Trước khi bước sang bài văn mẫu cảm nhận về đoạn thơ diễn tả nỗi nhớ trong bài thơ Sóng của nữ sĩ Xuân Quỳnh, Chúng tôi mời các em xem thêm video bài giảng Sóng của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Đoạn thơ thứ 3 trong bài giảng chính là đoạn thơ nói về nỗi nhớ của nhân vật trữ tình. Bài giảng được trình bày dễ hiểu và dễ ghi nhớ, nhằm hỗ trợ các em củng cố lại những kiến thức trọng tâm; để có đủ cơ sở lý luận, tiến hành viết bài văn được chính xác và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng theo dõi!
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu bài thơ Sóng và tác giả Xuân Quỳnh (Sóng là bài thơ mà Xuân Quỳnh gửi gắm khát vọng một tình yêu vĩnh hằng, cao thượng của trái tim người phụ nữ đang yêu)
- Dẫn dắt vào vấn đề và trích dẫn đoạn thơ
- Khái quát chung
- Hoàn cảnh sáng tác, nội dung bài thơ
- Vị trí và đoạn thơ trên: Là đoạn thơ nằm sau mạch cảm xúc thơ suy tư, trăn trở về nguồn gốc của sóng cũng như nguồn gốc bí ẩn của tình yêu.
- Nội dung đoạn thơ: Nỗi nhớ nhung da diết, khắc khoải trong tình yêu
- Những nội dung cần làm rõ
- Một nỗi nhớ mãnh liệt bao trùm cả không gian và thời gian ( Con sóng dưới lòng sâu/ Con sóng trên mặt nước/ Ngày đêm không ngủ được)
- Nỗi nhớ xâm chiếm cả tâm hồn con người trong cõi vô thức, lẫn tiềm thức, cả khi tỉnh lẫn khi mơ (Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức)
- Một nỗi nhớ cồn cào, da diết không thể nào yên, không thể nào nguôi, nó cuồn cuộn như sóng biển triền miên, vô hạn.
- Nhận xét:
- Đoạn thơ trên là một khổ thơ trong bài thơ Sóng, tuy nhiên ở đây có sự khác biệt so với những khổ thơ khác: Khổ thơ có đến 6 dòng thơ trong khi các khổ khác mỗi khổ chỉ có 5 dòng thơ, hơn thế cả khổ thơ không có dấu chấm câu. Phải chăng, nỗi nhớ tràn đầy, quá dạt dào như con sóng cứ mãi gối đầu lên nhau để rồi những vần thơ cứ thế tuôn chảy ào ạt phá đi quy cách sẵn có hay là nỗi nhớ đã trở thành nhịp sống của tình yêu, hơi thở trong tình yêu.
- Một nỗi nhớ vượt qua mọi giới hạn khách quan, vượt qua mọi giới hạn của sự sống và tiềm thức
- Nghệ thuật: nhân hóa, Điệp từ “con sóng” lối biểu đạt sóng đôi (sóng – em).
c. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ về nỗi nhớ trong đoạn thơ trên
- Mở rộng vấn đề bằng liên tưởng của cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Cảm nhận đoạn thơ dưới đây trong bài thơ sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.”
Gợi ý làm bài
Tình yêu đồng hành với nỗi nhớ và sự mong chờ, ngóng đợi. Yêu cuồng điên và nhớ thì cháy bỏng. Ta bắt gặp cảm xúc đó trong thơ Xuân Quỳnh - Một nữ hoàng của thơ tình yêu thế kỉ XX. Nỗi nhớ cứ dâng lên, tầng tầng, lớp lớp qua đoạn thơ:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đên không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
"Cả trong mơ còn thức" sự phi lí đã chứa đựng một chân lí. Chỉ có ai biết trân trọng tình yêu, biết yêu chân thành mãnh liệt mới có thể chia sẻ được điều đó. Tình yêu thứ tình cảm rất xưa mà không cũ. Mỗi đôi lứa đang yêu có một cách khám phá khác nhạu về tình yêu. Suốt đời yêu, khát khao được yêu Xuân Quỳnh luôn trăn trở để đến được với một tình yêu đích thực, nồng nàn, chân thật và nâng niu, gìn giữ nó. Chị đã truyền đến cho những người đang yêu ở mọi thế hệ khát khao đó. Bởi thế mỗi người đều tìm thấy mình trong thơ Xuân Quỳnh và đồng cảm sâu sắc với chị.
Trên đây là hệ thống kiến thức cơ bản về nỗi nhớ trong tình yêu được thể hiện qua bài thơ Sóng. Chúng tôi mong rằng tài liệu sẽ giúp các em nhớ kiến thức một cách dễ dàng, và đem lại những nhận thức mới mẻ về bài thơ. Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm bài giảng Sóng để củng cố toàn bộ kiến thức đã học, chuẩn bị thật chu đáo cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới. Chúc các em có một mùa thi thành công!
--MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)