CHƯƠNG VIII: CÁC NHÓM THỰC VẬT
Câu 1: Tảo là gì?
- Tảo là những thực vật bậc thấp, cơ thể gồm một hoặc nhiều tế bào cấu tạo rất đơn giản, có chất diệp lục.
- Tảo có nhiều màu (lục, nâu, đỏ, vàng), và hầu hết tảo sống ở nước.
Câu 2: Nêu đặc điểm và cấu tạo của tảo xoắn.
- Đặc điểm: Cơ thể đa bào, mỗi sợi tảo gồm nhiều tế bào hình chữ nhật xếp sát nhau. Có 2 hình thức sinh sản.
- Cấu tạo: Vách tế bào, thể màu và nhân.
Câu 3: Tại sao không thể coi rong mơ như một cây xanh thật sự?
- Vì rong mơ chưa có rễ, thân, lá, thật sự.
- Ở các bộ phận đó chưa phân biệt các loại mô, đặc biệt chưa có mô dẫn, bộ phận giống quả chỉ là những phao nổi, bên trong chứa khí (giúp rong mơ có thể sống trong nước).
Câu 4: Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt?
Rêu chưa có rễ chính thức, chưa có mạch dẫn → Chức năng hút và dẫn truyền chưa hoàn chỉnh. Việc hút nước và chất khoáng hoà tan thực hiện bằng cách thấm qua bề mặt
Câu 5: Cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ giống và khác nhau như thế nào?
- Giống nhau: có rễ, thân, lá.
- Khác nhau:
- Dương xỉ có cấu tạo phức tạp: rễ thân lá thật, có mạch dẫn.
- Rêu có cấu tạo đơn giản, chưa có rễ chính thức, chưa có mạch dẫn.
Câu 6: Đặc điểm chứng tỏ cơ quan sinh dưỡng của cây dương xỉ tiến hoa hơn cây rêu?
- Lá già có cuống dài, lá non cuộn tròn
- Thân ngầm, hình trụ
- Rễ thật
- Có mạch dẫn
Câu 7: Trình bày đặc điểm chung của ngành Rêu? (Đặc điểm cấu tạo của cây Rêu)
Đặc điểm chung của ngành Rêu:
- Rêu sống nơi đất ẩm.
- Cơ quan sinh dưỡng:
- Thân ngắn, không phân cành.
- Lá nhỏ, mỏng.
- Rễ giả có khả năng hút nước.
- Chưa có mạch dẫn.
- Cơ quan sinh sản:
- Cơ quan sinh sản là túi bào tử nằm ở ngọn cây.
- Rêu sinh sản bằng bào tử.
- Bào tử nảy mầm phát triển thành cây rêu.
Câu 8: Trình bày đặc điểm chung của ngành Quyết? (Đặc điểm cấu tạo của cây Dương xỉ)
Đặc điểm chung của ngành Quyết:
- Quyết thường sống ở nơi ẩm và râm mát.
- Cơ quan sinh dưỡng:
- Lá già có cuống dài, lá non cuộn tròn.
- Thân ngầm hình trụ
- Rễ thật.
- Có mạch dẫn.
- Cơ quan sinh sản:
- Cơ quan sinh sản là túi bào tử (nằm ở mặt dưới lá già).
- Dương xỉ sinh sản bằng bào tử.
- Bào tử phát triển thành nguyên tản, nguyên tản nảy mầm thành dương xỉ con.
=> Quyết là thực vật chưa có hoa, có cấu tạo đơn giản nhưng đã phức tạp hơn Rêu.
Câu 9: Vì sao trồng rau trên đất khô cằn, ít được tưới bón thì lá không xanh, tốt, cây chậm lớn, còi cọc, năng suất thu hoạch thấp?
- Cây chậm lớn vì rễ hoạt động kém, hút ít chất dinh dưỡng cần thiết, lá cây không tạo ra nhiều chất diệp lục nên lá không xanh tốt.
- Đồng thời cây quang hợp kém tạo ra ít chất hữu cơ, cây bị còi cọc, sinh trưởng yếu, năng suất thu hoạch thấp.
