Câu hỏi tự luận ôn tập Chương VI - Hoa và sinh sản hữu tính Sinh học 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Lạc Vệ có đáp án

CHƯƠNG VI: HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH SINH HỌC 6

Câu 1: Nêu sự khác biệt giữa hoa thụ phấn nhờ gió và nhờ sâu bọ?

Đặc điểm

Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ

Hoa thụ phấn nhờ gió

Bao hoa

Đầy đủ hoặc có cấu tạo phức tạp, thường có màu sặc sỡ.

Đơn giản hoặc tiêu biến, không có màu sặc sỡ.

Nhị hoa

Có hạt phấn to, dính và có gai.

Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng. Hạt phấn nhiều, nhỏ và nhẹ.

Nhụy hoa

Đầu nhụy thường có chất dính.

Đầu nhụy dài, bề mặt tiếp xúc lớn, thường có lông quét.

Đặc điểm khác

Có hương thơm, mật ngọt.

Không có hương thơm.

Hoa thường mọc ở ngọn cây hoặc đầu cành.

 

Câu 2: Kể tên các loại hoa thụ phấn bằng sâu bọ, bằng gió mà em biết.

  • Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: hoa chanh, hoa mướp, hoa mận, hoa trang, hoa quỳnh, hoa dạ hương...
  • Hoa thụ phấn nhờ gió: hoa bắp (hoa ngô), phi lao...

Câu 3: Thụ tinh là gì?

  • Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) có trong noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử.
  • Sinh sản có hiện tượng thụ tinh là sinh sản hữu tính.

Câu 4: Nuôi ong trong các vườn cây ăn quả có lợi gì?

  • Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu nhiều hơn, làm cho cây sai quả hơn.
  • Ong lấy được nhiều phấn và mật hoa nên ong cũng làm được nhiều mật hơn, tăng nguồn lợi về mật ong.

Câu 5: Phân biệt hiện tượng thụ phấn và thụ tinh? Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh?

  • Sự thụ phấn: Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ
  • Sự thụ tinh: Hạt phấn nảy mầm để đưa tế bào sinh dục đực của hạt phấn vào kết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn tạo thành hợp tử.
  • Sự thụ tinh xảy ra khi có sự thụ phấn và nảy mầm của hạt phấn. Như vậy thụ phấn là điều kiện cần của thụ tinh.

Câu 6: Phân biệt hoa giao phấn và hoa tự thụ phấn?

1. Hoa tự thụ phấn:

  • Là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó.
  • Thường xảy ra hoa lưỡng tính có nhị và nhụy chín cùng 1 lúc.
  • Ví dụ: Chanh, cam.

2. Hoa giao phấn:

  • Là hiện tượng hạt phấn của hoa này rơi trên đầu nhụy của hoa kia của cùng 1 loài.
  • Thường xảy ra hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính có nhị – nhụy không chín cùng 1 lúc.
  • Ví dụ: Ngô, mướp.

Câu 7: Trình bày quá trình thụ tinh, kết hạt và tạo quả?

Quá trình thụ tinh gồm 2 hiện tượng:

1.  Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn

  • Hạt phấn hút chất nhầy trương lên → nảy mầm thành ống phấn.
  • Tế bào sinh dục đực chuyển đến phần đầu ống phấn.
  • Ống phần xuyên qua đầu nhuỵ và vòi nhuỵ vào trong bầu tiếp xúc với noãn.

2. Hiện tượng thụ tinh

  • Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử.
  • Sinh sản có hiện tượng thụ tinh được gọi là sinh sản hữu tính.

3. Kết hạt:

  • Hợp tử → phôi
  • Noãn → hạt chứa phôi

4. Tạo quả:

  • Bầu nhụy → quả chứa hạt.
  • Các bộ phận khác của hoa héo và rụng (1 số ít loài cây ở quả còn dấu tích của 1 số bộ phận của hoa).

Câu 8: Nêu cấu tạo và chức năng các bộ phận của hoa?

*Hoa gồm có 4 bộ phận chính:

  • Đài hoa: gồm các lá đài, bao quanh tràng hoa, có chức năng nâng đỡ và bảo vệ tràng hoa.
  • Tràng hoa:
    • Gồm các cánh hoa, bao quanh nhị và nhụy, có chức năng bảo bệ nhị và nhụy.
    • Có nhiều màu sắc khác nhau tùy loài nhằm thu hút sâu bọ đến thụ phấn.

=> Đài và tràng làm thành bao hoa bảo vệ nhị và nhụy.

  • Nhị hoa:
    • Gồm chỉ nhị và bao phấn.
    • Bao phấn chứa hạt phấn, hạt phấn chứa tế bào sinh dục đực.
  • Nhụy hoa:
    • Gồm đầu nhụy, vòi nhụy và bầu nhụy.
    • Bầu nhụy chứa noãn, noãn chứa tế bào sinh dục cái.

=> Nhị và nhụy là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa vì chúng chứa các tế bào sinh dục.

* Vai trò của hoa: Thực hiện chức năng sinh sản, tham gia vào sinh sản hữu tính.

Câu 9: Phân biệt được sinh sản hữu tính với sinh sản sinh dưỡng.

  • Sinh sản hữu tính:  bộ phận tham gia vào sinh sản hữu tính là hoa, quả, hạt.
  • Sinh sản sinh dưỡng:  bộ phận tham gia sinh sản sinh dưỡng là một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá).

Câu 10: Phân biệt được các loại hoa: hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính, hoa đơn độc và hoa mọc thành chùm.

  • Tiêu chí để phân biệt các loại hoa:
    • Bộ phận sinh sản chủ yếu
    • Cách sắp xếp của hoa trên cây.

*Căn cứ bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa để chia hoa thành 2 nhóm:

  • Hoa lưỡng tính: là những hoa có đủ nhị và nhụy. Ví dụ: hoa bưởi.
  • Hoa đơn tính: là những hoa thiếu nhị hoặc nhụy.
    • Ví dụ: hoa bầu, bí, mướp.
    • Phân loại:
    • hoa đực: chỉ có nhị.
    • hoa cái: chỉ có nhụy.          

*Dựa vào cách sắp xếp của hoa trên cây: chia thành 2 nhóm

  • Hoa mọc đơn độc: sen, súng, ổi, hoa hồng…..
  • Hoa mọc thành cụm: phượng, ngâu, huệ, hoa cải, hoa cúc,…

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 11-15 của tài liệu Bài tập trắc nghiệm ôn tập lý thuyết HK2 môn Sinh học 6 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung tài liệu Câu hỏi tự luận ôn tập Chương VI - Hoa và sinh sản hữu tính Sinh học 6 năm 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?