Chuyên đề nền Kinh tế Trung và Nam Mĩ môn Địa Lý 7 năm 2021

KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ

 

A. LÝ THUYẾT

1. Nông nghiệp

a) Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp

- Các công ty của Hoa Kì và Anh đã mua những diện tích đất rộng lớn để lập đồn điền trồng trọt, chăn nuôi và chế biến xuất khẩu.

- Có hai hình thức sản xuất nông nghiệp: tiểu điền trang và đại điền trang.

- Chế độ sở hữu ruộng đất còn bất hợp lí, các đại điền chủ là thành phần chiếm nhiều diện tích đất trồng nhất ở Trung và Nam Mĩ.

- Nông nghiệp nhiều nước lệ thuộc nước ngoài.

- Cải các ruộng đất chưa triệt để, trừ Cu-ba

b) Các ngành nông nghiệp

- Hình thức canh tác chủ yếu: quảng canh và độc canh.

- Ngành trồng trọt:

+ Nông sản chủ yếu là cây công nghiệp và cây ăn quả xuất khẩu.

+ Trồng trọt mang tính chất độc canh do lệ thuộc vào nước ngoài.

+ Lúa mì là sản phẩm xuất khẩu chính. Các nước xuất khẩu lúa mì là Bra-xin, Ac-hen-ti-na.

+ Phần lớn Trung và Nam Mĩ phải nhập lương thực, thực phẩm từ nước ngoài.

- Ngành chăn nuôi:

+ Phát triển với quy mô lớn.

+ Chăn nuôi bò thịt và bò sữa phát triển ở các nước Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay

+ Cừu và lạc đà phân bố chủ yếu ở trên sườn núi Trung An- đét

2. Công nghiệp

- Hoạt động kinh tế chủ yếu của các nước Trung & Nam Mĩ là sản xuất nông sản và khai thác khoáng sản để xuất khẩu.

- Gồm 3 khu vực có trinh độ phát triển khác nhau:

+ Các nước phát triển mạnh ngành công nghiệp khai khoáng: nằm trong khu vực núi An-đét và eo đất Trung Mĩ (Ac-hen-ti-na)

+ Các nước công nghiệp mới: Bra-xin, Chi-lê và Vê-nê-xu-ê-la.

+ Các nước trong vùng biển Ca-ri-bê: phát triển các ngành sơ chế nông sản và chế biến thực phẩm.

- Bốn nước có nền kinh tế phát triển nhất khu vực là: Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Chi-lê, Vê-nê-xuê-la.

3. Vấn đề khai thác rừng A-ma-zôn

- Đặc điểm: Diện tích lớn, đất đai màu mỡ, sông ngòi dày đặc, nhiều khoáng sản đặc biệt có rừng nguyên sinh đa dạng sinh học bậc nhất trên thế giới

- Tiềm năng: nhiều tiềm năng phát triển.

- Hiện trạng: Hiện nay đang bị khai thác bừa bãi, môi trường đang bị huỷ hoại dần...

4. Khối thị trường chung Mec-cô-xua

- Thành lập năm 1991 với 4 quốc gia: Bra-xin, Uru-goay, Pa-ra-goay, Ac-hen-ti-na (ban đầu). Sau đó có thêm Chi-lê và Bô-li-vi-a.

- Mục đích: Tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khối, thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì, tháo dỡ hàng rào hải quan giữa các nước.

B. BÀI TẬP VÍ DỤ

Câu 1: Nêu tên và trình bày sự phân bố của các cây trồng chính ở Trung và Nam Mĩ. 

Trả lời

Các cây trồng chính ở Nam Mĩ:

- Lúa mì: Bra-xin, Ác-hen-ti-na.

- Cà phê: các nước Trung Mĩ (trên đất liền), Cô-lôm-bi-a, Ê-cu-a-đo, Pê-ru, Bra-xin.

- Dừa: ven biển đông bắc Bra-xin.

- Mía: các nước trên quần đảo Ăng-ti, Bra-xin.

- Lạc: Ác-hen-ti-na.

- Đậu tương: Bô-li-vi-a, U-ru-goay, Ác-hen-ti-na.

- Nho: Ác-hen-ti-na, Chi-lê.

- Bông: Pa-ra-oay, U-ru-goay.

- Chuối: các nước Trung Mĩ, Ê-cu-a-đo

- Ngô: Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-ru-goay.
Câu 2: Hoàn thành sơ đồ dưới đây:

C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Các công ty đã mua đất rộng lớn để lập đồn điền trồng trọt, chăn nuôi và chế biến xuất khẩu là nước:

A. Hoa Kì và Anh.

B. Hoa Kì và Pháp.

C. Anh và Pháp.

D. Pháp và Ca-na-da.

Câu 2: Hình thức sở hữu đất phổ biến trong nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ là:

A. Hợp tác xã.

B. Trang trại.

C. Điền trang.

D. Hộ gia đình.

Câu 3: Thành phần nào chiếm nhiều diện tích đất trồng nhất ở Trung và Nam Mĩ?

A. Các công ti tư bản nước ngoài.

B. Các đại điền chủ.

C. Các hộ nông dân.

D. Các hợp tác xã.

Câu 4: Các hình thức canh tác chủ yếu ở các nước Trung và Nam Mĩ:

A. Quảng canh - độc canh.

B. Thâm canh.

C. Du canh.

D. Quảng canh.

Câu 5: Cây trồng chủ yêu của Cu Ba là:

A. Mía.

B. Cà phê.

C. Bông.

D. Dừa.

Câu 6: Nước có sản lượng cá biển lớn nhất Nam Mĩ:

A. Cô-lôm-bi-a.

B. Chi-lê.

C. Xu-ri-nam.

D. Pê-ru.

Câu 7: Để giảm bớt sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng dất một số quốc gia Trung và Nam Mĩ đã không làm việc gì sau?

A. Bán ruộng đất cho các công ti tư bản.

B. Ban hành luật cải cách ruộng đất.

C. Tổ chức khai hoang đất mới.

D. Mua lại đất của điền chủ, các công ti tư bản chia cho dân.

Câu 8: Do lệ thuộc vào nước ngoài nên ngành trồng trọt ở nhiều nước Trung và Nam Mĩ mang tính chất:

A. Đa da hóa cây trồng.

B. Độc canh.

C. Đa phương thức sản xuất.

D. Tiên tiến, hiện đại.

Câu 9: Những nước có ngành chăn nuôi bò thịt và bò sữa phát triển với quy mô lớn là:

A. Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay.

B. Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-goay, Chi-le.

C. Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Chi-le, Pa-ra-goay.

D. Bra-xin, Cô-lôm-bi-a, U-ru-goay, Pa-ra-goay.

Câu 10: Trên sườn núi Trung An-đét, người ta nuôi:

A. Bò thịt, cừu.

B. Cừu, dê.

C. Dê, bò sữa.

D. Cừu, lạc đà Lama.

Câu 11: Các nước Nam Mĩ phải nhập khẩu sản phẩm nào dưới đây?

A. Cà phê.

B. Bông.

C. Mía.

D. Lương thực.

Câu 12: Công nghiệp Trung và Nam Mĩ chia làm 3 khu vực có trình độ phát triển khác nhau. Khu vực nào có ngành công nghiệp khai khoáng phát triển?

A. Các nước công nghiệp mới (Bra-xin, Ac-hen-ti-na).

B. Các nước nằm trong khu vực núi An-đét và eo đất Trung Mĩ.

C. Các nước trong vùng biển Ca-ri-bê.

D. Cả ba khu vực đều phát triển.

Câu 13: Việc khai thác rừng A-ma-dôn vào mục đích kinh tế đã tác động như thế nào tới môi trường của khu vực và thế giới?

A. Ảnh hưởng rất lớn tới môi trường toàn cầu vì A-ma-dôn được coi là lá phổi xanh của thế giới.

B. Không ảnh hưởng nhiều tới môi trường toàn cầu mà chỉ ảnh hưởng lớn đến môi trường của khu vực Nam Mĩ.

C. Hiện nay chính phủ Bra-xin đang có chính sách khuyến khích nông dân khai thác rừng A-ma-dôn. Nếu khai thác có kế hoạch thì không ảnh hưởng gì tới môi trường.

D. Hiện nay chính phủ Bra-xin đang không chính sách khuyến khích nông dân khai thác rừng A-ma-dôn.

Câu 14: Khối thị trường chung Mec-cô-xua thành lập năm nào?

A. Năm 1990.

B. Năm 1991.

C. Năm 1995.

D. Năm 2000.

Câu 15: Trong các nước dưới đây, nước nào không phải là thành viên của Mec-cô-xua:

A. Bra-xin.

B. Ac-hen-ti-na.

C. Vê-nê-xu-ê-la.

D. Pa-ra-goay.

Câu 16: Mec-cô-xua gồm bốn nước thành lập là Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-goay và Pa-ra-goay. Ngoài ra còn có các nước thành viên mới gia nhập là:

A. Chi-lê, Bô-li-vi.

B. Vê-nê-xu-ê-la, Chi-lê.

C. Age-ti-na, Bô-li-vi.

D. Pa-na-ma, Chi-lê.

Câu 17: Các nước ở khu vực An-đét và eo đất Trung Mĩ phát triển mạnh ngành:

A. Công nghiệp cơ khí chế tạo.

B. Công nghiệp lọc dầu.

C. Công nghiệp khai khoáng.

D. Công nghiệp thực phẩm.

Câu 18: Các nước công nghiệp mới ở khu vực Trung và Nam Mĩ là:

A. Bra-xin, Pa-na-ma, Chi-lê.

B. Chi-lê, U-ru-goay, Pa-ra-goay.

C. Bra-xin, Vê-nê-xu-ê-la, Pa-na-ma.

D. Bra-xin, Chi-lê, Vê-nê-xu-ê-la.

Câu 19: Ở vùng biển Ca-ri-bê, các ngành công nghiệp chủ yếu là:

A. Sơ chế nông sản và chế biến thực phẩm.

B. Khai khoáng và công nghiệp chế biến.

C. Công nghiệp chế biến, luyện kim màu.

D. Công nghiệp khai thác và chế biến lâm sản.

Câu 20: Mục đích chính thành lập khối thị trường chung Mec-cô-xua là:

A. Cạnh tranh với các nước Bắc Mĩ.

B. Thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì.

C. Cạnh tranh thị trường với các nước châu ÂU.

D. Tạo thị trường rộng lớn giữa các nước thành viên.

Đáp án

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

C

B

A

A

D

A

B

A

D

 

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

D

B

A

B

C

A

C

D

A

B

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Chuyên đề nền Kinh tế Trung và Nam Mĩ môn Địa Lý 7 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?