MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
Câu 1: Môi trường sống của sinh vật bao gồm:
A. môi trường nước – môi trường trên cạn
B. môi trường nước – môi trường trong đất
C. môi trường trong đất – môi trường sinh vật
D. môi trường nước – môi trường trong đất – môi trường trên cạn – môi trường sinh vật
Câu 2: Môi trường đất bao gồm:
A. các lớp đá có độ sâu khác nhau có các sinh vật đất sinh sống
B. các lớp đất có độ sâu khác nhau có các sinh vật đất sinh sống
C. các lớp cát có độ sâu khác nhau có các sinh vật đất sinh sống
D. các lớp mùn có độ sâu khác nhau có các sinh vật đất sinh sống
Câu 3: Môi trường trên cạn bao gồm:
A. trên cây – mặt đất B. trên núi – bầu khí quyển
C. mặt đất – bầu khí quyển D. trên cây – trên núi
Câu 4: Môi trường sinh vật là:
A. nơi sinh sống của động vật
B. nơi sinh sống của thực vật
C. nơi sinh sống của các vật ký sinh, cộng sinh,…
D. nơi sống của động vật, thực vật, sinh vật ký sinh, cộng sinh …
Câu 5: Nhân tố sinh thái là:
A. tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh vật
B. tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng gián tiếp tới đời sống sinh vật
C. tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật
D. tất cả những nhân tố môi trường không ảnh hưởng dù trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật
Câu 6: Các nhóm nhân tố sinh thái bao gồm:
A. nhân tố vô sinh – nhân tố con người
B. nhân tố hữu sinh – nhân tố con người
C. nhân tố hữu sinh – nhân tố vô sinh
D. nhân tố vô sinh – nhân tố con người – nhân tố hữu sinh
Câu 7: Trong nhóm nhân tố hữu sinh, nhân tố có ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhiều sinh vật là:
A. nấm B. thực vật C. động vật D. con người
Câu 8: Giới hạn sinh thái là:
A. khoảng giá trị không xác định của một nhóm nhân tố sinh thái mà sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian
B. khoảng giá trị không xác định của một nhóm nhân tố sinh thái mà sinh vật không thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian
C. khoảng giá trị xác định của một nhóm nhân tố sinh thái mà sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian
D. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian
Câu 9: Khoảng thuận lợi là:
A. khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất
B. khoảng của các nhân tố sinh thái trung hoà các chức năng và hoạt động sinh lí của sinh vậ
C. khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật
D.khoảng của một nhân tố sinh thái ở mức phù hợp, đảm bảo cho sinh vật sinh trưởng phát triển, sinh sản tốt nhất
Câu 10: Khoảng chống chịu là:
A. khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất
B. khoảng của các nhân tố sinh thái trung hoà các chức năng và hoạt động sinh lí của sinh vật
C. khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật
D. khoảng của một nhân tố sinh thái mà đảm bảo cho sinh vật có thể tồn tại và duy trì sự sống.
Câu 11: Cá rô phi ở nước ta có giới hạn sinh thaí từ 5,6 0C – 420C.cho biết giới hạn dưới là :
A. 5,60C B. 23,80C C. 420C D. 5,60C và 420C
Câu 12: Cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ
A. 100C – 200C B. 200C – 300C C. 300C – 400C D. 400C – 500C
Câu 13: Cây chò nâu ở vườn Quốc Gia cúc phương là cây:
A. ưa bóng B. ưa sáng C. ưa râm D. không xác định
Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của cây ưa sáng
A. mọc nơi quang đãng B. lá cây có phiến lá dày
C. không có hoặc có rất ít mô giậu D. lá xếp nghiên so với mặt đất
Câu 15: Đặc điểm nào sao đây không phải là đặc điểm của cây ưa bóng
A. mọc dưới bóng của cây khác B. mô giậu rất phát triển
C. phiến lá mỏng D. lá nằm ngang
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là không đúng
A. động vật không có cơ quan chuyên hoá tiếp nhận ánh sáng
B. động vật có khả năng định hướng trong không gian và nhận biết các vật xung quanh nhờ ánh sáng
C. nhiều loài động vật định hướng đường bay theo ánh sáng mặt trời và các vì sao khi di cư
D. có hai nhóm động vật: nhóm động vật ưa hoạt động ban ngày và nhóm động vật ưa hoạt động ban đêm
Câu 17: Quy tắc về kích thước cơ thể còn gọi là:
A. quy tắc Secman B. quy tắc Becman
C. quy tăc Danlen D. quy tắc Anlen
Câu 18: Quy tắc về kích thước các bộ phận chi, tai, đuôi ,…của cơ thể còn được gọi là
A. quy tắc Secman B. quy tắc Becman
C. quy tăc Danlen D. quy tắc Anlen
Câu 19: Thỏ ở vùng ôn đới có tai, đuôi nhỏ hơn tai và đuôi của thỏ ở vùng nhiệt đới tuân theo quy tắc:
A. quy tắc Secman B. quy tắc Becman
C. quy tăc Danlen D. quy tắc Anlen
Câu 20: Voi và Gấu ở vùng khí hậu lạnh có kích thước cơ thể lớn hơn Voi và Gấu ở vùng nhiệt đới tuân theo quy tắc
A. quy tắc Secman B. quy tắc Becman
C. quy tăc Danlen D. quy tắc Anlen
Đáp án Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề Môi trường sống và các nhân tố sinh thái Sinh học 9
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Chọn | C | B | C | C | C | C | D | C | A | C | A | B | B | C | B | A | B | D | D | B |
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Lý thuyết nâng cao Chương Hệ sinh thái Sinh học 9
- Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương Hệ sinh thái Sinh học 9 có đáp án
Chúc các em học tập tốt!