Chuyên đề Tác động của nội lực lên bề mặt Trái Đất môn Địa Lý 8 năm 2021

TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC LÊN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

 

1. LÝ THUYẾT

- Khái niệm: Nội lực là lực sinh ra bên trong lòng Trái Đất.

- Tác động của nội lực lên địa hình bề mặt Trái Đất:

   + Làm dịch chuyển các mảng kiến tạo

   + Hình thành các dãy núi, cao nguyên lớn.

   + Gây ra các hiện tượng: động đất, núi lửa, sóng thần,…

2. BÀI TẬP VÍ DỤ

Câu 1: Quan sát các hình 19.1 (SGK trang 66), 19.2 (SGK trang 67) và dựa vào kiến thức đã học, cho biết các dãy núi cao, núi lửa của thế giới xuất hiện ở vị trí nào của các mảng kiến tạo?

Giải

- Các dãy núi cao và núi lửa của thế giới xuất hiện chủ yếu ở vị trí tiếp xúc của các mảng kiến tạo, đặc biệt núi lửa được hình thành chủ yếu ở nơi hai mảng tách xa nhau (vành đai núi lửa Thái Bình Dương).

Câu 2: Quan sát hình 19.3, 19.4 và 19.5, cho biết nội lực còn tạo ra hiện tượng gì? Nêu một số ảnh hưởng của chúng tới đời sống con người.

Trả lời

- Các hiện tượng: động đất, tạo ra các đảo núi lửa, các lớp đất đá bị xô lệch.

- Ảnh hưởng của chúng lớn đời sống con người:

+ Động đất: phá hủy nhà cửa, đường sá, cầu cống, gây thiệt hại về người...

+ Các đảo núi lửa: khi dung nham phong hoá tạo ra đất ba dan màu mỡ thích hợp trồng cây công nghiệp...

+ Các lớp đất đá bị xô lệch: tạo ra cảnh quan đẹp, thu hút khách du lịch.

Câu 3: Quan sát hình 19.1, đọc tên và nêu vị trí của các dãy núi, sơn nguyên, đồng bằng lớn trên các châu lục.

Trả lời

Dạng địa hình

Tên địa hình

Vị trí

Dãy núi

- Cooc-đi-e

- An-đét

- A-pa-lat

- Át lát

- Đrê-ken-bec

- An-pơ

- Xcan-đi-na-va

- Cap-ca

- Thiên Sơn, Hin-đu-cuc, Côn Luận, An-tai, Xai-an

- Hi-ma-lay-a

- Phía tây Bắc Mĩ

- Phía tây Nam Mĩ

- Đông nam Bắc Mĩ

- Tây Bắc châu Phi

- Nam Phi

- Tây Âu

- Bđ. Xcan-đi-na-va (Na uy)

- Phía bắc Bđ. A-rap (Tây Á)

- Lãnh thổ trung tâm của Trung Quốc

- Phía nam Trung Quốc (ranh giới Trung Quốc – Nê-pan)

Sơn nguyên

- Bra-xin

- Ê-ti-ô-pi-a, Đông Phi

- A-ráp

- I-ran

- Tây Tạng

- Trung Xi-bia

- Đê-can

- Ô-xtrây-li-a

- Phía đông lãnh thổ Nam Mĩ

- Phía đông châu Phi

- Khu vực Tây Nam Á (Bđ. A-rap)

- Trung Á

- Nội địa, trung tâm Trung Quốc

- Vùng trung tâm LB Nga

- Phía nam Ấn Độ (Nam Á)

- Phía tây bắc lục địa Ô-xtrây-li-a

Đồng bằng

- A-ma-dôn

- La-pla-ta

- Công-gô

- Đông Âu

- Tây Xi-bia

- Ấn Hằng

- Hoa Bắc

- Mê Công

- Phía bắc của Nam Mĩ

- Phía nam của Nam Mĩ

- Phía tây của khu vực giữa châu Phi

- Phía tây LB Nga

- Phía bắc Ấn Độ

- Đông Bắc Trung Quốc

- Đông Nam Á lục địa (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia,…)

 

 

Câu 4: Sử dụng lược đồ hình 19.1 và kiến thức đã học, hãy tìm thêm ba ví dụ cho mỗi dạng địa hình.

Trả lời

- Dãy núi: An-đet, An-pơ, Hi-ma-lay-a,...

- Sơn nguyên: Trung Xi-bia, Tây Tạng, Bra-xin,...

- Đồng bằng: đồng bằng Đông Âu, đồng bằng Mê Công,...

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nội lực là gì?

   A. Là lực sinh ra bên trong lòng Trái Đất.

   B. Là lực sinh ra bên ngoài Trái Đất.

   C. Là lực phát sinh từ lớp vỏ Trái Đất

   D. Là lực phát sinh từ phát sinh Mặt Trời

Đáp án: A. Là lực sinh ra bên trong lòng Trái Đất.

Giải thích: Nội lực là lực sinh ra bên trong lòng Trái Đất.

Câu 2: Đâu không phải tác động của nội lực lên bề mặt Trái Đất

   A. Làm dịch chuyển các mảng kiến tạo

   B. Tạo ra các nấm đá

   C. Tạo ra các trận động đất

   D. Tạo ra các dãy núi cao và đồ sộ.

Đáp án: B. Tạo ra các nấm đá

Giải thích: Việc tạo ra các nấm đá không phải tác động của nội lực lên bề mặt Trái Đất.

Câu 3: Các dãy núi cao, núi lửa của thế giới xuất hiện ở vị trí nào của mảng kiến tạo?

   A. Ở giữa của các mảng kiến tạo

   B. Ở phía bắc của mảng kiến tạo

   C. Ở phía nam của mảng kiến tạo.

   D. Ở nơi tiếp xúc giữa các nảng kiến tạo

Đáp án: D. Ở nơi tiếp xúc giữa các nảng kiến tạo

Giải thích: Các dãy núi cao, núi lửa của thế giới xuất hiện ở nơi tiếp xúc giữa các nảng kiến tạo của mảng kiến tạo.

Câu 4 : Nhận xét nào đúng về tác động của nội lực và ngoại lực

   A. Hai lưc này tác động riêng rẽ trên bề mặt địa hình Trái Đất.

   B. Hiện nay chỉ có quá trình ngoại lực điễn ra trên bề mặt Trái Đất.

   C. Quá trình nội lực diễn ra trước, quá trình ngoại lực diễn ra sau.

   D. Nội lực và ngoại lực diễn ra đồng thời hoặc xen kẽ nhau.

Đáp án: D. Nội lực và ngoại lực diễn ra đồng thời hoặc xen kẽ nhau.

Câu 5 : Nhận xét nào sau đây không đúng về tác động của nội lực và ngoại lực

   A. Các dạng địa hình vô cùng phong phú của bề mặt Trái Đất.

   B. Ngày nay bề mặt Trái Đất vẫn đang tiếp tục thay đổi.

   C. Địa hình bề mặt Trái Đất hiện nay chỉ chịu tác động của ngoại lực.

   D. Địa hình bề mặt Trái Đất chịu tác động của cả nội lực và ngoại lực.

Đáp án: C. Địa hình bề mặt Trái Đất hiện nay chỉ chịu tác động của ngoại lực.

Câu 6: Dãy Co-đi-e à nơi tiếp xúc của 2 mảng kiến tạo nào?

   A. Mảng Âu-Á với mảng Thái Bình Dương

   B. Mảng Bắc Mĩ với mảng Thái Bình Dương.

   C. Mảng Nam Mĩ với mảng Thái Bình Dương.

   D. Mảng Âu –Á với mảng Bắc Mĩ.

Đáp án: B. Mảng Bắc Mĩ với mảng Thái Bình Dương.

Giải thích: Dãy Co-đi-e à nơi tiếp xúc của 2 mảng kiến tạo là m ảng Bắc Mĩ với mảng Thái Bình Dương.

Câu 7: Vành đai lửa lớn nhất trên thế giới có tên là:

   A. Vành đai lửa Thái Bình Dương

   B. Vành đai lửa Ấn Độ Dương

   C. Vành đai lửa Đại Tây Dương

   D. Vành đai lửa Bắc Băng Dương

Đáp án: A. Vành đai lửa Thái Bình Dương

Giải thích: Vành đai lửa Thái Bình Dương là khu vực tập trung nhiều núi lửa nhất trên thế giới ở ven Thái Bình Dương.

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Chuyên đề Tác động của nội lực lên bề mặt Trái Đất môn Địa Lý 8 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?