đất

 

Bài 13: CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHÊ, VĂN HÓA

 

1. Chính sách giáo dục và đào tạo

a. Nhiệm vụ

của Giáo dục  & đào tạo

- Giữ gìn, phát triển, truyền bá văn minh nhân loại

- Động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH – HĐH

- Điều kiện để phát huy nguồn lực con người dục.

- Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về Giáo dục và đào

c. Phương hướng cơ bản để phát triển Giáo dục và đào tạo.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả Giáo dục và đào tạo.

- Mở rộng quy mô giáo dục.

- Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.

- Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

- Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về Giáo dục và đào

2. Chính sách khoa học và công nghệ.

a. Nhiệm vụ của KH & CN

- Giải đáp kịp thời những lý luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra

- Cung cấp luận cứ khoa học cho các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

- Đổi mới nâng cao trình độ công nghệ

- Nâng cao trình độ quản lý

b. Vai trò của KH & CN

- Đất nước giàu có

- Kinh tế có sức cạnh tranh

- KH & CN là quốc sách hàng đầu

- Là động lực thúc đẩy swj nghiệp phát triển đất nước

c. Phương hướng, biện pháp cơ bản để phát triển KH & CN

- Đổi mới cơ chế quản lý KH & CNx .

- Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ.

- Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ.

- Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm.

3. Chính sách văn hóa:

a. Nhiệm vụ của văn hóa:

- Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện vế chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo

- Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

b. Vai trò

- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội

- Văn hóa vừ là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xh

- Văn hóc khơi dậy tiềm năng, phát huy sức sáng tạo của loài người

c. Phương hướng cơ bản

- Làm cho chủ nghĩa Mac – LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân ta

- Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc

- Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

- Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân.

4. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, văn hóa:

- Tin tưởng và chấp hành đúng chủ trương,

chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa

- Thường xuyên nâng cao trình độ học vấn, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

- Trau dồi phẩm chất đạo đức, chiếm lĩnh KHKT hiện đại

- Quan hệ tốt đẹp với mọi người, phê phán thói hư tật xấu trong xã hội

5. Ca dao tục ngữ về truyền thống hiếu học, tấm gương hiếu học;  phát minh, sáng tạo, sáng chế của nước ta; Tìm hiểu những di sản của nước ta được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

6. Nội dung văn hóa học đường đối với học sinh? Vận dụng?

 

Bài 14: CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

1. Vai trò và nhiệm vụ của Quốc phòng & An ninh. (Đọc thêm)

2. Những phương hướng cơ bản nhằm tăng cường QP&AN.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn  kết toàn dân tộc.

- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

+ Sức mạnh dân tộc: truyền thống yêu nước, nền văn hóa.

+ Sức mạnh thời đại: KHCN, sức mạnh của các lực

lượng tiến bộ.

- Kết hợp quốc phòng với an ninh: kết hợp sức mạnh của thế trận quốc phòng và thế trận an ninh nhân dân

- Kết hợp KTXH với QP&AN

3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh.

- Trách nhiệm chung: SGK

- Trách nhiệm của học sinh

+ Rèn luyện sức khoẻ, ra sức học tập

+ Có lối sống lành mạnh, không tham gia vào các tệ nạn xã hội.

+ Động viên mọi người tham gia nghĩa vụ quân sự.

B.  LUYỆN TẬP

Câu 1. Dân chủ là

A. quyền lực thuộc về nhân dân.                                           

B. quyền lực cho giai cấp chiếm số đông trong xã hội.

C. quyền lực cho giai cấp thống trị.                                    

D. quyền lực cho giai cấp áp đảo trong xã hội.

Câu 2. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện trên các lĩnh vực nào dưới đây?

A. Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.                        

B. Kinh tế, chính trị, văn hóa.

C. Kinh tế, chính trị, văn hóa, tinh thần.                               

D. Chính trị, văn hóa, xã hội.

Câu 3. Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng của công dân trên lĩnh vực chính trị?

A. Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước.

B. Quyền  lao động, quyền bình đẳng nam, nữ.

C. Quyền được bảo đảm về mặt vật chất, tinh thần.

D. Quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội.

Câu 4. Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng của công dân trên lĩnh vực xã hội?

A. Quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, quyền biểu quyết.               

B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

C. Quyền  lao động, quyền bình đẳng nam, nữ.                                            

D. Quyền sáng tác, phê bình văn học nghệ thuật.

Câu 5. Nền dân chủ XHCN dựa trên cơ sở kinh tế nào dưới đây? 

A. Chế độ công hữu về TLSX.                                              

B. Chế độ tư hữu về TLSX.

C. Kinh tế xã hội chủ nghĩa.                                      

D. Kinh tế nhiều thành phần.

Câu 6. Việc nhà nước lấy ý kiến người dân thông qua việc tổ chức trưng cầu ý dân là hình thức dân chủ nào sau đây?

A. dân chủ gián tiếp.              

B. dân chủ trực tiếp.  

C. dân chủ phân quyền.                     

D. dân chủ liên minh.

Câu 7. M đang là học sinh lớp 11 nên không thực hiện được quyền dân chủ nào dưới đây?

