Câu hỏi trắc nghiệm dựa theo mức độ môn Sinh học 9 năm 2020 có đáp án

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM DỰA THEO MỨC ĐỘ

SINH HỌC 9 NĂM 2020

 

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Số lượng NST trong bộ lưỡng bội thể hiện: (II.8.1)

A. mức độ tiến hóa của loài.

B. mối quan hệ họ hàng giữa các loài.

C. tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài.

D. số lượng gen của mỗi loài.

Câu 2: mARN có vai trò: (III.17.1)

A. truyền đạt thông tin di truyền.

B. vận chuyển axit amin.

C. lưu dữ thông tin di truyền.

D. thành phần cấu tạo riboxom.

Câu 3: Thể dị bội là những biến đổi về số lượng NST thường xảy ra ở|:(IV.23.1)

A. một cặp NST.

B. một số cặp NST.

C. một hay một số cặp NST.

D. tất cả các cặp NST.

Câu 4: Đơn phân của AND là: (III.15.1)

A. axit amin.

B. Nucleotit.

C. vitamin.

D. glucozo.

Câu 5: Cơ sở vật chất di truyền chủ yếu ở cấp phân tử là: (III.15.1)

A. tARN.

B. ADN.

C. mARN.

D. Prôtêin.

Câu 6: Thể đa bội thường gặp ở: (IV.24.1)

A. động vật có xương sống.

B. thực vật.

C. động vật không xương sống.

D. vi sinh vật.

Câu 7: Kiểu hình là kết quả của sự tương tác: (IV.25.1)

A. kiểu gen và môi trường.

B. các kiểu gen với nhau.

C. các môi trường khác nhau.

D. của đột biến.

Câu 8: Trong nguyên phân, NST tập trung ở mặt phẳng xích đđạo của thoi phân bào ở kì: (II.9.1)

A. giữa.

B. đầu.

C. sau.

D. cuối.

Câu 9: Thực chất của di truyền độc lập các tính trạng, nhất thiết F2 phải có: (I.4.1)

A. tỉ lệ phân li của mỗi cặp tính trạng là 3 trội : 1 lặn.

B.  tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó.

C.  4 kiểu hình khác nhau

D.   các biến dị tổ hợp

Câu 10 :  Ý nghĩa thực tiễn của di truyển liên kết là : (II.13.1)

A. xác định số nhóm gen liên kết.

B. chọn những nhóm tính trạng tốt di truyền cùng nhau.

C. dễ xác định số nhóm gen liên kết của loài.

D. đảm bảo sự di truyền bền vững các tính trạng.

Câu 11: Thực chất của quá trình hình thành chuỗi axit amin là sự xác định : (III.19.1)

A. trật tự sắp xếp của các axit amin.

B. số lượng axit amin.

C. số loại các axit amin.

D. cấu trúc không gian của axit amin.

Câu 12: Bộ NST ở người có số lượng NST là: (II.12.1)

A. 44.

B. 46.

C. 48.

D. 50.

Câu 13: đặc điểm của thường biến là: (IV.25.1)

A. thay đổi kiểu gen và kiểu hình.

B. thay đổi kiểu gen và không thay đổi kiểu hình.

C. không thay đổi kiểu gen và không thay đổi kiểu hình.

D. không thay đổi kiểu gen và thay đổi kiểu hình.

Câu 14: Tham gia vào cấu trúc của ADN gồm các nu: (II.15.1)

A. A, T, X, U.

B. A, T, G, X.

C. A, T, U, G.

D. G, X, A, U.

Câu 15: Lai phân tích là phép lai giữa tính trạng: (I.3.1)

A. trội với lặn, xác định kiểu gen của tính trạng lặn.

B. trội với lặn, xác định kiểu gen của tính trạng trội.

C. trội với trội, xác định kiểu gen của tính trạng lặn.

D. lặn với lặn, xác định kiểu gen của tính trạng trội.

II. HIỂU

Câu 1: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi của ADN là: (III.16.2)

A. A liên kết với T; G liên kết với X.

B. A liên kết với U; G liên kết với X.

C. A liên kết với G; X liên kết với T.

D. A liên kết với X; G liên kết với T.

Câu 2: Dạng đột biến gây ung thư máu ở người là: (IV.22.2)

A. mất đoạn NST 21.

B. lặp đoạn NST 21.

C. NST X có 3 chiếc.

D. NST 21 có 3 chiếc.

Câu 3: Yếu tố nào quyết định nhất tính đa dạng của AND ? (III.15.2)

A. Trật tự sắp xếp các nu.

B. Cấu trúc xoắn kép của AND.

C. Số lượng các nu.

D. Cấu trúc không gian của AND.

Câu 4: Chức năng không có ở protein là: (III.18.2)

A. cấu trúc tế bào.

B. xúc tác quá trình trao đổi chất.

C. điều hòa quá trình trao đổi chất.

D. truyền đạt thông tin di truyền.

Câu 5: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thể đa bội ? (IV.24.2)

A. Quá trình tổng hợp chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ.

B. Tăng khả năng sinh sản.

C. Kích thước tế bào lớn hơn tế bào bình thường.

D. Phát triển khỏe, chống chịu tốt.

Câu 6: Ở giới dị giao tử thì trường hợp nào đảm bảo tỉ lệ đực : cái xắp xỉ 1: 1 ? (III.12.2)

A. Số giao tử đực bằng giao tử cái.

B. Số cá thể đực bằng số cá thể cái.

C. Hai loại giao tử X và Y có số lượng ngang nhau.

D. Hiệu suất thụ tinh cao.

Câu 7: Thông thường trong giao tử cái của ruồi giấm chỉ mang: (III.8.2)

