CHUYÊN ĐỀ: RỄ - THÂN – LÁ SINH HỌC 6
Câu 1: Hãy cho biết thực vật có những đặc điểm gì chung?
- Đặc điểm chung của thực vật:
- Tự tổng hợp được chất hữu cơ.
- Phần lớn không có khả năng di chuyển.
- Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.
Ta nói thực vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú vì thực vật sống ở mọi nơi trên trái đất, có nhiều loài khác nhau, thích nghi với môi trường sống.
Câu 2: Tế bào ở những bộ phận nào của cây có khả năng phân chia? Quá trình phân bào diễn ra như thế nào?
- Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia.
- Quá trình phân bào diễn ra như sau:
- Đầu tiên hình thành 2 nhân.
- Sau đó chất tế bào phân chia.
- Vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.
Câu 3: Rễ gồm mấy miền? Chức năng của mỗi miền?
- Rễ gồm 4 miền.
- Chức năng của mỗi miền:
- Miền trưởng thành: dẫn truyền
- Miền hút có các lông hút: hấp thụ nước và muối khoáng.
- Miền sinh trưởng: làm cho rễ dài ra.
- Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ.
Câu 4: Nêu các loại thân biến dạng, chức năng của chúng đối với cây? Cho ví dụ?
Các loại thân biến dạng và chức năng của chúng:
- Thân củ: dự trữ chất dinh dưỡng, ví dụ: củ khoai tây, củ su hào.
- Thân rễ: dự trữ chất dinh dưỡng, ví dụ: củ rừng, củ dong ta.
- Thân mọng nước: dự trữ nước và quang hợp, ví dụ: cây xương rồng.
Câu 5: Mô tả thí nghiệm chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng.
Thí nghiệm xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng
1. Bịt kín ½ lá cả 2 mặt đưa ra nắng gắt 4-6 giờ
2. Ống nghiệm đựng cồn 90o.
3. Dung dịch Iốt. (0,5 điểm)
4. Chất tinh bột – không đổi màu.
Kết luận: Chất mà lá cây chế tạo được ở ngoài ánh sáng là tinh bột.
Câu 6: Vì sao việc trồng cây xanh có tác dụng làm giảm ô nhiểm không khí
Việc trồng cây xanh có tác dụng làm giảm ô nhiểm không khí. Vì cây xanh nhờ quá trình quang hợp hút khí các-bô-níc nhả ra khí ô-xy làm cho không khí trong lành. Vì vậy chúng ta phải tích cực trồng và bảo vệ cây xanh.
Câu 7: Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Những loại cây nào thì bấm ngọn, những cây nào thì tỉa cành? Cho ví dụ
Bấm ngọn, tỉa cành có tác dụng tăng năng suất cây trồng khi thu hoạch.
- Cây ăn quả người ta thường bấm ngọn trước khi ra hoa. Ví dụ cây mồng tơi, mướp, bầu bí, cà phê, các loại đậu……
- Cây lấy gỗ (bạch đàn, lim…),cây lấy sợi(gai,đay) người ta hường tỉa cành xấu,cành sâu bệnh để tập trung chất dinh dưỡng phát triển chiều cao.
Câu 8: So sánh cấu tạo trong của thân non và rễ?
Rễ (miền hút) | Thân (non) |
|
|
|
|
Thí nghiệm nhóm Dũng – Tú
- Trồng 2 cây đậu vào 2 chậu cho bén rễ. Chậu A cắt hết lá, chậu B không cắt lá.
- Lấy bọc nilông trùm kín 2 cây. Để sau 1 giờ ta thấy chậu A bọc nilông trong, chậu B bọc nilông mờ.
- Chứng tỏ cây ở chậu B có lá đã nhả hơi nước, chậu A không thoát hơi nước.
Kết luận: Lá cây đã nhả hơi nước ra ngoài.
Câu10: Quang hợp là gì? Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp? Những yếu tố nào là điều kiện cần thiết cho quang hợp?
- Sơ đồ quang hợp:
ánh sáng
Nước + Khí cacbônic →→→→→→→ Tinh bột + Ô xi
(Rễ hút từ đất) (Lá lấy từ không khí) Diệp lục (trong lá ) (Lá nhả ra ngoài môi trường)
- Khái niệm quang hợp: quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cácbônic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí cácbônic.
- Những điều kiện cần thiết cho quang hợp: nước, khí cacbonic, ánh sang, diệp lục.
Câu11: Có những loại lá biến dạng nào? Chức năng của mỗi loại là gì?
- Lá biến dạng gồm: Lá bắt mồi, lá vãy, lá biến thành gai, tua cuốn, lá dự trữ, tay móc
- Chức năng:
- Lá biến thành gai (cây xương rồng) giúp cây giảm sự thoát hơi nước-sống được nơi khô hạn.
- Lá biến thành cơ quan bắt mồi (cây nắp ấm)
- Lá biến thành tua cuốn, tay móc giúp cây leo lên (cây mây, cây đậu Hà lan)
- Lá dự trữ chất dinh dưỡng (củ hành)
Câu12. Vì sao ở rất nhiều loại lá, mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới?
Ở nhiều loại lá mặt trên có sẫm hơn mặt dưới vì: các tế bào thịt lá phía trên có nhiều lục lạp hơn. Đặc điểm này có ở phần lớn những lá mọc theo chiều nằm ngang.
Câu 13: Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa?
Phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa vì chứa chất dự trữ của củ cho cây dùng khi ra hoa, tạo quả.sau khi ra hoa, chất dinh dưỡng trong củ không còn làm củ xốp, chất lượng và khối lượng củ giảm.
Câu14: Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa?
Ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa. Vì ban đêm không có ánh sáng cây xanh sẽ hô hấp hút hết khí ô-xy thải ra nhiều khí các-bô-nic làm cho con người thiếu ô-xy để thở dễ bị ngạt khí rất nguy hiểm có thể tử vong.
Câu 15: Thế nào là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên? Nêu ví dụ?
Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ( rễ, thân, lá).
VD:
- Sinh sản bằng thân bò: rau má, rau muống.....
- Sinh sản bằng thân rễ : cây dong ta, riềng, nghệ, gừng....
- Sinh sản bằng thân củ: khoai tây....
- Sinh sản bằng lá : lá thuốc bỏng...
Câu 16: Kể tên các hình thức sinh sản sinh dưỡng do người? Cách nhân giống nào nhanh nhất và tiết kiệm nhất? Vì sao?
- Có bốn hình thức sinh sản sinh dưỡng do người là: Giâm cành, chiết cành, ghép mắt và nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
- Cách nhân giống vô tính trong ống nghiệm là nhanh nhất và tiết kiệm nhất vì phương pháp này tạo ra rất nhiều cây mới từ một mô.
Câu 17:
- Hãy nêu tên, đặc điểm và chức năng của những bộ phận chính ở hoa?
- Bộ phận nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Hoa gồm những những bộ phận chính là: đài hoa, tràng hoa, nhị hoa và nhụy hoa.
- Đài và tràng làm thành bao hoa bảo vệ nhi và nhụy.
- Tràng gồm nhiều cánh hoa, màu sắc của cánh hoa khác nhau tùy từng loại.
- Nhị có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực.
- Nhụy có bầu chứ noãn mang tế bào sinh dục cái.
- Nhị và nhụy là quan trọng nhất vì nó là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
Câu 18: Vì sao hô hấp và quang hợp là hai quá trình trái ngược nhau nhưnglại có quan hệ chặt chẽ với nhau?
- Hô hấp và quang hợp là hai quá trình trái ngược nhau vì sản phẩm của quang hợp là nguyên liệu của hô hấp và ngược lại sản phẩm của hô hấp là nguyên liệu của quang hợp.
- Hô hấp và quang hợp cần có nhau nên liên hệ chặt chẽ với nhau:
- Hô hấp cần chất hữu cơ do quang hợp chế tạo.
- Quang hợp và mọi hoạt động sống của cây cần năng lượng do hô hấp sản ra.
- Cây không thể sống được nếu thiếu một trong hai quá trìnhđó.
Câu 19 : Trình bày thí nghiệm chứng minh lá cây chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng?
- Lâý một chậu cây khoai lang để vào chỗ tối trong hai ngày.
- Dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả hai mặt.
- Đem chậu cây đó ra để chỗ nắng gắt trong khoảng từ 4-6 giờ.
- Ngắt chiếc lá đó, bỏ băng giấy đen,cho vào cồn 90 đun sôi cách thủy để tẩy hết chất diệp lục ở lá, rồi rửa lại bằng nước ấm cho sạch.
- Bỏ chiếc lá đó vào dung dịch iôt loãng ( muối iôt loãng) ta thấy phần lá không bị bịt băng giấy đen có màu xanh tím đặc trưng chứng tỏ phần lá đó chế tạođược tinh bột.
Câu 20: Trình bày thí nghiệm chứng minh cây vận chuyển được chất hữu cơ nhờ mạch rây?
- Lấy một cành cây trong vườn.
- Dùng dao bóc một khoang vỏ có cả mạch rây.
- Để một thời gian sau quan sát thấy mép vỏ phía trên phình to.
- Do khi bóc vỏ cây là đã bóc luôn cả mạch rây nên chất hữu cơ do lá tổng hợp được ở phần trên không thể vận chuyển xuống dưới được nên bi ứ đọng lại ổ mép trên.
- Vậy mạch rây vận chuyển chất hữu cơ.
- Nhân dân ta thường ứng dụng hiện tượng này để nhân giống cây bằng phương pháp chiết cành.
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 21-25 của tài liệu 25 Câu hỏi tự luận ôn tập chuyên đề: Rễ - thân - lá Sinh học 6 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt