TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
1. LÝ THUYẾT
a. Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc
- Nửa đầu thế kỷ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á là thuộc địa, nền kinh tế lạc hậu và phải cung cấp nguyên liệu cho các nước mẫu quốc.
- Năm 1997-1998, cuộc khủng hoảng tài chính làm cho suy giảm nền kinh tế các nước, sản xuất bị đình trệ.
- Hiện nay, việc sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu liệu vẫn chiếm vị trí đáng kể trong kinh tế của các nước.
- Các vấn đề về môi trường, khai thác thác tài nguyên quá mức,… cần được các nước chú trọng hơn.
b. Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi
- Hiện nay, một số số nước trong khu vực đang tiến hành công nghiệp hóa và đạt được những thành tựu.
- Cơ cấu kinh tế của các nước trong khu vực chuyển dịch theo hướng tích cực
2. VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1: Dựa vào bảng 16.1, hãy cho biết tình hình tăng trưởng kinh tế của các nước trong giai đoạn 1990 – 1996; 1998 – 2000 và so sánh với mức tăng trưởng bình quân của thế giới (Mức tăng GDP bình quân của thế giới trong thập niên 90 là 3% năm).
Giải
Nhận xét:
- Giai đoạn 1990 – 1996:mức tăng trưởng của các nước không ổn định và có sự chênh lệch.
+ Các nước có tốc độ tăng trưởng tăng lên là: Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Việt Nam; trong đó Việt Nam có mức tăng trưởng nhanh nhất (tăng 4,2%).
+ Các nước có tốc độ tăng trưởng giảm là: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Xin-ga-po, đặc biệt là Thái Lan (giảm 5,3%).
- Năm 1998, nhiều quốc gia có tốc độ tăng trưởng ở mức âm: In-đô-nê-xi-a (-13,2%), Ma-lai-xi-a (-7,4%) , Thái Lan (-10,8%), Phi-lip-pin (-0,6%).
- Giai đoạn 1998 – 2002: Các nước đều có mức tăng trưởng đi lên và nhanh chóng khôi phục nền kinh tế.
+ Các nước đạt mức tăng trưởng dưới 6%/năm (In-đô-nê- xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan).
+ Các nước đạt trên 6%/năm (Ma-lai-xi-a, Việt Nam, Xin-ga-po).
- So với mức tăng trưởng bình quân của thế giới (thập niên 90 là 3% năm) thìmức tăng trưởng bình quân của một số nước Đông Nam Á cao hơn.
Câu 2: Vì sao các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc?
Giải
Các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc, do:
- Ảnh hưởng của 2 cuộc khủng hoảng kinh tế 1997 -1998 và 2008, đã làm suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong khu vực.
- Chưa áp dụng được công nghệ hiện đại trong các ngành sản xuất, còn phụ thuộc vào các nước phát triển.
- Chưa có chính sách thực sự đúng đắn cho sự phát triển công nghiệp- dịch vụ.
- Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế của nhiều nước đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực (ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên,..).
Câu 3: Dựa vào bảng 16.2, cho biết tỉ trọng của các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của từng quốc gia tăng giảm như thế nào?
Giải
- Tỉ trọng của các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của các quốc gia đều thay đổi:
+ Cam-pu-chia: tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm 18,5%; tỉ trọng ngành công nghiệp tăng 9,3%, tỉ trọng ngành dịch vụ tăng 9,2%.
+ Lào: tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm 8,3%; tỉ trọng ngành công nghiệp tăng 8,3%; tỉ trọng ngành dịch vụ không thay đổi.
+ Phi-líp-pin: tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm 9,1%; tỉ trọng ngành công nghiệp giảm 7,7%; tỉ trọng ngành dịch vụ tăng 16,8%.
+ Thái Lan: tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm 12,7%; tỉ trọng ngành công nghiệp tăng 11,3%; tỉ trọng ngành dịch vụ tăng 1,4%
3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nửa đầu thế kỉ XX, nền kinh tế của các nước Đông Nam Á có đặc điểm
A. Nền kinh tế rất phát triển.
B. Kinh tế đang tiến hành quá trình công nghiệp hóa
C. Nền kinh tế lạc hậu và tập trung vào sản xuất lương thực.
D. Nền kinh tế phong kiến.
Đáp án: C. Nền kinh tế lạc hậu và tập trung vào sản xuất lương thực.
