Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề Cá thể và quần thể sinh vật Sinh học 9 có đáp án

CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT

Câu 1: Quần thể sinh vật là:

A. tập hợp các cá thể khác loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới

B. tập hợp các cá thể khác loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, không có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới

C. tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, không có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới

D. tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới

Câu 2: Cho biết:

(1) một số cá thể cùng loài phát tán tới một môi trường sống mới

(2) giữa các cá thể cùng loài gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ sinh thái và dần dần hình thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh

(3) những cá thể không thích nghi với điều kiện môi trường sống sẽ bị tiêu diệt hoặc phải di cư đi nơi khác, những cá thể còn lại thích nghi dần với điều kiện sống

Quá trình hình thánh loài (quần thể) trải qua các giai đoạn có trình tự như sau:

A. (1) –(2) – (3)                    B. (2) – (3) – (2)      

C.  (3) – (1) – (2)                  D. (1) – (3) – (2)

Câu 3: Quần thể phân bố trong một phạm vi nhất định gọi là:

A. môi trường của quần thể                       B. sinh cảnh của quần thể

C. hoàn cảnh của quần thể                         D. nơi sinh sống của quần thể

Câu 4: Trong quần thể các cá thể luôn gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ

A. hỗ trợ                                                     B. cạnh tranh                       

C. hỗ trợ và cạnh tranh                               D. hỗ trợ, cạnh tranh và kí sinh

Câu 5: Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là:

A. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chóng lại kẽ thù, sinh sản, đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường và khai thác đượcnhiều nguồn sống

B. mối quan hệ giữa các cá thể khác loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chóng lại kẻ thù, sinh sản ,…đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường và khai thác đượcnhiều nguồn sống

C. xảy ra khi các cá thể cạnh tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác, các con đực tranh giành con cái

D. xảy ra khi các cá thể khác loài cạnh tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và  các nguồn sống khác, các con đực tranh giành con cái

Câu 6: Quan hệ cạnh tranh trong quần thể là

A. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chóng lại kẽ thù, sinh sản… đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường và khai thác đượcnhiều nguồn sống

B. mối quan hệ giữa các cá thể khác loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chóng lại kẽ thù, sinh sản,… đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường và khai thác đượcnhiều nguồn sống

C. xảy ra khi các cá thểcùng loài cạnh tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác, các con đực tranh giành con cái

D. xảy ra khi các cá thể khác loài cạnh tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác, các con đực tranh giành con cái

Câu 7: Hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thể hiện qua

A. hiệu quả hấp thụ của từng cá thể            B. hiệu quả nhóm

C. hiệu quả quần thể                                    D. hiệu quả quần xã

Câu 8: Ở chim, khi kiếm ăn chúng đi theo đàn, kích thích nhau tìm mồi, báo hiệu cho nhau nơi có nhiều thức ăn, thông báo cho nhau những luồng gió trái hoặc nơi trú ẩn thuận tiện. Loài chim đã thể hiện mối quan hệ.

A. hỗ trợ                                                     B. cạnh tranh          

 C. hỗ trợ và cạnh tranh                             D. hỗ trợ, cạnh tranh và kí sinh 

Câu 9: Biến động số lượng cá thể trong quần thể là

A. sự tăng số lượng cá thể

B. sự giảm số lượng cá thể

C. sự ổn định số lượng cá thể

D. sự tăng số lượng cá thể và sự giảm số lượng cá thể

Câu 10: Các dạng biến động cá thể trong quần thể gồm:

A. biến động theo chu kì – biến động không theo chu kì

B. biến động theo mùa- biến động không theo mùa

C. biến động theo chu kì – biến động mùa

D. biến động không theo mùa –biến động không theo chu kì

Câu 11: Biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì là :

A. là biến động xảy ra do những thay đổi có chu kì của sinh sản

B. là biến động xảy ra do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường

C. là biến động mà số lượng cá thể tăng hoặc giảm trong một thời gian xác định

D. là biến động mà số lượng cá thể tăng hoặc giảm một cách đột ngột

Câu 12: Biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì là :

A. là biến động xảy ra do những thay đổi có chu kì của sinh sản

B. là biến động xảy ra do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường

C. là biến động mà số lượng cá thể tăng hoặc giảm trong một thời gian xác định

D. là biến động mà số lượng cá thể tăng hoặc giảm một cách đột ngột

Câu 13: Số lượng cá thể Thỏ và mèo rừng Canada có chu kì biến động là

A. 3 – 4 năm                 B. 5 – 6 năm                   C.7 năm                  D.9 – 10 năm

Câu 14: Cáo ở đồng rêu phương bắc có chu kì biến động là:

A. 3 – 4 năm                 B. 5 – 6 năm                   C.7 năm                  D.9 – 10 năm

Câu 15: Cá Cơm ở vùng biển Pêru có chu kì biến động là :

A. 3 – 4 năm                 B. 5 – 6 năm                   C.7 năm                  D.9 – 10 năm

Câu 16: Nguyên nhân gây ra biến động số lượng cá thể của quần thể là do;

A. thay đổi các nhân tố vô sinh

B. thay đổi các nhân tố sinh thái vô sinh

C. thay đổi các nhân tố sinh thái hữu sinh

D. thay đổi các nhân tố sinh thái vô sinh và thay đổi các nhân tố sinh thái hữu sinh

Câu 17: Các nhân tố sinh thái vô sinh không bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể gọi là:

A. nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể

B. nhân tố phụ thuộc yếu tố bên trong cơ thể

C. nhân tố không phụ thuộc mật độ quần thể

D. nhân tố không phụ thuôc yếu tố bên trong cơ thể

Câu 18: Các nhân tố sinh thái hữu sinh bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể gọi là:

A. nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể

B. nhân tố phụ thuộc yếu tố bên trong cơ thể

C. nhân tố không phụ thuộc mật độ quần thể

D. nhân tố không phụ thuôc yếu tố bên trong cơ thể

Đáp án trắc nghiệm ôn tập chủ đề Cá thể và quần thể sinh vật Sinh học 9

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Đ/A

D

D

D

C

A

C

B

A

D

CÂU

10

11

12

13

14

15

16

17

18

Đ/A

A

B

D

D

A

C

D

C

A

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề Cá thể và quần thể sinh vật Sinh học 9 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:  

​Chúc các em học tập tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?