TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN: HOÁ HỌC – KHỐI 11 (CƠ BẢN) NĂM HỌC 2019-2020 |
A. Kiến thức cần nắm vững
1. Sự điện li
- Chất điện li (chất điện li mạnh và chất điện li yếu), phương trình điện li.
- Khái niệm axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối (viết được phương trình điện li của chúng).
- pH, chất chỉ thị axit- bazơ.
- Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Viết được phương trình ion rút gọn của các phản ứng.
2. Nitơ – Photpho
- Tính chất vật lí, hoá học, điều chế: Nitơ, Amoniac, Muối amoni, Axit nitric và muối nitrat.
- Tính chất vật lí, hoá học, điều chế: Photpho, Axit photphoric và Muối photphat.
- Nhận biết NH3, ion amoni, ion nitrat, ion phptphat…
- Tính chất hoá học đặc trưng và phương trình điều chế của: phân đạm, phân lân.
3. Cacbon – Silic
- Tính chất vật lí, hoá học, điều chế: Cacbon, hợp chất của cacbon ( CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat)..
- Tính chất vật lí, hoá học, điều chế: Silic và hợp chất của Silic.
4. Đại cương về hoá học hữu cơ
- Biểu thức tính % theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.
- Công thức đơn giản và phương pháp xác định CTĐG.
- Công thức phân tử và phương pháp xác định CTPT.
- Công thức cấu tạo, cách viết CTCT (khai triển và thu gọn) của các chất đồng phân cấu tạo.
- Nội dung thuyết cấu tạo, khái niệm đồng phân và đồng đẳng.
- Nắm sơ lược về cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ.
- Phân loại phản ứng hoá học hữu cơ.
B. Bài tập vận dụng
I. Định tính
Câu 1. Hoàn thành các sơ đồ chuyển hoá sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):
N2 → NO → NO2 → HNO3 → Fe(NO3)3 → Fe2O3
1. N2 → NH3 → NH4NO3 → N2O
NH4Cl → NH3 → (NH4)2SO4 → NH4Cl
2. SiO2 → Si → Na2SiO3 → H2SiO3 → SiO2 → CaSiO3.
3. C → CO2 → Na2CO3 → NaOH → Na2SiO3 → H2SiO3 → Na2SiO3.
Câu 2. Viết phương trình hóa học ( nếu có xảy ra ) dạng phân tử và ion rút gọn giữa các cặp chất sau đây
a) ZnO và dung dịch HNO3 b) Zn(OH)2 và dung dịch HCl
c) Zn(OH)2 và dung dịch NaOH d) Na2CO3 và dung dịch Mg(NO3)2
e) NH4Cl và dung dịch Ba(OH)2 f) CaCO3 và dung dịch HCl
g) Fe(NO3)3 và dung dịch NaOH h) Na2CO3 và dung dịch NaOH
Câu 3. Viết phương trình phân tử của các phản ứng có phương trình ion thu gọn sau.
a, S2- + 2H+ → H2S c, Ba2+ + SO42- → BaSO4
b, H+ + OH- → H2O d, Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2
Câu 4. Hoàn thành phương trình phân tử, viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng theo sơ đồ sau :
a) FeS + ………… → H2S + ………
b) CaCO3 + ........ → CaCl2 + …
c) (NH4)2SO4 + BaCl2 → …
d) Na3PO4 + .............. → Ag3PO4 + …
e) Zn + HNO3 → ………… + N2O + …………
Câu 5. Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt :
a) Các dung dịch : HNO3, H3PO4, HCl.
b) Các dung dịch : NaNO3 , Na2CO3, (NH4)2CO3, Na3PO4
c) Các dung dịch : NH3 , (NH4)2SO4 , NH4Cl ,Na2SO4 .
d) Các dung dịch : HNO3 ,K2SO4 , H2SO4 , HCl.
e) Các khí: NH3, HCl, SO2
f) Các khí: N2, CO2, SO2, H2S
Câu 6. Viết các phản ứng xảy ra khi cho HNO3 loãng tác dụng với : Cu, CuO, CaCO3, FeO, Fe3O4, Fe2O3, Fe(OH)2
Câu 7. Viết phương trình phản ứng chứng minh :
a/ Zn(OH)2 , NaHCO3 lưỡng tính .
b/ NH3 có tính khử , HNO3 có tính oxi hóa mạnh .
c/ Axit nitric có tính axit mạnh hơn axit cacbonic ;
Câu 8. Những chất nào sau đây cùng thuộc một dãy đồng đẳng và đồng phân của nhau:
(1). CH3-CH2-CH3 (2) CH3-O-CH2-CH3 (3) C2H5OC2H5
(4). CH3-CH(CH3)-CH3 (4) CH3-CH2-OH (6) CH3-CH2-CH2-OH
Câu 9. Hãy viết các CTCT có thể có của các chất có CTPT như sau: C3H8O, C3H6O, C4H8, C4H10, C2H6O.
II. Định lượng
Câu 1. Tính pH của các dd sau:
1. dd H2SO4 0,0005M ( coi H2SO4 điện li hoàn toàn cả 2 nấc).
2. 0,5 lit dd HCl có hòa tan 224 ml khí HCl ở đktc.
3. Dd KOH 0,01M
4. 200 ml dd có chứa 0,8g NaOH.
5. 0,12g Mg vào 100ml HCl 0,2M?
a. Cho m gam natri vào nước thu được 1,5 lit dd có pH = 13. Tính m?
b. Cần bao nhiêu g NaOH để pha chế 250 ml dd có pH = 10.
Câu 2. Một dung dịch chứa 2 cation là Cu2+ (0,1mol) và K+ (0,15mol) và hai anion là Cl−(x mol) và SO42- (y mol). khi cô cạn dung dịch thu được 27,175 gam chất rắn khan. Tính x và y.
Câu 3. Tính pH của dung dịch sau:
1. Trộn 40 ml dd HNO3 0,8M với 60 ml dd HCl 0,2M
2. Trộn 100 ml dd HCl 0,1M với 100 ml dd H2SO4 0,05M
3. Trộn 200 ml dd NaOH 0,1M với 300 ml dd KOH 0,1M.
Câu 4. Cho 17,6g hỗn hợp Fe và Cu tan hoàn toàn trong dd HNO3 đặc, nóng thu được 17,92 lít khí NO2 (đktc) và dd X.Tính khối lượng mỗi kim loại.
Câu 5. Hòa tan hoàn toàn 13 gam một kim loại (A) có hóa trị 2 bằng dd HNO3 thì thu được 8,96 lít khí màu đỏ nâu ở đktc . Xác định tên kim loại .
Câu 6. Nhiệt phân hoàn toàn 18,8 gam muối nitrat của kim koại M (hóa trị II) thu được 8 gam oxit tương ứng.
Xác định tên kim loại M ?
Câu 7.. Hoøa tan hoàn toàn 8,8 gam hỗn hợp Fe và Fe2O3 trong 100ml dd HNO3 đặc nóng sinh ra 6,72 lít khí (đktc). Xác định % về khối lượng của các chất trong hỗn hợp đầu.
Câu 8. Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dd HNO3 loãng (dư), thu được dd X và 1,344 lit (đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của Y so với H2 là 18. Cô cạn dd X, thu được m gam chất rắn khan. Tính giá trị của m ?
Câu 9. Nung một lượng xác định muối Cu(NO3)2. Sau một thời gian dừng lại để nguội rồi đem cân thấy khối lượng giảm 54 gam. Tính số mol khí thoát ra (đktc) trong quá trình điều chế.
Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn 6,2g photpho trong oxi dư, Cho sản phẩm tạo thành tác dụng với 150ml dd NaOH 2M. Sau phản ứng thu được các muối nào, gọi tên muối.
Câu 11. Khi cho 75ml dd NaOH 1M tác dụng với 100ml dd H3PO4 0,5M.
a) Xác định loại muối tạo thành
b) Tính khối lượng muối tạo thành.