Giải thích: Nửa đầu thế kỉ XX, nền kinh tế của các nước Đông Nam Á có đặc điểm nền kinh tế lạc hậu và tập trung vào sản xuất lương thực.
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á
A. Phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao.
B. Nền kinh tế phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc.
C. Có nền kinh tế phát triển hiện đại.
D. Các quốc gia Đông Nam Á có nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu và kém phát triển.
Đáp án: B. Nền kinh tế phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc.
Giải thích: Nền kinh tế phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc là đặc điểm phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á.
Câu 3: Hiện nay vấn đề cần được quan tâm trong quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á
A. Thiếu nguồn lao động.
B. Tình hình chính trị không ổn định.
C. Vấn đề môi trường: ô nhiễm môi trường, tài nguyên cạn kiệt,…
D. Nghèo đói, dịch bệnh.
Đáp án: C. Vấn đề môi trường: ô nhiễm môi trường, tài nguyên cạn kiệt,…
Giải thích: Hiện nay vấn đề cần được quan tâm trong quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á là vấn đề môi trường: ô nhiễm môi trường, tài nguyên cạn kiệt,…
Câu 4: Những năm 1997-1998 cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ quốc gia nào?
A. Thái Lan
B. Cam-pu-chia
C. Việt Nam
D. Lào
Đáp án: A. Thái Lan
Giải thích: Những năm 1997-1998 cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Thái Lan.
Câu 5: Ngành kinh tế nào chiếm vị trí đang kể trong phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á
A. Các ngành công nghiệp hiện đại như: hàng không vũ trụ, nguyên tử,…
B. Công nghiệp điện tử: chế tạo các thiết bị điện, máy tính điện tử, người máy công nghiệp.
C. Sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu
D. Khai thác dầu mỏ
Đáp án: C. Sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu
Giải thích: Sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu chiếm vị trí đang kể trong phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á.
Câu 6: Các nước Đông Nam Á đang tiến hành công nghiệp hóa bằng cách:
A. Phát triển các ngành công nghiệp hiện đại như: hàng không vũ trụ, nguyên tử,…
B. Phát triển công nghiệp điện tử: chế tạo các thiết bị điện, máy tính điện tử, người máy công nghiệp.
C. Phát triển thiên các ngành công nghiệp nặng: Luyện kim, cơ khí,…
D. Phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa phụ vụ thị trường trong nước và xuất khẩu
Đáp án: D. Phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa phụ vụ thị trường trong nước và xuất khẩu
Giải thích: Các nước Đông Nam Á đang tiến hành công nghiệp hóa bằng cách phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa phụ vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
Câu 7: Cơ cấu kinh tế của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có sự chuyển dịch như thế nào:
A. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỉ trong khu vực công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP.
B. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp tăng tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP.
C. Tăng tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp giảm tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP
D. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp tăng tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP
Đáp án: A. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỉ trong khu vực công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP.
Giải thích: Cơ cấu kinh tế của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có sự chuyển dịch theo xu hướng g iảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỉ trong khu vực công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP.
Câu 8: Các ngành sản xuất của các nước khu vực Đông Nam Á tập trung chủ yếu tại:
A. Đông Nam Á hải đảo
B. Đông Nam Á đất liền.
C. Vùng đồi núi
D. Vùng đồng bằng và ven biển
Đáp án: D. Vùng đồng bằng và ven biến
Giải thích: Các ngành sản xuất của các nước khu vực Đông Nam Á tập trung chủ yếu tại các v Vùng đồng bằng và ven biển.
Câu 9: Cây lương thực chủ yếu của Đông Nam Á là
A. Lúa mì
B. Lúa gạo
C. Ngô
D. Sắn
Đáp án: B. Lúa gạo
Giải thích: Do khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên ở những đồng bằng phù sa thích hợp trồng lúa gạo.
Câu 10 : Cây công nghiệp được trồng chủ yếu của Đông Nam Á là
A. Bông
B. Chà là
C. Củ cải đường
D. Cà phê
Đáp án: D. Cà phê
Giải thích: Do khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa thích hợp trồng cây cà phê.
---(Hết)---
Trên đây là toàn bộ nội dung Chuyên đề Tình hình phát triển kinh tế các nước Đông Nam Á môn Địa Lý 8 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!