A. Ứng cử vào HĐND cấp xã.                                              

B. Sáng tác văn học.

C. Đóng phim.                                                                       

D. Tham gia bảo hiểm y tế.    

Câu 8. Ông H có 2 người con một trai, một gái. Người con trai đã có việc làm ổn định, cô con gái đang chuẩn bị thi đại học. Ông H cho rằng con gái không cần học nhiều, nên ông không đồng ý cho con gái thi đại học mà bắt ở nhà lấy chồng. Theo em, ông H đã

A. vi phạm quyền được tham gia vào đời sống xã hội của công dân.   

B. vi phậm quyền tự do của công dân.

C. vi phạm quyền bình đẳng nam nữ của công dân. 

D. vi phạm quyền được chăm sóc sức khỏe của công dân.

Câu 9. Bạn K cho rằng học sinh lớp 11 thì không được hưởng quyền dân chủ trong lĩnh vực chính trị vì chưa đủ 18 tuổi. Em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây để giúp K hiểu rõ hơn về quyền dân chủ trong lĩnh vực chính trị ?

A. Được hưởng quyền dân chủ trong lĩnh vực chính trị ở một số nội dung.

B. Được hưởng quyền dân chủ trong lĩnh vực chính trị ở tất cả nội dung.

C. Không được hưởng quyền dân chủ trong lĩnh vực chính trị ở tất cả nội dung.

D. Muốn được hưởng quyền này phải xin phép nhà trường.

Câu 10. Bạn V thường xuyên đọc và chia sẻ các thông tin trên mạng xã hội. Khi đọc được thông tin trên một trang cá nhân có nội dung Việt Nam chuẩn bị đổi tiền, V đã nhanh chóng chia sẻ và còn kể lại cho nhiều người khác nghe. Nếu là bạn của V em sẽ

A. tin và chia sẻ cho người khác thông tin.

B. không tin và khuyên V nên cẩn thận khi chia sẻ các thông tin từ nguồn cá nhân.

C. không quan tâm vì đó là quyền tự do cá nhân của V.

D. không tin nhưng cũng không chia sẻ.

Câu 11. Nói đến chất lượng dân số là nói đến tiêu chí nào sau đây?

A. Yếu tố thể chất.                                                    

B. Yếu tố thể chất, trí tuệ và tinh thần.

C. Yếu tố trí tuệ.                                                        

D. Yếu tố thể chất và tinh thần.

Câu 12. Ở nước ta, chính sách dân số và giải quyết việc làm được xem là

A. chính sách xã hội cơ bản.                                      

B. đường lối kinh tế trọng điểm.

C. chủ trương xã hội quan trọng.                               

D. giải pháp kinh tế căn bản.

Câu 13. Giải quyết việc làm là chính sách xã hội cơ bản là yếu tố quyết định để

A. phát huy nhân tố con người.                                   

B. nâng cao chất lượng dân số.

C. tạo thu nhập cho người dân.                                               

D. nâng cao đời sống nhân dân.

Câu 14. Tình hình việc làm ở nước ta hiện nay là

A. người lao động không có chuyên môn.                

B.  đáp ứng đủ cho người lao động.

C. số người thất nghiệp ngày càng tăng.                               

D.  thiếu việc làm cho người lao động.

Câu 15. Để tạo thêm việc làm mới, cần quan tâm thực hiện phương hướng cơ bản nào sau đây?

A. Thu hút nhân lực về các khu đô thị lớn.               

B. Chuyển bớt dân số về nông thôn.                         

C. Ngăn cấm việc di dân.                                                      

D. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

Câu 16. Chính sách dân số và chính sách giải quyết việc làm có quan hệ với nhau như thế nào sau đây?

A. Tồn tại độc lập.                                                     

B. Liên quan mật thiết với nhau.       

C. Tác động cùng chiều.                                            

D. Tác động ngược chiều.

Câu 17. Học sinh K tham gia thi tìm hiểu về giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên của trường là góp phần thực hiện chính sách nào dưới đây?

A. Chính sách giáo dục và đào tạo.                           

B. Chính sách dân số.

C. Chính sách giải quyết việc làm.                             

D. Chính sách văn hóa.

Câu 18. Sau 5 năm được nhà nước cho vay vốn để sản xuất, A đã vươn lên làm giàu. Anh A đã góp phần thực hiện phương hướng nào dưới đây của chính sách giải quyết việc làm?

A. Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.                            

B. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

C. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn.                               

D. Giải quyết việc làm ở nông thôn.

Câu 19. Vì học lực trung bình nên sau khi tốt nghiệp THPT, N định ở nhà để mở rộng nghề truyền thống của gia đình. Bố mẹ N thấy vậy đã phản đối vì đó không phải là nghề có vị trí cao trong xã hội và buộc N phải học đại học. Nếu là bạn của N, em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây cho phù hợp nhất?

A. Không học đại học mà chọn một nghề khác để làm.                             

B. Thuyết phục bố mẹ cùng mình thực hiện ý định.

C. Tiếp tục đi học đại học dù bản thân không muốn.                          

D. Vẫn thực hiện theo ý định của mình kệ sự phản đối của bố mẹ.     

Câu 20. Gia đình ông N là hộ nghèo lại cư trú tại vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, được nhà nước cho vay vốn với lãi suất thấp vốn để phát triển kinh tế gia đình. Ông N quyết định sử dụng nguồn vốn đó để sửa sang lại nhà cửa, nếu là con ông N em sẽ

A. đồng ý với việc làm của bố vì có nhà đẹp để ở.                

B. không quan tâm vì đó là việc làm của người lớn.

C. bàn với bố nên đầu tư số tiền vào việc sản xuất kinh doanh.                   

D. xin luôn số tiền đó để mua xe máy đi.

 

{-- xem tiếp nội dung Đề cương ôn tập thi HK1 môn GDCD 11 Trường THPT Thanh Khê năm học 2018 - 2019​ ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập thi HK1 môn GDCD 11 Trường THPT Thanh Khê năm học 2018 - 2019. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

>>> Các em có thể tham khảo một số đề thi HK1 sau đây :

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?