Câu 10: Phân biệt thực vật thuộc lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm? Cho ví dụ?
Lớp một lá mầm | Lớp hai lá mầm |
- Rễ chùm - Thân cỏ là chủ yếu - Gân lá hình cung hoặc song song - Hoa có 3 cánh hoặc 6 cánh. - Phôi có một lá mầm. - VD: lúa, ngô, cau, dừa, tre, nứa … | - Rễ cọc - Thân gỗ, thân cỏ, thân leo - Gân lá hình mạng - Hoa có 4 cánh hoặc 5cánh. - Phôi có hai lá mầm. - VD: rau cải, bầu, bí, mướp, cá chua, cam, chanh, bưởi… |
Câu 11: Thực vật được phân chia thành những ngành nào? Nêu đặc điểm chính mỗi ngành đó?
Thực vật gồm các ngành: Tảo- Rêu- Dương xỉ- Hạt trần- Hạt kín
Đặc điểm chính các ngành thực vật là:
- Ngành Tảo: Chưa có rễ thân lá. Sống chủ yếu ở dưới nước.
- Ngành Rêu: Có thân lá đơn giản và rễ giả, sinh sản bằng bào tử, sống ở nơi ẩm ướt.
- Ngành Dương xỉ: Có thân lá và rễ thật, sinh sản bằng bào tử, sống ở nhiều nơi.
- Ngành Hạt trần: Có rễ, thân, lá phát triển, sống nhiều nơi, sinh sản bằng nón.
- Ngành Hạt kín: Có rễ, thân, lá phát triển, đa dạng, phân bố rất rộng, có hoa và sinh sản bằng hoa, quả, có hạt kín.
Câu 12: Trình bày đặc điểm chung của ngành Hạt trần? (Đặc điểm cấu tạo của cây Thông)
Đặc điểm chung của ngành Hạt trần:
- Cơ quan sinh dưỡng
- Thân cành màu nâu, xù xì (cành có vết sẹo khi lá rụng).
- Lá nhỏ hình kim, mọc từ 2 - 3 chiếc trên 1 cành con rất ngắn, có vảy nâu bọc ở ngoài.
- Cơ quan sinh sản:
- Nón đực:
- Nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm.
- Vảy (nhị) mang hai túi phấn chứa hạt phấn.
- Nón cái:
- Lớn, màu nâu, mọc riêng lẻ.
- Vảy (lá noãn) mang hai noãn.
- Nón đực:
Nón chưa có bầu nhụy chứa noãn à không thể coi như một hoa.
Hạt nằm lộ trên lá noãn hở nên được gọi là hạt trần.
=> Hạt trần là thực vật chưa có hoa, song có cấu tạo phức tạp hơn Quyết.
Câu 12: Thực vật bậc cao gồm những ngành nào? So với thực vật bậc thấp, thực vật bậc cao tiến hoá hơn ở những điểm nào?
- Gồm các nghành: rêu, quyết, hạt trần, hạt kín.
- Tiến hoá: có thân, lá, rễ.
Câu 13: Đặc điểm chung của thực vật Hạt kín? Ngành thực vật hạt kín được chia làm mấy lớp, đó là những lớp nào?
- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng, trong thân có mạch dẫn phát triển
- Có hoa, quả, hạt nằm trong quả được bảo vệ tốt. Hoa, quả có nhiều dạng khác nhau
- Môi trường sống đa dang
* Ngành thực vật hạt kín chia là 2 lớp đó là: lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm
Câu 14: Vì sao thực vật hạt kín có thể phát triển đa dạng phong phú như ngày nay?
- Có hoa với cấu tạo, hình dạng, màu sắc khác nhau thích hợp với nhiều cách thụ phấn.
- Noãn được bảo vệ tốt hơn ở trong bầu nhuỵ.
- Noãn thụ tinh biến thành hạt và được bảo vệ trong quả. Quả có nhiều dạng và có thể thích nghi với nhiều cách phát tán.
- Các cơ quan sinh dưỡng phát triển và đa dạng giúp cây có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 15-19 của tài liệu 19 Câu hỏi tự luận ôn tập Chương Các nhóm thực vật Sinh học 6 năm 2019 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt