VIỆT NAM – ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI
1. LÝ THUYẾT
a. Việt Nam trên bản đồ thế giới
- Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời.
- Việt Nam đang hợp tác với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
b. Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển
- Năm 1986, nước ta bắt đầu Công cuộc Đổi mới toàn diện nền kinh tế đã đạt được những thành tựu to lớn và vững chắc.
+ Sản xuất nông nghiệp liên tục phát triển, một số các nông sản xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, cao su, chè, điều và thủy sản.
+ Công nghiệp từng bước khôi phục và phát triển mạnh mẽ.
+ Cơ cấu kinh tế ngày càng cân đối, hợp lí theo hướng kinh tế thị trường.
+ Đời sống nhân có nhiều cải thiện.
- Mục tiêu chiến lược 20 năm 2001-2020: đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
c. Học địa lí Việt Nam như thế nào?
- Kiến thức địa lí Việt Nam gồm phần tự nhiên và kinh tế - xã hội.
- Để học tốt ngoài học và làm tốt các bài tập trong SGK cần sưu tầm các tài liệu, khảo sát thực tế, du lịch,…
2. BÀI TẬP VÍ DỤ
Câu 1: Để học tốt môn Địa lí Việt Nam, các em cần làm gì?
Trả lời
Để học tốt môn Địa lí Việt Nam, các em cần:
- Đọc kĩ, hiểu và làm tốt các bài tập trong sách giáo khoa.
- Làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình bằng việc sưu tầm tư liệu, khảo sát thực tế, sinh hoạt tập thể ngoài trời, du lịch...
- Khai thác tốt các lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu... trong sách giáo khoa.
Câu 2: Hãy cho biết một số thành tựu nổi bật của nền kinh tế - xã hội nước ta trong thời gian qua. Quê hương em đã có những đổi mới, tiến bộ như thế nào?
Trả lời
Công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội nước ta được triển khai từ 1986, đến nay đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện.
- Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Nền kinh tế phát triển ổn định với gia tăng GDP hơn 7% một năm. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
- Sản xuất nông nghiệp phát triển: Sản lượng lương thực tăng cao, bảo đảm vấn đề an ninh lương thực và xuất khẩu.
- Nền công nghiệp phát triển nhanh, từng bước thích nghi với nền kinh tế thị trường.
- Dịch vụ phát triển nhanh, ngày càng đa dạng phục vụ đời sống và sản xuất trên cả nước: thương mại, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông.
- Nền kinh tế nhiều thành phần được xác lập cho phép sử dụng tốt hơn các nguồn lực trong và ngoài nước.
- Liên hệ thực tế địa phương: về đời sống nông dân, kết cấu hạ tầng nông thôn (giao thông, điện, cấp nước sạch...), các ngành nghề sản xuất..
Ví dụ: Thành phố Vinh
+ Đời sống nhân dân ngày càng nâng cao và phổ biến lối sống thành thị.
+ Cơ sở hạ tầng được đầu tư hiện đại: sân bay Vinh trở thành sân bay quốc tế, xây dựng đường quốc lộ 32 (Xô Viết - Nghệ Tĩnh nối thẳng vào sân bay, mở thêm các tuyến đường nội thành; hệ thống bệnh viện đa khoa chuyên khoa được hình thành và phát triển, các trường đại học, trung tâm thương mại (VRC, BigC Vinh...) phát triển.
+ Sản xuất công nghiệp và dịch vụ phát triển và tăng tỉ trọng. hình thành nhiều khu công nghiệp lớn (Nam Cấm, Bắc Vinh. Sản xuất nông nghiệp giảm dần, diên tích đất nông nghiệp giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng...
3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Lãnh thổ Việt Nam gồm bộ phận:
A. Phần đất liền
B. Các đảo và vùng biển
C. Vùng trời
D. Cả 3 ý A, B, C.
Câu 2: Việt Nam gắn với châu lục và đại dương nào:
A. Châu Á và Ấn Độ Dương.
B. Châu Á và Thái Bình Dương.
C. Châu Đại Dương và Ấn Độ Dương.
D. Châu Đại Dương và Thái Bình Dương.
Câu 3: Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm nào
A. 1967 B. 1984 C. 1995 D. 1997
Câu 4: Xây dựng lại đất nước, nhân dân ta có xuất phát điểm
A. rất thấp B. thấp C. cao D. rất cao
Câu 5: Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế của nước ta bắt đầu từ năm nào?
A. 1945 B. 1975 C. 1986 D. 1995
Câu 6: Những thành tựu nào không đúng trong sản xuất nông nghiệp mà Việt Nam đạt được sau công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tê
A. Sản xuất nông nghiệp lên tục phát triển.
B. Sản xuất lương thực tăng cao, đảm bảo vững chắc vấn đề an ninh lương thực.
C. Sản xuất lương thực tăng cao, hiện nay sản lượng lương thực nước ta đứng thứ 2 trên thế giới.
D. Một số nông sản xuất khẩu chủ lực: gạo, cà phê, cao su, chè, điều và hải sản.
Câu 7: Những thành tựu trong sản xuất công nghiệp mà Việt Nam đạt được sau công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tê
A. Sản xuất công nghiệp từng bước khôi phục và phát triển mạnh mẽ.
B. Tỉ trọng của sản xuất công nghiệp ngày càng tăng trong cơ cấu GDP.
C. Các ngành công nghiệp theo chốt: dầu khí, than, thép, xi, măng, giấy, đường.
D. Tất cả ý trên.
Câu 8: Cơ cấu kinh tế của Việt Nam thay đổi như thế nào sau công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tê:
A. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP.
B. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp tăng tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP.
C. Tăng tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp giảm tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP
D. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp tăng tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP
Câu 9: Mục tiêu chiến lược 20 năm 2001-2020 của nước ta:
A. Đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
B. Đến năm 2020 nước ta phải đảm bảo an ninh lương thực cho nhân dân.
C. Đến năm 2020 nước ta phải phát triển các ngành công nghiệp hiện đại: nguyên tử, hàng không vũ trụ, …
D. Đến năm 2020, đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu.
Câu 10: Để học tốt môn Địa lí Việt Nam, các em cần làm gì?
A. Học thuộc tất cả các kiến thức trong SGK.
B. Làm tất cả các bài tập trong SGK và sách bài tập.
C. Học thuộc tất cả các kiến thức và làm tất cả các bài tập trong SGK và sách bài tập
D. Ngoài học và làm tốt các bài tập trong sách cần sưu tầm các tài liệu, khảo sát thực tế, du lịch,…
---(Hết)---
Trên đây là toàn bộ nội dung Chuyên đề Việt Nam – Đất nước và con người môn Địa Lý 8 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!