Câu 12. Cho 45g CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư. Toàn bộ lượng khí sinh ra được hấp thụ trong một bình có chứa 0,5 lít dd KOH 1,5M tạo thành dd X
a. Tính khối lượng muối có trong dd X
b. Tính thể tích dung dịch H2SO4 1M cần thiết để tác dụng với các chất có trong dd X tạo ra muối trung hoà
Câu 13. Hoà tan 14,52 gam hỗn hợp gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại kiềm thổ ở 2 chu kì kế tiếp nhau bằng dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít khí CO2 ở đktc và dung dịch X.
a.Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan ?
b.Xác định 2 muối và tính % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu ?
Câu 14. Cho 224ml khí CO2 (đktc) hấp thụ hết trong 150ml dung dịch KOH 0,1M. Khối lượng của muối tạo thành là bao nhiêu?
Câu 15. Hấp thụ V lít CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch chứa Ba(OH)2 1,5M. Sau khi các phản ứng diễn ra hoàn toàn thu được 19,7 gam kết tủa trắng. Tính giá trị của V.
Câu 16. Cho 115,0g hỗn hợp gồm ACO3, B2CO3, R2CO3 tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 2,24 lít CO2 (đktc). Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là?
Câu 17. Dẫn 11,2 lít khí CO (đktc) qua ống đựng m gam CuO, nung nóng. Sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí A. Dẫn hỗn hợp A qua dd Ca(OH)2 dư thu được 30 gam kết tủa. Tính m
Câu 18. Khử hoàn toàn 52g hổn hợp CuO và FeO người ta phải dùng 15,68 lít khí CO (đktc). Khối lượng kim loại thu được sau phản ứng là bao nhiêu?
Câu 119. Thành phần % của C, H, O trong hợp chất Z lần lượt là 54,6% ; 9,1% ; 36,3%. Lập công thức đơn giản nhất của Z ?
Câu 20. Từ tinh dầu chanh người ta tách được chất limonen thuộc loại hiđrocacbon có hàm lượng nguyên tố H là 11,765%. Tìm CTPT của limonen, biết tỉ khối hơi của limonen so với heli bằng 34.
Câu 21. Hợp chất hữu cơ A có thành phần khối lượng của các nguyên tố như sau: 24,24%C; 4,04%H; 71,72%Cl.
a) Xác định CTĐG của A.
b) Xác định CTPT của A biết tỉ khối hơi của A so với CO2 là 2,25.
c) Dựa vào thuyết cấu tạo hoá học, hãy viết các CTCT mà chất A có thể có ở dạng khai triển và dạng thu gọn.
Câu 22. Đốt cháy hoàn toàn a(g) chất hữu cơ X (C, H, N) thu được 20,16 lít CO2 (đktc); 9,45g H2O và 1,68 lít N2 (đktc). Giá trị a là bao nhiêu
Câu 23. Đốt cháy hoàn toàn 2,2 g chất hữu cơ A, thu được 4,4 g CO2 và 1,8 g H2O.
a.Xác định CTĐGN của A ?
b. Xác định CTPT của A, biết rằng nếu làm bay hơi 1,1 g chất A thì thể tích hơi thu được đúng bằng thể tích của 0,4 g khí O2 ở cùng nhiệt độ và áp suất.
Câu 24. Đốt cháy hoàn toàn 0,3g chất A (chứa C, H, O) thu được 0,44g CO2 và 0,18g H2O. Thể tích hơi của 0,30g chất A bằng thê tích của 0,16g khí oxi (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Xác định CTĐGN và CTPT của A.
Câu 25. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một hợp chất hữu cơ X (chứa C ; H ; O) bằng một lượng vừa đủ không khí thu được hỗn hợp khí và hơi A. Cho A lần lượt đi qua bình 1 chứa H2SO4 đặc dư và bình 2 chứa KOH đặc dư thì thấy khối lượng bình 1 tăng 7,2 gam và bình 2 tăng 17,6 gam. Khí thoát ra sau các thí nghiệm trên có thể tích 44,8 lít (đo ở đktc). Xác định công thức phân tử của X.
---Để xem tiếp nội dung phần Đề cương ôn tập môn Hóa học 11 năm 2019-2020 Trường THPT Lê Quý Đôn, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập môn Hóa học 11 năm 2019-2020 Trường THPT Lê Quý Đôn. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Chúc các em học tập tốt !