NGUỒN GỐC VÀ CHIỀU HƯỚNG TIẾN HÓA CỦA SINH GIỚI
Câu 1. Hình thành loài mới là cơ sở của
A. Sự hình thành các nhóm phân loại trên loài | C. Sự hình thành các quần thể, nòi |
B. Sự hình thành các đặc điểm thích nghi | D. Quá trình phân li tính trạng |
Câu 2. Quá trình nào nhằm giải thích “toàn bộ các loài sinh vật đa dạng, phong phú ngày nay đều có một nguồn gốc chung”?
A. Đồng quy tính trạng | C. Quá trình hình thành thành đặc điểm thích nghi |
B. Phân li tính trạng | D. Quá trình tiến hóa nhỏ |
Câu 3. Tiến hóa lớn là hệ quả của tiến hóa nhỏ dựa trên quá trình nào?
A. Hình thành loài mới | C. Phân li tính trạng |
B. Hình thành các đơn vị phân loại trên loài | D. Hình thành các đặc điểm thích nghi |
Câu 4. Một số loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau, có kiểu gen khác nhau, nhưng vì sống trong điều kiện giống nhau dã được chọn lọc theo cùng một hướng, tích lũy đột biến tương tự, kết quả là
A. Mang những đặc điểm khác biệt nhau | C. Mang những đặc điểm cấu tạo giống nhau |
B. Mang những đặc điểm đặc trưng | D. Mang nhũng đặc điểm giống nhau |
Câu 5. Một số loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau, có kiểu gen khác nhau, nhưng vì sống trong điều kiện giống nhau dã được chọn lọc theo cùng một hướng, tích lũy đột biến tương tự. Luận điểm đó để giải thích cho quá trình nào?
A. Đồng quy tính trạng | C. Quá trình hình thành thành đặc điểm thích nghi |
B. Phân li tính trạng | D. Quá trình tiến hóa nhỏ |
Câu 6. Trong hiện tượng đồng quy tính trạng, những dầu hiệu đồng quy thường chỉ là những nét đại cương trong hình dạng cơ thể hoặc là hình thái tương tự của
A. Toàn bộ cơ thể | C. Rất nhiều bộ phận của cơ thể |
B. Một vài cơ quan | D. Một cơ quan nhất định |
Câu 7. Quá trình tiến hóa lớn đã diễn ra chủ yếu theo con đường nào?
A. Đột biến | C. Phân li tính trạng |
B. Chọn lọc tự nhiên | D. Đồng quy tính trạng |
Câu 8. Bên cạnh quá trình phân li tính trạng, sự đồng quy tính trạng tạo ra một số nhóm có kiểu hình tương tự nhưng thuộc
A. Cùng một loài | C. Cùng một nguồn gốc |
B. Cùng một chi | D. Những nguồn khác nhau |
Câu 9. Sinh giới đã tiến hóa theo nhiều chiều hướng khác nhau, một trong các chiều hướng đó là
A. Ngày càng đa dạng và phong phú | C. Thích nghi với mọi điều kiện sống |
B. Đơn giản hóa tổ chức, cấu tạo | D. Cả A, B và C đều đúng |
Câu 10. Sinh giới đã tiến hóa theo nhiều chiều hướng khác nhau, một trong các chiều hướng đó là:
A. Ngày càng kém đa dạng nhưng tổ chức cao | C. Thích nghi với đời sống trên cạn |
B. Tổ chức ngày càng cao | D. Luôn biến đổi trước môi trường |
Câu 11. Sinh giới đã tiến hóa theo nhiều chiều hướng khác nhau, một trong các chiều hướng đó là:
A. Ngày càng kém đa dạng nhưng tổ chức cao | C. Thích nghi ngày càng hợp lí |
B. Đơn giản hóa tổ chức, cấu tạo | D. Luôn biến đổi trước ngoại cảnh |
Câu 12. Quá trình tiến hóa của sinh giới đã diễn ra theo các chiều hướng cơ bản là
A. Ngày càng đa dạng và phong phú | C. Thích nghi ngày càng hợp lí |
B. Tổ chức ngày càng cao | D. Cả A, B và C đều đúng |
Câu 13. Từ một số ít dạng sinh vật nguyên thủy, sinh giới đã tiến hóa theo hai hướng lớn, tạo thành giới thực vật, giới động vật và một số giới khác. Nội dung đó thể hiện chiều hướng tiến hóa nào?
A. Ngày càng đa dạng và phong phú | C. Thích nghi ngày càng hợp lí |
B. Tổ chức ngày càng cao | D. Cả A, B và C đều đúng |
Câu 14. Sinh vật xuất hiện sau thường mang các đặc điểm hợp lí hơn, phức tạp hơn dạng tổ tiên của chúng. Nội dung đó thể hiện chiều hướng tiến hóa nào?
A. Ngày càng đa dạng và phong phú | C. Thích nghi ngày càng hợp lí |
B. Tổ chức ngày càng cao | D. Cả A, B và C đều đúng |
Câu 15. Trong lịch sử tiến hóa đã có của sinh giới đã có khoảng 25 vạn loài thực vật, khoảng 7,5 triệu loài động vật bị diệt vong vì
A. Không có nguồn thức ăn | C. Không thích nghi trước sự thay đổi hoàn cảnh sống |
B. Không có nơi sống phù hợp | D. Không có tổ chức cao, cấu tạo phức tạp |
Câu 16. Trong các chiều hướng tiến hóa, đâu là chiều hướng tiến hóa cơ bản nhất?
A. Ngày càng đa dạng và phong phú | C. Thích nghi ngày càng hợp lí |
B. Tổ chức ngày càng cao | D. Cả A, B và C đều đúng |
Câu 17. Các sinh vật còn tồn tại, duy trì tổ chức nguyên thủy, mang nhiều đặc điểm đơn giản được gọi là gì?
A. Hóa thạch | C. Các nhóm virut |
B. Vi khuẩn hoặc nấm | D. Các hóa thạch sống |
Câu 18. Trong thực tế, có những sinh vật duy trì tổ chức nguyên thủy hoặc đơn giản hóa tổ chức mà vẫn tồn tại và phát triển. Điều đó cho thấy
A. Thích nghi là hướng cơ bản nhất | C. Tổ chức ngày càng cao là hướng cơ bản nhất |
B. Đa dạng phong phú là hướng cơ bản nhất | D. Tất cả các nội dung đó đều sai |
Câu 19. Điểm khác biệt của tiến hóa lớn so với tiến hóa nhỏ là ở quá trình
A. Phân li tính trạng | C. Hình thành loài mới, lớp mới |
B. Đồng quy tính trạng | D. Cả A và B đều đúng |
Câu 20. Quá trình tiến hóa lớn đã diễn ra bằng con đường
A. Phân li tính trạng | C. Hình thành loài mới, lớp mới |
B. Đồng quy tính trạng | D. Cả A và B đều đúng |
Đáp án trắc nghiệm ôn tập Nguồn gốc và chiều hướng tiến hóa của sinh giới Sinh học 12
1A | 2B | 3C | 4D | 5A | 6B | 7C | 8D | 9A | 10B |
11C | 12D | 13A | 14B | 15C | 16C | 17D | 18A | 19B | 20D |
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !