Chuyên đề Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển môn Địa Lý 8 năm 2021

VIỆT NAM TRÊN CON ĐƯỜNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

 

1. LÝ THUYẾT

- Năm 1986, nước ta bắt đầu Công cuộc Đổi mới toàn diện nền kinh tế đã đat được những thành tựu to lớn và vững chắc.

   + Sản xuất nông nghiệp liên tục phát triển, một số các nông sản xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, cao su, chè, điều và thủy sản.

   + Công nghiệp từng bước khôi phục và phát triển mạnh mẽ.

   + Cơ cấu kinh tế ngày càng cân đối, hợp lí theo hướng kinh tế thị trường.

   + Đời sống nhân có nhiều cải thiện.

- Mục tiêu chiến lược 20 năm 2001-2020: đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

2. BÀI TẬP VÍ DỤ

Câu 1: Nêu nhận xét về sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta qua bảng 22.1 

Trả lời

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế nước ta giai đoạn 1990 – 2000 có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ.

- Nông nghiệp giảm khá nhanh từ 38,74% xuống còn 24,3%, giảm 14,44%.

- Công nghiệp tăng khá nhanh từ 22,67% lên 36,61%, tăng 13,94%.

- Dịch vụ tăng nhẹ từ 38,59% lên 39,09%,tăng 0,5%.

=> Xu hướng chuyển dịch tích cực, phù hợp với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Câu 2: Mục tiêu tổng quát của chiến lược 20 năm 2001 - 2020 của nước ta là gì?

Trả lời

* Mục tiêu tổng quát của chiến lược 20 năm 2001 - 2020 của nước ta là: 

Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật văn hóa, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Câu 3: Hãy cho biết một số thành tựu nổi bật của nền kinh tế - xã hội nước ta trong thời gian qua.

Trả lời

 Công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội nước ta được triển khai từ 1986, đến nay đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện.

- Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Nền kinh tế phát triển ổn định với gia tăng GDP hơn 7% một năm. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

- Sản xuất nông nghiệp phát triển: Sản lượng lương thực tăng cao, bảo đảm vấn đề an ninh lương thực và xuất khẩu.

- Nền công nghiệp phát triển nhanh, từng bước thích nghi với nền kinh tế thị trường.

- Dịch vụ phát triển nhanh, ngày càng đa dạng phục vụ đời sống và sản xuất trên cả nước: thương mại, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông.

- Nền kinh tế nhiều thành phần được xác lập cho phép sử dụng tốt hơn các nguồn lực trong và ngoài nước.

- Liên hệ thực tế địa phương: về đời sống nông dân, kết cấu hạ tầng nông thôn (giao thông, điện, cấp nước sạch...), các ngành nghề sản xuất..

Câu 4: Dựa vào bảng 22.1 (SGK trang 79), hãy vẽ biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của hai năm 1990 và 2000 và rút ra nhận xét.

Trả lời

 Vẽ biểu đồ:

        Biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam năm 1990 và năm 2000 (%)

Nhận xét: 

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế nước ta giai đoạn 1990 – 2000 có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ.

- Nông nghiệp giảm khá nhanh từ 38,74% xuống còn 24,3%.

- Công nghiệp tăng khá nhanh từ 22,67% lên 36,61%.

- Dịch vụ tăng nhẹ từ 38,59% lên 39,09%.

=> Xu hướng chuyển dịch tích cực, phù hợp với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế của nước ta bắt đầu từ năm nào?

   A. 1945      B. 1975

   C. 1986      D. 1995

Đáp án: C.1986

Giải thích: Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế của nước ta bắt đầu từ năm 1986

Câu 2: Những thành tựu nào không đúng trong sản xuất nông nghiệp mà Việt Nam đạt được sau công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tê

   A. Sản xuất nông nghiệp lên tục phát triển.

   B. Sản xuất lương thực tăng cao, đảm bảo vững chắc vấn đề an ninh lương thực.

   C. Sản xuất lương thực tăng cao, hiện nay sản lượng lương thực nước ta đứng thứ 2 trên thế giới.

   D. Một số nông sản xuất khẩu chủ lực: gạo, cà phê, cao su, chè, điều và hải sản.

Đáp án: C. Sản xuất lương thực tăng cao, hiện nay sản lượng lương thực nước ta đứng thứ 2 trên thế giới.

Câu 3: Những thành tựu trong sản xuất công nghiệp mà Việt Nam đạt được sau công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tê

   A. Sản xuất công nghiệp từng bước khôi phục và phát triển mạnh mẽ.

   B. Tỉ trọng của sản xuất công nghiệp ngày càng tăng trong cơ cấu GDP.

   C. Các ngành công nghiệp theo chốt: dầu khí, than, thép, xi, măng, giấy, đường.

   D. Tất cả ý trên.

Đáp án: D. Tất cả ý trên.

Câu 4: Cơ cấu kinh tế của Việt Nam thay đổi như thế nào sau công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tê:

   A. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỉ trong khu vực công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP.

   B. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp tăng tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP.

   C. Tăng tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp giảm tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP

   D. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp tăng tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP

Đáp án: A. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỉ trong khu vực công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP.

Câu 5: Mục tiêu chiến lược 20 năm 2001-2020 của nước ta:

   A. Đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

   B. Đến năm 2020 nước ta phải đảm bảo an ninh lương thực cho nhân dân.

   C. Đến năm 2020 nước ta phải phát triển các ngành công nghiệp hiện đại: nguyên tử, hàng không vũ trụ, …

   D. Đến năm 2020, đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu.

Đáp án: A. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỉ trong khu vực công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP.

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Chuyên đề Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển môn Địa Lý 8 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?