Chuyên đề nền Kinh tế Bắc Mỹ môn Địa Lý 7 năm 2021

NỀN KINH TẾ BẮC MỸ

 

A. LÝ THUYẾT

1. Nền nông nghiệp tiên tiến

- Đặc điểm:

+ Nền nông nghiệp hàng hóa, phát triển mạnh mẽ, đạt trình độ cao.

+ Sản xuất theo qui mô lớn, tạo ra khối lượng nông sản rất lớn.

+ Sử dụng ít lao động trong nông nghiệp (Ca-na-đa: 2,7%; Hoa Kì: 4,4%; Mê-hi-cô: 99,6%).

+ Hoa Kì và Ca-na-đa là những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu trên thế giới.

- Thuận lợi:

+ Điều kiện tự nhiên: Có nhiều kiểu khí hậu, đồng bằng rộng lớn, hệ thống sông, hồ lớn.

+ Điều kiện xã hội : trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, cơ giới hoá trong nông nghiệp.

- Hạn chế:

+ Nông sản có giá thành cao

+ Gây ô nhiễm môi trường do sử dụng nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu.

- Phân bố sản xuất nông nghiệp: có sự phân hoá từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông.

+ Phía Nam Ca-na-đa và Bắc Hoa Kì trồng lúa mì. Xuống phía nam trồng ngô, lúa mì, chăn nuôi bò sữa. Ven vịnh Mê-hi-cô trồng cây nhiệt đới, cây ăn quả.

+ Phía Tây có khí hậu khô hạn trên các vùng núi cao phát triển chăn nuôi. Phía đông có khí hâu nhiệt đới hình thành các vành đai chuyên canh cây công nghiệp và chăn nuôi.

+ Sơn nguyên Mê-hi-cô: chăn nuôi gia súc lớn, trồng ngô, cây công nghiệp nhiệt đới.

2. Công nghiệp Bắc Mĩ chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới

Các nước Bắc Mĩ có nền công nghiệp phát triển cao, đặc biệt là Hoa Kì và Ca-na-đa.

- Hoa Kì:

+ Công nghiệp đứng đầu thế giới.

+ Cơ cấu: phát triển đầy đủ các ngành chủ yếu, công nghiệp chế biến chiếm 80% sản lượng công nghiệp.

+ Phân bố tập:

Ở phía nam Hồ Lớn, vùng Đông Bắc: các ngành truyền thống (luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, thực phẩm…)

Phía nam và ven Thái Bình Dương (vành đai mặt trời): phát triển các ngành kĩ thuật cao (máy móc tự động, điện tử, hàng không vũ trụ, vật liệu tổng hợp…)

- Ca-na-da:

+ Cơ cấu ngành: khai thác và chế biến lâm sản, hoá chất, luyện kim, công nghiệp thực phẩm

+ Phân bố: phía Bắc Hồ Lớn, ven biển Đại Tây Dương.

- Mê-hi-cô:

+ Cơ cấu ngành: Cơ khí, luyện kim, hoá chất, đóng tàu, lọc dầu, công Nghiệp thực phẩm.

+ Ưu tiên khai khoáng và lọc dầu.

+ Phân bố: tập trung ở thủ đô Mêhicô, các thành phố ven vịnh Mêhicô.

3. Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế

- Chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu GDP (Ca-na-đa và Mê-hi-cô:68%, Hoa Kì: 72%).

- Các ngành quan trọng: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải…

- Phân bố: tập trung ở các thành phố quanh vùng Hồ Lớn, vùng Đông Bắc và “vành đai Mặt Trời” của Hoa Kì.

4. Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA)

- Năm 1993, Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ được thông qua, bao gồm 3 nước thành viên: Hoa Kì, Ca-na-đa và Mê-hi-cô.

- Mục đích: tạo thị trường chung rộng lớn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

B. BÀI TẬP VÍ DỤ

Câu 1: Dựa vào bảng thống kê dưới đây (năm 2001)

Em hãy:

a, Tính sản lượng lương thực có hạt bình quân đầungười của ba nước vào cột 4 của bảng trên

b, Vẽ biểu đồ so sánh bình quân lương thực có hạt/người của ba nước?

Trả lời

a, Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người:

  • Ca-na-da: 1,427 kg/người
  • Hoa Kì: 1,130 kg/người
  • Mê-hi-cô: 0,296 kg/người

b, Biểu đồ so sánh bình quân lương thực có hạt/người của ba nước Ca-na-đa, Hoa Kỳ, Mê-hi-cô

Câu 2:

Quan sát hình 38.2 - Lược đồ nông nghiệp Bắc Mĩ, tr.120 SGK, em hãy

a) Hoàn thành sơ đồ dưới đây

b) Kết hợp với SGK, nêu nhận xét về sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ.

Trả lời

a)

b) Nhận xét

Sự phân các điều kiện tự nhiên từ bắc xuống nam, từ tây sang đông có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ.

Câu 3: Cho biết ý kiến của em về câu dưới đây:

Một hạn chế của sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ là nhiều nông sản có giá thành cao nên bị cạnh tranh mạnh trên thị trường.

a) Đúng

b) Sai

Trả lời

a) Đúng

C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu không phải nguyên nhân nào làm cho nền nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao?

A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.

B. Trình độ khoa học kĩ thuật cao.

C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

D. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Câu 2: Nền nông nghiệp ở Bắc Mĩ là nền nông nghiệp:

A. Rộng lớn.

B. Ôn đới.

C. Hàng hóa.

D. Công nghiệp.

Câu 3: Nền nông nghiệp Bắc Mỹ không có hạn chế:

A. Giá thành cao.

B. Nhiều phân hóa học, thuốc hóa học.

C. Ô nhiễm môi trường.

D. Nền nông nghiệp tiến tiến

Câu 4: Trong 3 nước của Bắc Mĩ, nước nào có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp cao nhất?

A. Ca-na-đa.

B. Hoa kì.

C. Mê-hi-cô.

D. Ba nước như nhau.

Câu 5: Trên các sơn nguyên của Mê-hi-cô, ngoài chăn nuôi gia súc lớn, người ta còn trồng:

A. Ngô và các cây công nghiệp nhiệt đới.

B. Lúa gạo và các cây công nghiệp cận nhiệt đới.

C. Cây hoa màu và các cây công nghiệp nhiệt đới.

D. Cây hoa màu và cây công nghiệt ôn đới.

Câu 6: Sản xuất nông nghiệp vùng Bắc Mĩ được tổ chức tiến tiến, không biểu hiện ở:

A. Quy mô diện tích lớn.

B. Sản lượng nông sản cao.

C. Chất lượng nông sản tốt.

D. Sử dụng nhiều lao động có trình độ.

Câu 7: Chăn nuôi gia súc lấy thịt tập trung ở:

A. Đồng bằng Bắc Mĩ.

B. Phía nam Ca-na-đa và phía bắc Hoa Kì;

C. Ven vịnh Mê-hi-cô

D. Vùng núi và cao nguyên phía tây Hoa Kì

Câu 8: Nước nào có bình quân lương thực đầu người cao nhất trong các nước Bắc Mĩ?

A. Ca-na-đa.

B. Hoa Kì.

C. Mê-hi-cô.

D. Ngang nhau.

Câu 9: Quốc gia ở Bắc Mĩ có sản lượng lương thực có hạt lớn nhất là:

A. Ca-na-đa.

B. Hoa kì.

C. Mê-hi-cô.

D. Ba nước như nhau.

Câu 10: Đặc điểm nào dưới đây không phải của nền nông nghiệp Hoa Ki và Ca-na-da:

A. Năng suất cao.

B. Sản lượng lớn.

C. Diện tích rộng.

D. Tỉ lệ lao động cao.

Câu 11: Ngành công nghiệp nào sau đây ở Bắc Mỹ chưa phải là công nghiệp hàng đầu thế giới?

A. Hàng không.

B. Vũ trụ.

C. Nguyên tử, hạt nhân.

D. Cơ khí.

Câu 12: Ưu thế của công nghiệp Mê-hi-cô hiện nay là:

A. Khai khoáng, luyện kim.

B. Dệt, thực phẩm,

C. Khai khoáng và chế biến lọc dầu.

D. Cơ khí và điện tử.

Câu 13: “Vành đai Mặt Trời” là tên gọi của:

A. vùng công nghiệp mới của Bắc Mĩ

B. vùng công nghiệp lạc hậu của Hoa Kì

C. vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì

D. vùng công nghiệp mới ở phía Nam và ven Thái Bình Dương của Hoa Kì.

Câu 14: Vùng công nghiệp "Vành đai Mặt Trời" là nơi chiếm ưu thể của ngành:

A. Luyện kim và cơ khí.

B. Điện tử và hàng không vũ trụ.

C. Dệt và thực phẩm.

D. Khai thác than, sắt, dầu mỏ.

Câu 15: Trong cơ cấu kinh tế ở Bắc Mĩ, lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất là:

A. Nông nghiệp.

B. Công nghiệp.

C. Dịch vụ.

D. Thương mại.

Câu 16: Sự ra đời của khu vực Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) trước hết nhằm mục đích:

A. Cạnh tranh với các nước Tây Âu

B. Khống chế các nước Mĩ La-tinh

C. Tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới

D. Cạnh tranh với các khôi kinh tế ASEAN.

Câu 17: NAFTA gồm có những thành viên:

A. Hoa Kì, Ca-na-đa, Mê-hi-cô

B. Hoa Kì, U-ru-goay, Pa-ra-goay

C. Hoa Kì, Chi-lê, Mê-hi-cô

D. Bra-xin, U-ru-goay, Pa-ra-goay

Câu 18: Quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất ở Bắc Mỹ là:

A. Hoa Kì.

B. Canada.

C. Mê-hi-cô.

D. Panama.

Câu 19: Hãng máy bay Boing là hãng máy bay của:

A. Canada.

B. Hoa Kì.

C. Mê-hi-cô.

D. Ba nước cùng hợp tác.

Câu 20: Sự sa sút của các ngành công nghiệp truyền thống của vùng Đông Bắc Hoa Kì là không phải do:

A. trình độ kĩ thuật chưa cao

B. thiếu thị trường tiêu thụ

C. thiếu lao động và nguyên liệu

D. Lịch sử định cư lâu đời.

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

D

C

D

C

A

D

D

A

B

D

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

C

C

D

B

C

C

A

C

B

D

 
 
 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Chuyên đề nền Kinh tế Bắc Mỹ môn Địa Lý 7 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?