Chuyên đề Khái quát tự nhiên khu vực Trung và Nam Mĩ môn Địa Lý 7 năm 2021

KHÁI QUÁT TỰ NHIÊN KHU VỰC TRUNG VÀ NAM MĨ

 

1. LÝ THUYẾT

Diện tích : hơn 20,5 triệu km²

Bao gồm: Eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng-ti và khu vực Nam Mĩ.

a) Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti.

- Khí hậu:

+Phần lớn nằm trong môi trường nhiệt đới, có gió tín phong đông nam thường xuyên thổi.

+ Có sự phân hóa theo chiều Đông - Tây.

- Địa hình:

            + Eo đất Trung Mĩ: nơi tận cùng của dãy Cóoc đie.

            + Quần đảo Ăngti: gồm vô số đảo quanh biển Caribê.

b) Khu vực Nam Mĩ.

Khu vực

Đặc điểm địa hình

Thảm thực vật

Phía Tây

Cao nguyên đồ sộ nhất châu Mĩ, cao trung bình từ 3000 – 5000m, nhiều núi xen kẽ cao nguyên và thung lũng.

Cảnh quan thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao rất phức tạp.

Ở giữa

Rộng lớn gồm đồng bằng Ô ri no co, Amazon, Pampa, Laplata.

Rừng rậm bao phủ, là vựa lúa và vùng chăn nuôi lớn của Nam Mĩ.

 

Phía Đông

Gồm sơn nguyên Guyana, Brazin hình thành lâu đời, bị bào mòn cắt xẻ mạnh.

Rừng rậm nhiệt đới ẩm.

 

2. BÀI TẬP VÍ DỤ
Câu 1: Quan sát hình 41.1, cho biết Trung và Nam Mĩ giáp các biển và đại dương nào?

Trả lời

Trung và Nam Mĩ giáp biển Ca-ri-bê và hai đại dương: Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Câu 2: Quan sát hình 41.1 và các kiến thức đã học, cho biết:

+ Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti nằm trong môi trường nào?

+ Loại gió thổi quanh năm ở đây là gió gì? Thổi theo hướng nào?

Trả lời

- Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ang-ti chủ yếu nằm trong môi trường nhiệt đới.

- Loại gió thổi quanh năm ở đây là gió Tín phong trên biển, thổi theo hướng đông bắc.

Câu 3: Quan sát hình 41.1, nêu đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mĩ.

Trả lời

* Cấu trúc địa hình của Nam Mĩ có 3 phần

- Phía Tây: Dãy núi trẻ An-đet cao và đồ sộ nhất châu Mĩ, độ cao trung bình từ 3000 – 5000m, nhiều núi xen kẽ cao nguyên và thung lũng.

- Ở giữa: Gồm các đồng bằng rộng lớn: đồng bằng Ô-ri-nô-cô, A-ma-zôn, Pam-pa, La-pla-ta.

- Phía Đông: Gồm sơn nguyên Guy-a-na, sơn nguyên Bra-xin hình thành lâu đời, bị bào mòn cắt xẻ mạnh.
Câu 4: So sánh địa hình Nam Mĩ với địa hình Bắc Mĩ.

Trả lời

- Giống nhau : Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.

- Khác nhau :

Khu vực

Bắc Mĩ

Nam Mĩ

Phía Đông

Núi già A-pa-lat

Cao nguyên

 

Ở giữa

Đồng bằng trung tâm Bắc Mĩ là đồng bằng cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.

 Đồng bằng trung tâm Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, từ đồng bằng Ô-ri-nô-cô đến đồng bằng A-ma-dôn và đồng bằng Pam-pa.

Tất cả đều là đồng bằng thấp, chỉ trừ phía nam đồng bằng Pam-pa cao lên thành một cao nguyên.

Phía Tây

Hệ thống Coóc-đi-e của Bắc Mĩ là hệ thống núi và sơn nguyên chiếm gần một nửa lục địa Bắc Mĩ.

Hệ thống An-đét cao đồ sộ hơn, nhưng chiếm một tỉ lệ diện tích không đáng kể so với hệ thống Coóc-đi-e ở Bắc Mĩ.


3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti nằm trong môi trường nào?

A. Môi trường nhiệt đới

B. Môi trường xích đạo

C. Môi trường ôn đới

D. Môi trường cận nhiệt đới

Đáp án: A

Câu 2: Dựa vào lược đồ, xếp theo thứ tự từ Nam lên Bắc ở lục địa Nam Mĩ lần lượt là ba đồng bằng lớn:

A. Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, Pam-pa.

B. Pam-pa, A-ma-dôn, La-pla-ta

C. La-pla-ta, Pam-pa, A-ma-dôn

D. Pam-pa, La-pla-ta, A-ma-dôn.

Đáp án: D

Câu 3: Hệ thống núi An-đét có độ cao trung bình:

A. 1000-2000m

B. 2000-3000m

C. 3000-5000m

D. 5000-6000m

Đáp án: C

Câu 4: Trung và Nam Mĩ kéo dài từ phía bắc của chí tuyến Bắc đến 53o54’N nên có đủ các đới khí hậu

A. Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới.

B. Xích đạo, nhiệt đới, cận cực, hàn đới.

C. Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đối, cực đới.

D. Xích đạo, cận nhiệt đới, ôn đới, cực đới.

Trung và Nam Mĩ kéo dài từ phía bắc của chí tuyến Bắc đến 53o54’ N (Chi lê) nên có đầy đủ các đới khí hậu từ xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới đến ôn đới.

Chọn: A.

Câu 5: Đâu không phải nguyên nhân khiến phía Tây Nam Mĩ khô hạn?

A. Núi cao.

B. Ngược hướng gió.

C. Dòng biển lạnh.

D. Khí hậu nóng, ẩm.

Nguyên nhân chủ yếu khiến phía Tây Nam Mĩ khô hạn là do phía Tây Nam Mĩ chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru, có dãy núi cao An-det chạy theo hướng Bắc – Nam dọc ven biển. Đồng thời, Tây Nam Mĩ cũng là nơi ngược với hướng gió ẩm.

Chọn: D.

Câu 6: Nơi có nhiều núi lửa và động đất thường xuất hiện ở Trung và Nam Mĩ là khu vực

A. Quần đảo Ảng-ti.

B. Vùng núi An-đét.

C. Eo đất Trung Mĩ.

D. Sơn nguyên Bra-xin.

Nơi có nhiều núi lửa và động đất thường xuất hiện ở Trung và Nam Mĩ là khu vực eo đất Trung Mĩ.

Chọn: C.

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng A-ma-zôn?

A. Vùng nông nghiệp trù phú nhất Nam Mĩ.

B. Thảm thực vật chủ yếu là ở rừng rậm xích đạo.

C. Đất đai rộng và bằng phẳng.

D. Có mạng lưới sông ngòi rất phát triển.

Đồng bằng A-ma-zôn là một đồng bằng có đất đai rộng lớn nhất thế giới và bằng phẳng, thảm thực vật chủ yếu là rừng rậm xích đạo với mạng lưới sông ngòi rất phát triển nhưng không phải vùng nông nghiệp trù phù.

Chọn: A.

Câu 8: Điểm khác biệt về địa hình giữa hai hệ thống Coóc-đi-e và An-đét là

A. Tính chất trẻ của núi.

B. Thứ tự sắp xếp địa hình.

C. Chiều rộng và độ cao của núi.

D. Hướng phân bố núi.

Điểm khác biệt về địa hình giữa hai hệ thống Coóc-đi-e và An-đét là chiều rộng và độ cao của núi. Hệ thống núi Cooc-di-e có chiều rộng lớn hơn nhưng lại có độ cao thấp hơn dãy An-đét.

Chọn: C.

Câu 9: Xếp theo thứ tự từ Nam lên Bắc ở lục địa Nam Mĩ lần lượt là ba đồng bằng lớn

A. Ô-ri-nô-cô, A-ma-zôn, Pam-pa.

B. Pam-pa, A-ma-zôn, La-pla-ta

C. La-pla-ta, Pam-pa, A-ma-zôn

D. Pam-pa, La-pla-ta, A-ma-zôn.

Xếp theo thứ tự từ Nam lên Bắc ở lục địa Nam Mĩ lần lượt là ba đồng bằng lớn là đồng bằng Pam-pa, La-pla-ta và cuối cùng ở phía Bắc là đồng bằng A-ma-zôn.

Chọn: D.

Câu 10: Trung và Nam Mĩ không có bộ phận

A. Eo đất Trung Mĩ.

B. Các hòn đảo trong biển Ca-ri-bê.

C. Lục địa Nam Mĩ.

D. Lục địa Bắc Mĩ.

Trung và Nam Mĩ bao gồm các bộ phận, ở phía Bắc là Eo đất Trung Mĩ, các hòn đảo trong biển Ca-ri-bê ở phía Nam là lục địa Nam Mĩ.

Chọn: D.

Câu 11: Tổng diện tích của Trung và Nam Mĩ là 20,5 triệu km2, so với Bắc Mĩ thì

A. Trung và Nam Mĩ có diện tích lớn hơn Bắc Mĩ.

B. Trung và Nam Mĩ có diện tích nhỏ hơn Bắc Mĩ.

C. Trung và Nam Mĩ có diện tích bằng diện tích Bắc Mĩ.

D. Khó so sánh với nhau vì diện tích Bắc Mĩ luôn biến động.

Tổng diện tích của Trung và Nam Mĩ là 20,5 triệu km2, còn diện tích của Bắc Mĩ khoảng 24,7 triệu km2 nên diện tích của Trung và Nam Mĩ nhỏ hơn diện tích tự nhiên của Bắc Mĩ.

Chọn: B.

Câu 12: Rìa phía đông của sơn nguyên Bra-xin được xem là "thiên đường" của cà phê là do

A. Đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào.

B. Nhiều đất đỏ và khí hậu nóng ẩm quanh năm.

C. Có nhiều cảng tốt, thuận lợi cho xuất khẩu.

D. Có lực lượng lao động da đen đông, tiền công rẻ.

Rìa phía đông của sơn nguyên Bra-xin được xem là "thiền đường" của cà phê, nhờ nơi đây có khí hậu xích đạo nóng, ấm quanh năm và có đất đỏ màu mỡ phân bố tập trung thành nhiều vùng rộng lớn.

Chọn: B.

Câu 13: Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti nằm trong môi trường nhiệt đới. Gió thổi thường xuyên là

A. Gió tín phong đông bắc.

B. Gió tín phong Tây bắc.

C. Gió tín phong đông Nam.

D. Gió tín phong Tây Nam.

Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti nằm trong môi trường nhiệt đới. Gió thổi thường xuyên là gió tín phong đông bắc.

Chọn: A.

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Chuyên đề Khái quát tự nhiên khu vực Trung và Nam Mĩ môn Địa Lý 7 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?