ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1
MÔN NGỮ VĂN 11
1. Phần Tiếng việt
1.1. Một số biện pháp tu từ và tác dụng
- So sánh: đối chiếu sự vật này với sự vất khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm.
- Ẩn dụ: Gọi tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm.
- Nhân hóa: cách gọi tả vật, đồ vật..v.v bằng những từ ngữ vốn dùng cho con người làm cho thế giới vật, đồ vật ... trở nên gần gũi biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người.
- Hoán dụ: gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó.
- Nói quá: Biện pháp tu từ phóng đại mức độ quy mô tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng tăng tính biểu cảm.
- Nói giảm nói tránh: dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển tránh gây cảm giác phản cảm và tránh thô tục thiếu lịch sự.
- Điệp ngữ: lặp lại từ ngữ hoặc cả câu để làm nổi bật ý gây cảm xúc mạnh.
- Chơi chữ: Cách lợi dụng đặc sắc về âm và về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm hài hước.
1.2. Phương thức biểu đạt
a. Tự sự (kể chuyện, tường thuật) Là kể chuyện, nghĩa là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc. Ngoài ra, người ta không chỉ chú trọng đến kể việc mà còn quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống.
b. Miêu tả: Là dùng ngôn ngữ mô tả sự vật làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người.
c. Biểu cảm: Là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.
d. Nghị luận: Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.
e. Thuyết minh: Là cung cấp, giới thiệu, giảng giải…một cách chính xác và khách quan về một sự vật, hiện tượng nào đó có thật trong cuộc sống. Ví dụ một danh lam thắng cảnh, một vấn đề khoa học, một nhân vật lịch sử...
f. Hành chính - công vụ: Là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí.
1.3. Phong cách chức năng ngôn ngữ
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: là phong cách (PC) được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, đồng hành...
Gồm các dạng: chuyện trò/ nhật kí/ thư từ
- Phong cách ngôn ngữ khoa học: PC khoa học là PC được dùng trong lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học. Đây là PC ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu. Khác với PC ngôn ngữ sinh hoạt, PC này chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của những người làm khoa học (ngoại trừ dạng phổ cập khoa học).
Gồm các dạng: KH chuyên sâu/ KH giáo khoa/ KH phổ cập
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: là PC được dùng trong sáng tác văn chương. PC này là dạng tồn tại toàn vẹn và sáng chói nhất của ngôn ngữ toàn dân. PC văn chương không có giới hạn về đối tượng giao tiếp, không gian và thời gian giao tiếp.
- Phong cách ngôn ngữ chính luận: là PC được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội. Người giao tiếp ở PC này thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm chính trị, tư tưởng của mình đối với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội.
- Phong cách ngôn ngữ hành chính: là PC được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính. Ðấy là giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác.
PC hành chính có hai chức năng: thông báo và sai khiến. Chức năng thông báo thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thông thường, ví dụ như: văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hoá đơn, hợp đồng... Chức năng sai khiến bộc lộ rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên gửi cho cấp dưới, của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân.
- Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn): là PC được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự. (Thông tấn: có nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi).
2. Phần nghị luận xã hội
- Nghị luận là bàn bạc, đánh giá một vấn đề, trong đó, nghị luận xã hội là phương pháp nghị luận lấy đề tài từ các lĩnh vực xã hội chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc nhằm làm sáng tỏ cái đúng – sai, cái tốt – xấu của vấn đề được nêu ra. Từ đó đưa ra một cách hiểu thấu đáo về vấn đề nghị luận cũng như vận dụng nó vào đời sống.
- Nghị luận xã hội gồm có hai dạng:
+ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
+ Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, quan điểm nhân sinh (như các vấn đề về nhận thức; về tâm hồn nhân cách; về các quan hệ gia đình xã hội, cách ứng xử; lối sống của con người trong xã hội…)
Bước 1 : Giải thích từ tư tưởng , đạo lí.
Bước 2 : Bàn luận
- Phân tích mặt đúng.
- Bác bỏ ( phê phán ) những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề.
Bước 3: Mở rộng.
- Mở rộng bằng cách giải thích và chứng minh.
- Mở rộng bằng cách đào sâu thêm vấn đề.
- Mở rộng bằng cách lật ngược vấn đề.
(Người tham gia nghị luận đưa ra mặt trái của vấn đề. Phủ nhận nó là công nhận cái đúng, ngược lại ,nếu vấn đề bình luận là sai hãy lật ngược bằng cách đưa ra vấn đề đúng. Bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là phủ định cái sai.
Trong các bước mở rộng ,tuỳ vào từng trường hợp và khả năng của mình mà áp dụng cho tốt , không nên cứng nhắc).
Bước 4 : Nêu ý nghĩa ,rút ra bài học nhận thức và hành động.
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống là sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận để làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu những hiện tượng đời sống có ý nghĩa xã hội. Thông thường, những hiện tượng mà đề bài đề cập tới thường là những hiện tượng nổi bật, tạo được sự chú ý và có tác động đến đời sống xã hội. Không chỉ đề cập đến những hiện tượng tốt đẹp, tích cực trong đời sống, kiểu bài nghị luận này còn đề cập đến những hiện tượng mang tính chất tiêu cực, đang bị xã hội lên án, phê phán.
Bước 1: Miêu tả hiện tượng được đề cập đến trong bài.
- Giải thích ( nếu trong đề bài có khái niệm, thuật ngữ hoặc các ẩn dụ, hoán dụ, so sánh…)cần làm rõ để đưa ra vấn đề bàn luận.
- Chỉ ra thực trạng ( biểu hiện của thực trạng)
Bước 2: Phân tích các mặt đúng – sai, lợi – hại của vấn đề.
- Phân tích tác dụng của vấn đề nếu là hiện tượng tích cực.
- Phân tích tác hại của vấn đề nếu là hiện tượng tiêu cực.
- Phân tích cả hai mặt tích cực và hạn chế nếu đề có cả hai mặt.
Bước 3: Chỉ ra nguyên nhân.
Bước 4: Bày tỏ thái độ, ý kiến đánh giá của người viết về hiện tượng. Rút ra bài học và đề xuất giải pháp.
3. Phần văn học
3.1. Tự tình (Bài II) – Hồ Xuân Hương.
- Nội dung: Qua bài thơ ta thấy được bản lĩnh HXH được thể hiện qua tâm trạng đầy bi kịch: vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khao khát được hạnh phúc.
- Nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn, tả cảnh sinh động, đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ.
3.2. Câu cá mùa thu (Thu điếu) - Nguyễn Khuyến.
- Nội dung: Vẻ đẹp bức tranh mùa thu của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ; tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng của tác giả.
- Nghệ thuật:
+ Cách gieo vần đặc biệt: Vần " eo "(tử vận) khó làm, được tác giả sử dụng một cách thần tình, độc đáo, góp phần diễn tả một không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của nhà thơ.
+ Lấy động nói tĩnh - nghệ thuật thơ cổ phương Đông.
+ Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.
3. 3. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
- Nội dung:
+ Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân.
+ Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, người nông dân có một vị trí trung tâm và hiện ra với tất cả vẻ đẹp của họ.
- Nghệ thuật:
+ Chất trữ tình.
+ Thủ pháp tương phản và cấu trúc của thể văn biền ngẫu.
+ Ngôn ngữ vừa trân trọng vừa dân dã, mang đậm sắc thái Nam Bộ.
3.4. Hai đứa trẻ - Thạch Lam:
- Nội dung: Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” thể hiện niềm cảm thương chân thành của Thạch Lam đối với những kiếp sống nghèo khổ, chìm khuất trong mòn mỏi, tăm tối, quẩn quanh nơi phố huyện trước cách mạng và sự trân trọng những mong ước nhỏ bé, bình dị mà tha thiết của họ.
- Nghệ thuật:
+ Cốt truyện đơn giản, nổi bật là những dòng tâm trạng chảy trôi, những cảm xúc, cảm giác mơ hồ trong tâm hồn nhân vật.
+ Bút pháp tương phản đối lập.
+ Miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật và tâm trạng của con người.
+ Ngôn ngữ giàu hình ảnh, tượng trưng.
+ Giọng điệu thấm đượm chất thơ chất trữ tình sâu sắc.
-- Để xem tiếp nội dung phần Đọc văn của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--
4. Phần làm văn
I. Yêu cầu
- Học thuộc các bài thơ, nắm được cốt truyện các tác phẩm tự sự.
- Chú ý khai thác nghệ thuật để làm rõ nội dung tư tưởng tác phẩm.
- Nắm vững những nội dung cơ bản của các tác phẩm.
- Chủ yếu sử dụng thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh.
Chú ý:
- Cần phải nắm chắc cốt truyện, các sự kiện, chi tiết tiêu biểu liên quan đến nhân vật chính, các chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong các tác phẩm.
- Kỹ năng để viết được một bài văn nghị luận văn học có luận điểm, luận cứ chính xác, lập luận hợp lí, thuyết phục (Cụ thể: Khâu phân tích đề, lập dàn ý, hoặc tìm lí lẽ, dẫn chứng - vận dụng kết hợp các thao tác lập luận; hoặc ở khâu diễn đạt...)
- Xem thêm phần hướng dẫn ở SGK trang 211
5. Một số đề tham khảo
a. Anh (chị) có ấn tượng sâu sắc với nhân vật nào, với chi tiết nghệ thuật nào trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam? Vì sao?
-- Để xem tiếp nội dung phần Tham khảo của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Bên cạnh đó, các em có thể tham khảo thêm các tài liệu khác cùng chuyên mục:
-
Bộ 3 đề thi HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2020 Trường THPT Tống Duy Tân có đáp án
-
Bộ 3 đề thi HK1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2020 Trường Lương Ngọc Quyến có đáp án
-
Bộ 2 đề thi HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2020 Trường THPT Đoàn Thượng có đáp án
Chúc các em học tập tốt!