Đề cương ôn tập đầu HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 8 - Trường THCS Biên Giang

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐẦU HK II - MÔN NGỮ VĂN 8

Thời gian nghỉ dịch Covid 19

Năm học: 2019-2020

A.HỆ THỐNG KIẾN THỨC

 

I/ PHÂN MÔN VĂN

Lập bảng thống kê các văn bản tác phẩm văn học Việt Nam

TT

Tên văn bản

Tác giả

Thể loại

Giá trị nội dung

Giá trị nghệ thuật

1

Nhớ rừng

(Thơ mới)

Thế Lữ (1907-1989)

Thơ  tám chữ

Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và khao khát tự do mãnh liệt của nhà thơ, khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.

Bút pháp lãng mạn rất truyền cảm, sự đổi mới câu thơ, vần điệu, nhịp điệu, phép tương phản, đối lập. Nghệ thuật tạo hình đặc sắc.

2

Quê hươg

(Thơ mới)

 

Tế Hanh

(sinh 1921)

Thơ  tám chữ

Tình yêu quê hương trong sáng, thân thiết được thể hiện qua bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt làng chài.

Lời thơ bình dị, hình ảnh thơ mộc mạc mà tinh tế lại giàu ý nghĩa biểu trưng (cánh buồm - hồn làng, thân hình nồng thở vị xa xăm, nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ,…)

3

Khi con tu hú

(Thơ

Cáchmạng)

Tố Hữu  (1920-2002)

Thơ lục bát

Tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong nhà tù.

Giọng thơ tha thiết, sôi nổi, tưởng tượng rất phong phú, dồi dào.

4

Tức cảch

Pác Bó

(Thơ

cách mạng)

 

Hồ Chí Minh

(1890-1969)

Đường luật thất ngôn tứ tuyệt

Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.

Giọng thơ hóm hỉnh, tươi vui, (vẫn sẵn sàng, thật là sang), từ láy miêu tả (chông chênh); vừa cổ điển vừa hiện đại.

5

Ngắm trăng (Vọng Nguyệt; trích Nhật kí trong tù)

Hồ Chí Minh

Thất ngôn tứ tuyệt

(chữ Hán)

Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay trong cảnh tù ngục cực khổ, tối tăm.

Nhân hóa, điệp từ, câu hỏi tu từ và đối lập.

6

Đi đường (Tẩu Lộ; trích Nhật kí trong tù)

 

Hồ Chí Minh

Thất ngôn tứ tuyệt chữ Hán (dịch lục bát)

Ý nghĩa tượng trưng và triết lí sâu sắc: Từ việc đi đường núi gợi ra chân lí đường đời; vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.

Điệp từ (tẩu lộ, trùng san), tính đa nghĩa của hình ảnh, câu thơ, bài thơ.

 

Yêu cầu:

- Nắm được tên văn bản, tác giả, thể thơ.

- Học thuộc lòng các bài thơ, phân tích nội dung và nghệ thuật.

- Nắm được nội dung cụ thể và vẻ đẹp của các tác phẩm trữ tình (vẻ đẹp tâm hồn của những nhà thơ cộng sản như Hồ Chí Minh, Tố Hữu; tâm tư tình cảm của những nhà thơ mới lãng mạn như Thế Lữ, Tế Hanh); vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca, vai trò và tác dụng của các biện pháp tu từ trong các tác phẩm trữ tình.

II/ PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT: Ôn tập về các kiểu câu phân chia theo mục đích nói

CÁC KIỂU CÂU CHIA THEO MỤC ĐÍCH NÓI

STT

Kiểu câu

Đặc điểm hình thức

Chức năng chính

Chức năng khác

 

1

 

Câu nghi vấn

 

- Kết thúc bằng dấu chấm hỏi (khi viết).

- Có từ nghi vấn: ai, gì, nào, đâu, bao nhiêu hoặc từ “hay’

 

- Dùng để hỏi.

- Dùng để cầu khiến, đe doạ, phủ định, khẳng định.

- Dùng để biểu lộ tình cảm, cảm xúc.

2

Câu cầu khiến

- Kết thúc câu bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm (khi viết).

- Có từ cầu khiến: hãy, đùng, chớ, đi, thôi, nào…

- Ngữ điệu cầu khiến.

- Dùng để ra lệnh, yêu cầu, răn đe, khuyên bảo.

 

3

Câu cảm thán

- Kết thúc câu bằng dấu chấm than (khi viết).

- Có từ cảm thán: than ôi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi, biết bao…

- Bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói.

 

4

Câu trần thuật

- Kết thúc câu bằng dấu chấm, đôi khi kết thúc bằng dấu chấm lửng (khi viết).

- Không có đặc điểm hình thức của câu: nghi vấn, cầu khiến, cảm thán.

- Dùng để kể, thông báo, nhận định, trình bày, miêu tả…

- Dùng để yêu cầu, đề nghị.

- Dùng để biểu lộ cảm xúc, tình cảm.

5

Câu phủ định

Có từ ngữ ngữ phủ định như:  không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có),…

 

 

 

 

- Dùng để thông báo, xác nhận không có sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (PĐMT).

- Phản bác một ý kiến, một nhận định (PĐBB).

 

 

Yêu cầu: Nắm được đặc điểm hình thức, chức năng của các kiểu câu => vận dụng vào việc viết câu, dựng đoạn, bài văn.

III/ PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN: Ôn tập về kiểu bài văn Thuyết minh

1. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh:

a/ Mở bài: Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh.

b/ Thân bài: Trình bày chi tiết về vị trí, lai lịch, nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa (có thể  trình bày theo quan hệ thời gian, không gian, theo các sự kiện gắn liền với danh lam đó).

c/ Kết bài: Cảm nghĩ chung về danh lam thắng cảnh hoặc nói về triển vọng phát triển trong tương lai…

2. Thuyết minh về một phương pháp (cách làm):

a/ Mở bài: Giới thiệu khái quát về vật liệu mà mình chọn làm

b/ Thân bài:

- Nguyên liệu

- Cách làm

- Yêu cầu thành phẩm

c/ Kết bài: Nêu lợi ích của nó đối với con người.

B. BÀI TẬP

I/ PHÂN MÔN VĂN

1. Hãy phân tích nỗi nhớ rừng của con hổ trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ.

Khích lệ lòng yêu nước bất khuất, quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.

2. Có ý kiến cho rằng: Trong bài “Quê hương” có những chỗ tác giả đã sử dụng những so sánh đẹp, bay bổng và biện pháp nhân hóa độc đáo, thổi linh hồn cho sự vật, khiến sự vật có một vẻ đẹp, một ý nghĩa, một tầm vóc bất ngờ. Em hãy chọn và phân tích một ví dụ mà em thích nhất?

3. Qua bài thơ “Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu em có cảm nhận gì về tâm trạng tác giả?

4. Qua hai bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” và bài thơ “Ngắm trăng”, hình ảnh Bác Hồ hiện ra như thế nào?

5. Viết lại bài thơ “Ngắm trăng” và cho biết chất “thép”, chất “tình” thể hiện trong bài thơ này như thế nào?

              -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy----------

Trên đây là trích dẫn một phần đề cương ôn tập đầu HK2 môn Ngữ Văn 8 của trường THCS Biên Giang . Để xem được đầy đủ nội dung đề cương, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề  cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi thật tốt để có một kết quả cao.

                                                                                            ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?