A. toàn NST thường.

B. toàn NST X.

C. một nủa NST thường, một nủa NST giới tính.

D. mỗi NST của cặp tương đồng.

Câu 8: Điều kiện nào không đúng đối với sự đảm bảo tỉ lệ 1 đực : 1 cái ? (II.12.2)

A. sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử.

B. số lượng giao tử X và Y bằng nhau.

C. các hợp tử có sức sống ngang nhau.

D. sự thụ tinh có chọn lọc.

Câu 9: Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là sự: (II.11.2)

A. kết hơp theo nguyên tắc: một giao tử đực với một giao tử cái.

B. kết hơp của 2 giao tử đơn bội.

C. tạo thành hơp tử.

D. tổ hơp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái.

Câu 10: Trong quá trình tổng hợp ARN liên kết hidro không được hình thành giữa : (III.17.2)

A. A- T.

B. T- A.

C. G -X.

D. X- G.

Câu 11: Trường hợp nào sau đây do thường biến gây nên ? (IV.25.2)

A. Mất đoạn NST 21 gây bệnh ung thư máu.

B. Sự thay đổi màu sắc thân của tắc kè hoa.

C. NST 21 có 3 chiếc gây bệnh Đao.

D. Bạch tạng ở lúa.

Câu 12: Điều nào không đúng với ưu điểm của thể đa bội so với thể lưỡng bội ? (IV.24.2)

A. Cơ quan sinh dưỡng to lớn hơn.

B. Phát triển khõe hơn.

C. Độ hữu thụ kém hơn.

D. Có sức chống chịu tốt hơn.

Câu 13: Điều nào không đúng khi nói về thường biến ? (IV.25.2)

A. Những biến đổi kiểu hình của cùng kiểu gen.

B. Có khả năng di truyền.

C. Ảnh hưởng của môi trường.

D. Những biến đổi đồng loạt.

Câu 14: Đột nào sau đây là đột biến gen ?

A. Bệnh Đao.

B. Bệnh bạch tạng.

C. Bệnh Tocno.

C. Giảm số mắt ruồi giấm.

Câu 15: AND cấu tạo theo nguyên tắc đa phân do sự trùng ngưng của: (III.15.2)

A. một loại đơn phân.

B. hai loại đơn phân.

C. ba loại đơn phân.

D. bốn loại đơn phân.

III. VẬN DỤNG THẤP

Câu 1: ADN có A = 250 nu ; X = 350 nu, tổng số nu là (III.15.3)

A. 1200.

B. 1250.

C. 600.

D. 1000.

Câu 2: Một tế bào 2n= 8, số lượng NST ở thể tam nhiễm là: (IV.23.3)

A. 8.

B. 4.

C. 9.

D. 12.

Câu 3: Một tế bào 2n= 8, số lượng NST ở kì giữa giảm phân II là: (II.10.3)

A.16.

B. 32.

C. 8.

D. 4.

Câu 4: Cho một mạch ADN có trình tự nucleoit như sau : - A- X- G- T- A –T-X-

Trình tự mạch ARN được tổng hợp từ mạch trên sẽ là : (III.17.3)

A.   – U – X – X  - A – T - A – G -

B.    – T – X – X – A – T - A – G -

C.    – U – G – X - A- T - A – G -

D.    – U – G – X – A – U - A – G

Câu 5: Một NST có trình tự các đoạn gen trên đó là ABCDEF. Khi đột biến NST có trình tự các đoạn gen ABCDBCDEF, đây là dạng đột biến. (IV.22.3)

A. Thêm đoạn

B. Mất đoạn

C. Lặp đoạn

D. Đảo đoạn

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Để F1 biểu hiện tính trạng trội hoàn toàn thì : (I.2.4)

A. P thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng.

B. các giao tử sinh ra bằng nhau.

C. số lượng cá thể F1 sinh ra phải đủ lớn.

D. P dị hợp về một cặp tính trạng.

Câu 2: Thí ngiệm của Menden, khi cho F1 lai phân tích thì thu được tỉ lệ kiểu hình: (I.4.4)

A. 1 vàng trơn : 1 xanh nhăn.

B. 1 vàng trơn : 1 vàng nhăn: 1 xanh trơn : 1 xanh nhăn.

C. 3 vàng trơn : 1 xanh nhăn.

D. 9 vàng trơn : 3 vàng nhăn: 3 xanh trơn : 1 xanh nhăn.

Câu 3: Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình 3 : 1 ? (I.2.4)

A. AA x AA

B. Aa x Aa

C. AA x Aa

D. Aa x aa

Câu 4: Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình 9:3:3:1(I.4.4)

A. AABB x aabb.

B. AABb x AaBb.

C. AaBb x AaBb.

D. Aabb x Aabb.

Câu 5: Cho chó lông ngắn là trội hoàn toàn so với lông dài. Khi lai giữa hai chú cho, F1 thu được 3 chó lông ngắn : 1 chó lông dài. Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên: (I.2.4)

A. AA x Aa.

B. Aa   x Aa.

C. Aa x aa.

D. AA x aa

ĐÁP ÁN

I. Nhận biết

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

A

C

B

B

B

A

A

B

B

11

12

13

14

15

 

 

 

 

 

A

B

D

B

B

 

 

 

 

 

 

II. Hiểu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

A

A

D

B

C

D

D

D

A

11

12

13

14

15

 

 

 

 

 

B

C

B

B

D

 

 

 

 

 

 

III. Vận dụng thấp

1

2

3

4

5

A

C

C

C

C

 

IV. Vận dụng cao

1

2

3

4

5

A

B

B

C

B

 

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm dựa theo mức độ môn Sinh học 9 năm 2020 có đáp án. Để xem thêm các tài liệu khác các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?