TRẮC NGHIỆM DI TRUYỀN PHÂN TỬ
Câu 1: Điều nào sau đây sai khi nói về quá trình tái bản ở sinh vật nhân sơ?
A. Ở sinh vật nhân sơ, trên phân tử ADN có một đơn vị sao chép.
B. Quá trình tái bản bắt đầu tại 1 điểm khởi đầu sao chép Ori, từ điểm này tạo thành 2 chạc ba sao chép.
C. Vì tính đối song song của phân tử ADN, trên mạch gốc 5'OH - 3'P, mạch mới được tổng hợp gián đoạn tạo các đoạn nhỏ Okazaki (1000 - 2000 nucleotide).
D. Enzyme ADN polymerase I có vai trò thay thế các ribonucleotide ở các đoạn mồi thành các nucleotide trên mạch mới.
Câu 2: Điều nào sau đây đúng khi nói về quá trình tái bản ADN ở sinh vật nhân thực?
A. Sau mỗi lần tái bản, ADN giữ nguyên kích thước ban đầu.
B. Điểm khởi đầu sao chép Ori thường giàu G - X để dễ dàng tách mạch trong tái bản.
C. Một phân tử ADN có nhiều đơn vị sao chép.
D. Quá trình tái bản xảy ra ở pha G2 của kì trung gian khi phân bào.
Câu 3: Ở bộ gen trong nhân của sinh vật nhân thực, anticodon trên phân tử tARN nào sau đây khớp theo nguyên tắc bổ sung với codon 5' UGA 3' trên phân tử mARN?
A. 3' AXT 3'.
B. 3' AXU 5'.
C. 5' UXA 3'.
D. không có.
Giải thích kết quả?
Câu 4: Một cơ thể ruồi giấm lưỡng bội có kiểu gen AB/ab. Số loại tinh trùng tối đa tạo ra khi cơ thể trên giảm phân là bao nhiêu?
Biết rằng, quá trình giảm phân tạo giao tử bình thường, các giao tử tạo ra có sức sống như nhau.
A. 2. B. 4. C. 6. D. 8.
Câu 5: Một tế bào lưỡng bội 2n không phân li trong nguyên phân tạo ra 2 tế bào con 2n+2 và 2n-2. Sự không phân li xảy ra ở
A. 1 NST kép trong cặp NST tương đồng.
B. 2 NST kép trong cùng 1 cặp NST tương đồng.
C. 2 NST kép trong 2 cặp NST tương đồng khác nhau.
D. 3 NST kép trong 3 cặp NST tương đồng khác nhau.
Câu 6: Trong những đáp án sau, đâu là kiểu quan hệ giữa các gen allen đối với sự hình thành tính trạng?
A. Tương tác bổ trợ.
B. Tương tác át chế.
C. Tương tác cộng gộp.
D. Kiểu trội không hoàn toàn.
E. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 7: Cà độc dược (Datura) lưỡng bội bình thường có 2n = 24 NST. Theo lý thuyết, cây cà độc dược có thể có bao nhiêu kiểu thể đột biến vừa ba nhiễm, vừa một nhiễm khác nhau?
(Ví dụ: Thể đột biến mà trong mỗi tế bào có 3 NST cặp số 1 và 1 NST ở cặp số 2, các cặp còn lại bình thường).
A. 12.
B. 66.
C. 132.
D. 276.
Câu 8: Về nguyên tắc, loài người Homo sapiens có thể có bao nhiêu kiểu thể ba khác nhau?
A. 23. B. 24. C. 25. D. 26.
Câu 9: Hai kiểu đột biến cấu trúc NST cùng phát sinh do sự trao đổi chéo không đồng đều trong giảm phân gây ra là gì?
A. Đảo đoạn và chuyển đoạn.
B. Mất đoạn và đảo đoạn.
C. Lặp đoạn và mất đoạn.
D. Lặp đoạn và đảo đoạn.
Câu 10: Một biến đổi trong 1 gen có thể di truyền được gọi là
A. Biến dị di truyền.
B. Đột biến.
C. Biến dị bất thường.
D. Đột biến nhầm nghĩa.
Đáp án Bài tập trắc nghiệm về Di truyền phân tử Sinh học 9
1C 2C 3D 4A 5B 6D 7C 8C 9C 10B
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 12-18 của tài liệu Bài tập trắc nghiệm về Di truyền phân tử Sinh học 9 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt!