Câu hỏi tự luận ôn tập Chương X: Vi khuẩn, nấm, địa y Sinh học 6

 

CÂU HỎI TỰ LUẬN ÔN TẬP CHƯƠNG X: VI KHUẨN, NẤM, ĐỊA Y SINH HỌC 6

Câu 1: Vì sao thức ăn để lâu ngày bị ôi thiu? Biện pháp bảo quản

  • Do vi khuẩn có lối sống hoại sinh nên phân hủy các chất có trong thưc ăn làm ôi thiu, thối rửa .
  • Để bảo vệ thức ăn không bị ôi thiu tùy theo loại thức ăn mà bảo quản các cách như: để tủ lạnh, phơi khô, ướp muối, hâm lại sau khi ăn còn, đậy kín.

Câu 2: Vẽ và chú thích cấu tạo một mũ nấm

Câu 3:  Vai trò của vi khuẩn?

1/ Vi khuẩn có ích:

  • Đối với cây xanh:
    • Phân hủy xác động vật, lá cây rụng xuống thành mùn rồi thành muối khoáng cung cấp cho cây.
    • Một số vi khuẩn có khả năng cố định đạm cung cấp cho cây.
  • Đối với con người:
    • Trong đời sống: vi khuẩn gây hiện tượng lên men -> con người ứng dụng làm muối dưa, sữa chua…..
    • Trong công nghệ sinh học: vi khuẩn tổng hợp protein, vitamin B12, xử lý nước thải, bảo vệ môi trường.
  • Đối với tự nhiên: Vi khuẩn góp phần hình thành than đá, dầu lửa.

2/ Vi khuẩn gây hại:

  • Vi khuẩn gây bệnh cho người, vật nuôi, cây trồng.
  • Vi khuẩn gây hiện tượng thối rửa làm hỏng thức ăn, ô nhiễm môi trường.

Câu 4:  Vai trò của nấm?

* Nấm có ích:

  • Đối với tự nhiên: Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ. Vd: Các nấm hiển vi trong đất.
  • Đối với con người:
    • Sản xuất rượu, bia, chế biến một số thực phẩm, làm men nở bột mì ...Vd: nấm men.
    • Làm thức ăn, làm thuốc. Vd: men bia, nấm linh chi…..

* Nấm có hại: 

  • Nấm kí sinh gây bệnh cho thực vật (vd: nấm von sống bám trên than lúa) và con người (vd: bệnh hắc lào, nước ăn tay chân...).
  • Nấm mốc làm hỏng thức ăn, đồ dùng ...
  • Nấm gây ngộ độc cho người. Vd: nấm độc đỏ, nấm đọc đen….

Câu 5: Trình bày đặc điểm cấu tạo của địa y?

  • Địa y là một dạng đặc biệt được hình thành do một số loại tảo và nấm cộng sinh với nhau:
    • Tảo màu xanh: chế tạo chất hữu cơ nuôi sống cả 2 bên.
    • Sợi nấm không màu: hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo.
  • Địa y có dạng hình vảy hoặc hình cành, sống bám trên cành cây.

Câu 6: Vai trò của địa y?

  • Đối với thiên nhiên: đóng vai trò tiên phong mở đường.
  • Đối với con người: chế rượu, nước hoa, phẩm nhuộm và làm thuốc.
  • Đối với thực vật: địa y khi chết tạo thành mùn rồi thành muối khoáng cung cấp cho thực vật khác đến sau.
  • Đối với động vật: là thức ăn chủ yếu của hươu Bắc cực.

Câu 7: Trình bày đặc điểm của vi khuẩn?

1) Hình dạng: rất đa dạng, có dạng hình cầu, hình que, hình phẩy, xoắn……

2) Kích thước: rất nhỏ, khoảng 1/1000 mm.

3) Cấu tạo: rất đơn giản.

  • Cấu tạo đơn bào.
  • Tế bào chưa có nhân hoàn chỉnh và không có diệp lục.

4) Dinh dưỡng:

  • Di dưỡng: hoại sinh, ký sinh.
  • Một số tự dưỡng.

5) Phân bố: khắp mọi nơi với số lượng lớn.

6) Sinh sản: rất nhanh bằng cách phân đôi.

Câu 8: Vai trò của vi khuẩn?

1/ Vi khuẩn có ích:

  • Đối với cây xanh:
    • Phân hủy xác động vật, lá cây rụng xuống thành mùn rồi thành muối khoáng cung cấp cho cây.
    • Một số vi khuẩn có khả năng cố định đạm cung cấp cho cây.
  • Đối với con người:
    • Trong đời sống: vi khuẩn gây hiện tượng lên men -> con người ứng dụng làm muối dưa, sữa chua…..
    • Trong công nghệ sinh học: vi khuẩn tổng hợp protein, vitamin B12, xử lý nước thải, bảo vệ môi trường.
  • Đối với tự nhiên: Vi khuẩn góp phần hình thành than đá, dầu lửa.

2/ Vi khuẩn gây hại:

  • Vi khuẩn gây bệnh cho người, vật nuôi, cây trồng.
  • Vi khuẩn gây hiện tượng thối rửa làm hỏng thức ăn, ô nhiễm môi trường.

3- Trình bày đặc điểm của nấm?

Nấm có các đặc điểm sau:

  • Kích thước: đa dạng, từ những nấm rất nhỏ phải nhìn bằng kính hiển vi đến những nấm lớn.
  • Cấu tạo:
    • gồm những sợi không màu, một số có cấu tạo đơn bào ( nấm men).
    • tế bào có trên 2 nhân.
  • Dinh dưỡng: nấm dị dưỡng bằng cách hoại sinh hoặc ký sinh, một số nấm cộng sinh.
  • Sinh sản: bằng bào tử. Cơ quan sinh sản là túi bào tử hoặc mũ nấm.

Câu 9: Vai trò của nấm?

* Nấm có ích: 

  • Đối với tự nhiên: Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ. Vd: Các nấm hiển vi trong đất.
  • Đối với con người:
    • Sản xuất rượu, bia, chế biến một số thực phẩm, làm men nở bột mì ...Vd: nấm men.
    • Làm thức ăn, làm thuốc. Vd: men bia, nấm linh chi…..

* Nấm có hại: 

  • Nấm kí sinh gây bệnh cho thực vật (vd: nấm von sống bám trên thân lúa) và con người (vd: bệnh hắc lào, nước ăn tay chân...).
  • Nấm mốc làm hỏng thức ăn, đồ dùng ...
  • Nấm gây ngộ độc cho người. Vd: nấm độc đỏ, nấm độc đen….

Câu 10: Trình bày đặc điểm cấu tạo của địa y?

  • Địa y là một dạng đặc biệt được hình thành do một số loại tảo và nấm cộng sinh với nhau:
    • Tảo màu xanh: chế tạo chất hữu cơ nuôi sống cả 2 bên.
    • Sợi nấm không màu: hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo.
  • Địa y có dạng hình vảy hoặc hình cành, sống bám trên cành cây.

Câu 11: Vai trò của địa y?

  • Đối với thiên nhiên: đóng vai trò tiên phong mở đường.
  • Đối với con người: chế rượu, nước hoa, phẩm nhuộm và làm thuốc.
  • Đối với thực vật: địa y khi chết tạo thành mùn rồi thành muối khoáng cung cấp cho thực vật khác đến sau.
  • Đối với động vật: là thức ăn chủ yếu của hươu Bắc cực.

Câu 12: Tại sao thức ăn bị ôi thiu? Muốn giữ cho thức ăn khỏi bị thiu thì phải làm thế nào?

  • Thức ăn: rau, quả, thịt, cá ... để lâu sẽ bị các vi khuẩn hoại sinh gây thối rữa nên bị ôi thiu
  • Muốn giữ cho thức ăn khỏi bị ôi thiu cần phải biết bảo quản thực phẩm như phơi khô, làm lạnh, ướp muối, ...

Trên đây là toàn bộ nội dung Câu hỏi tự luận ôn tập Chương X: Vi khuẩn, nấm, địa y Sinh học 6. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:​

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?