Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn Hóa học 9 Trường THCS Phan Huy Chú

TRƯỜNG THPT PHAN HUY CHÚ

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK2

MÔN HÓA HỌC 9

NĂM HỌC 2019-2020

 

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NHỚ               

I. BẢNG SO SÁNH 4 HỢP CHẤT VÔ CƠ

TT

Oxit

Axit

Bazơ

Muối

1. Định nghĩa

Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố,trong đó có một nguyên tố là oxi.

TD:K2O, CaO,P2O5, SO3

Phân tử axit gồm có 1 hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit.     

TD:HCl, H2SO4, H3PO4, H2S, HBr, HF

- Phân tử bazơ gồm có 1 nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm hiđrôxit (- OH )TD: NaOH, Ca(OH)2,

- Phân tử muối gồm có 1 hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều gốc axit. Al2(SO4)3,NaCl ,NaHCO3

2. Công thức

AxOy  hoặc  A2On   A là ng tố khác Oxi ,n là hóa trị của A

 HnA    A là gốc axit ,

n là hóa trị của A

M(OH)n    M là kim loại

          n = hoá trị của M 

MxAy    

- M là nguyên tử kim loại

A là gốc axit

3.

Phân loại

a)Oxit bazơ thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.

(Oxit bazơ tác dụng với dd axit tạo thành muối và nước )TD: K2O, CaO,

b) Oxit axit: thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit. TD:CO2, P2O5,…

(Oxit axit t/d dd bazơ→ m và nước)

c) Oxit lưỡng tính vừa tác dụng dd axit vừa t/d dd bazơ TD: Al2O3 ; ZnO

d) Oxit trung tính là oxit không tạo muối không t/d axit ,bazơ,nướcTD: CO,NO,

- Dựa vào thành phần phân tử axit được chia làm 2 loại:

+ axit không có oxi

TD:  H2S, HBr, HF                               

 + axit có oxi

TD: H2SO3, H2SiO,H2SO4,

 

Chia làm 2 loại:( dựa vào tính tan )

a. Bazơ tan trong nước gọi là kiềm:           

TD: NaOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2...

b. Bazơ không tan trong nước:                  

TD: Mg(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3.

 

- Dựa vào thành phần muối được chia làm 2 loại:

a. Muối trung hoà:- Trong gốc axit không có nguyên tử H có thể thay thế bằng ng tử kim loại

TD : NaCl . CaSO4 . BaCO3

b. Muối axit:- Trong gốc axit còn nguyên tử H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại

TD : NaHCO3 , Ca(HCO3)2. NaHSO4

 

4.

Gọi tên

+Oxit bazơ và Oxit lưỡng tính  

Tên oxit bazơ: Tên kim loại (Kèm theo hoá trị nếu kim loại có nhiều hoá trị) + oxit. FeO: Sắt (II) oxit.

+Oxit axit và Oxit trung tính 

Tên oxit: (Tiền tố chỉ số nguyên tử PK)+ Tên PK + (Tiền tố chỉ số nguyên tử oxi)+ oxit. 

Mono: 1.

Đi: 2.

Tri: 3.

Tetra: 4. 

Penta: 5.

Hexa: 6.

Hep ta: 7.

Octa: 8. Nona:

9. Đêca:10.      

SO2: Lưu huỳnh Đioxit.

SO3: Lưu huỳnh Trioxit.

P2O5: Điphotpho pentaoxit.

a. axit không có oxi

Tên axit: axit + tên phi kim + hiđric

VD: HCl : axit clo hiđric         

   H2S : axitsunfuhiđric

b. axit có oxi 

* axit có nhiều nguyên tử oxi:

Tên axit: axit + tên phi kim + ic  

VD: H2SO4 : axit sunfuric

H3PO4 ; HNO3 ;H2CO3

 * axit có ít nguyên tử oxi:

Tên axit: axit + tên phi kim + ơ         

 VD: H2SO3 : axit sunfurơ    HNO2

 

Tên bazơ = Tên kim loại(Kèm theo hoá trị nếu kim loại có nhiều hoá trị) + Hiđrôxit

TD: NaOH :Natri hiđrôxit          

Fe(OH)2 : Sắt II hiđrôxit   

Fe(OH)3 : Sắt III hiđrôxit

 

- Tên muối = Tên kim loại  ( kèm theo hoá trị nếu kim loại có nhiều hoá trị ) + Tên gốc axit.   

Na2SO4 : natri sunfat

Fe(NO3)3 : Sắt (III) nitrat

KHCO3 : Kali hiđrôcacbonnat          

Gốc:= CO3 :Cacbonat   =SO3:Sunfit;    =SO4:Sunfat=S: Sunfua -NO3: Nitrat

- Cl: Clorua -Br:  Bromua; PO4: Photphat =HPO4: Hiđro photphat

- H2PO4:đi hiđro photphat

- HCO3:hiđrôcacbonnat         

- HSO4 :hiđrôsunphat

 

II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC VÀ ĐIỀU CHẾ CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ

1. OXIT

1.1 .TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA OXIT

OXIT BAZƠ

OXIT AXIT

1.Tác dụng với nước

Oxit bazơ (có kim loại trước Mg) + H2O → Dd bazơ 

 K2O + H2O → 2KOH;    

CaO + H2O → Ca(OH)2

2..Tác dụng với oxit axit

Oxit ba zơ + Oxit axit → Muối

(Oxit có kim loại đứng trước Mg)

K2O + CO2     → K2CO3     3Na2O + P2O5 → 2Na3PO4

3.Tác dụng với dd axit

Oxit bazơ + ddAxit→ Muối + H2O

CuO+ H2SO4    → CuSO4     + H2O                       

FeO  + 2HCl (l)→ FeCl2      + H2O

Fe2O3  +6HCl  → 2FeCl3    + 3H2O                 

 Fe3O4+8HCl → FeCl2  +2FeCl3+4H2O

4) Tác dụng với chất khử

Oxit bazơ + Chất khử

Oxit bazơ +CO/H2 →  Kim Loại +CO2/ H2O  

(Oxit có kim loại đứng sau Al )    H+ CuO→ Cu + H2O     

1.Tác dụng với nước

Oxit axit   (trừ SiO2)    + H2O →Dd axit    

 SO3 +H2O →  H2SO4;

P2O5 +3H2O →  2H3 PO4

2.Tác dụng với dd bazơ

Oxit axit+dd bazơ→MuốiTH (MuốiAX)+H2O

CO2     +Ca(OH)2   → CaCO3           + H2O                   

 Nếu CO2 dư 

CO2+ CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)

CO2  +2NaOH    → Na2 CO3   + H2O                            

 CO2  + NaOH     → NaHCO3     

3.Tác dụng với oxit bazơ

Oxit ba zơ + Oxit axit →Muối

(Oxit có kl đứng trước Mg)

K2O + CO2     → K2CO3   

3Na2O + P2O5 → 2Na3PO4

 

 

Câu 30: Các cặp chất sau đây cặp nào xảy ra phản ứng:

a) Dung dịch NaOH và dung dịch HCl      

b) CaCO3 và dung dịch H2SO4

c) Dung dịch NaOH và dung dịch CuCl2    

d) Dung dịch Ca(OH)2 và dung dịch Na2CO3

e) Dung dịch NaHCO3 và dung dịch NaOH 

g) Dung dịch K2CO3 và dung dịch Na2SO4

h) Fe và dung dịch AgNO3        

m) Na và dung dịch FeCl2

n) Fe và dung dịch NaCl     

t) Dung dịch AgNO3 và dung dịch HCl

f) Dung dịch NaHCO3 và dung dịch HCl

Câu 31: Cho các bazơ sau: Al(OH)3, Fe(OH)2, Fe(OH)3, ddKOH, Cu(OH)2, ddBa(OH)2.

a) Bazơ nào làm quỳ tím hóa xanh?     

b) Bazơ nào tác dụng được với dung dịch H2SO4

c) Bazơ nào tác dụng được với  khí SO2  

d) Bazơ nào tác dụng được với dung dịch CuSO4

e) Bazơ nào bị phân hủy ở nhiệt độ cao?  Viết phương trình phản ứng kèm theo

Câu 32: Băng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch không màu đựng trong các ống nghiệm mất nhãn sau:

a) H2SO, HCl, NaOH, Ca(OH)2                               

b) KOH, KCl, Ba(OH)2, K2SO4

Câu 33: Cho 300 ml dung dịch NaOH vào phản ứng vừa đủ với 200ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau phản ứng thu được dung dịch A và kết tủa B.

Tính nồng độ dung dịch A. Giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.

Lấy kết tủa B đem nung đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu gam chất rắn?

Câu 34: Cho 150 gam dung dịch FeCl2 12,7% vào 350 gam dung dịch NaOH 4% thu được dung dịch A kết tủa B.   

a) Tính khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng

b) Tính nồng độ C% của dung dịch thu được sau phản ứng.

c) Đem B nung trong chân không (không có mặt không khí) thu được bao nhiêu g chất rắn

d) Đem B nung trong không khí đến k/ lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gchất rắn

Câu 35: Điền các chất thích hợp vào dấu… và hoàn thành ptpư :

a) K2S  +  …... → H2S       +      ……           

b) Ca(OH)2 + ….. →  CaSO4    +    ……

c) AgNO3  +  ……    → NaNO3    +  ……   

d) Na2SO4    +..... →   NaCl    +    …..

e) CuSO4     +    …… →  Cu(OH)2   +  …..  

f) Fe(NO3)2   +   ……→  Fe     +    ……

Câu 36: Hãy sắp xếp các chất sau đây thành 1 dãy chuyển đổi hóa học và viết phương trình phản thực hiện dãy biến hóa đó :

a) CuSO4, CuCl2, CuO, Cu(OH)2, Cu(NO3)2      

b) K2O, K, KOH, K2SO4, K2CO3, KCl

c) Na, NaHCO3, NaOH, NaCl, Na2SO4, NaNO3   

Câu 37: Cho 250 gam dung dịch BaCl2 20,8% vào 350 gam dung dịch Na2SO4 14,2%.

a)Tính khối lượng kết tủa tạo thành

b)Tính nồng độ C% của dung dịch thu được sau khi loại bỏ kết tủa

Câu 38: Viết các phương trình phản ứng thực hiện chuỗi biến hóa sau:

a) CaCO3  →  CaO → Ca(OH)2 → Ca(NO3)2  → CaCO3 →  CaCl2 → Ca(NO3)2

CO2→ H2CO3  → Na2CO3  → NaHCO3 → NaCl

b) FeS2 →  SO2  → SO3 →  H2SO4  → Na2SO4  → NaCl

c) Na → Na2O →  NaOH→ Na2CO3  → NaNO3

Câu 39:  Cho các chất sau Cu,SO2, ddKOH, Al(OH)3, ddHCl, dd H2SO4loãng, dd FeCl3, Fe, ddH2SO4 đặc nóng, ddKHSO3, dd Na2CO3 .Chất nào tác dụng với nhau từng đôi một.viết PT

Câu 40:  Cho các chất sau Cu,CO2, ddNaOH, Al, ddHCl, dd Fe2 (SO4 )3 , ddH2SO4 đặc nóng, Ag , ZnO, BaCO3 .Chất nào tác dụng với nhau từng đôi một.viết PT.

Câu 41:  Cho x g dd CuSO4 3,2% tác dụng vừa đủ với y ml dd NaOH 0,2M thu được kết tủa A.Đem A nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 16 g chất rắn.Tìm x,y

CHUỔI PHẢN ỨNG

1. Na → NaOH  →  Na2CO3 → NaHCO3 → Na2CO3 → NaCl → NaNO3 .

2. K → K2O →  K2CO3 → KHCO3 → K2CO3 → K2SO4  →  KCl.

3. Ba → Ba(OH)2 → BaCO3→ Ba(HCO3)2 → BaCO3→ BaCl2→ Ba(NO3)2.

...

Trên đây là nội dung trích dẫn Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn Hóa học 9 Trường THCS Phan Huy Chú, để theo dõi nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Ngoài ra các em học sinh có thể thử sức mình với hình thức thi trắc nghiệm online tại đây:

Chúc các em học tập thật tốt!     

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?