Các dạng toán về Số nguyên. Hợp số. Bảng số nguyên tố Toán 6

CÁC DẠNG TOÁN VỀ SỐ NGUYÊN. HỢP SỐ. BẢNG SỐ NGUYÊN TỐ

I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Số nguyên tố. Hợp số

Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó.

Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn hai ước.

Ví dụ:

+ U(11) = {11; 1} nên 11 là số nguyên tố.

+ Số 15 có 4 ước là 1; 3; 5; 15 nên 15 là hợp số.

Chú ý:

• Số 0 và số 1 không là số nguyên tố và cũng không là hợp số.

• Các số nguyên tố nhỏ hơn 10 là 2; 3; 5; 7.

2. Lập bảng các số nguyên tố nhỏ hơn 100

Số nguyên tố là các số trong khung màu xanh

Nhận xét: Số nguyên tố nhỏ nhất là số 2, đó là số nguyên tố chẵn duy nhất.

II. CÁC DẠNG TOÁN

1. Dạng 1. NHẬN BIẾT SỐ NGUYÊN TỐ, HỢP SỐ

 Phương pháp giải

– Căn cứ vào định nghĩa số nguyên tố và hợp số.

– Căn cứ vào các dấu hiệu chia hết. Có thể dùng bảng nguyên tố ở cuối SGK để xác định

một số (nhỏ hơn  1000) là số nguyên tố hay không.

Ví dụ 1. 

Các số sau là số nguyên tố hay hợp số ?

312 ; 213 ; 435 ; 417 ; 3311 ; 67.

Giải

Các số 312, 213, 435 và 417 là hợp số vì chúng lớn hơn 3 và chia hết cho 3.

Số 3311 là hợp số vì số này lớn hơn 11 và chia hết cho 11.

Số 67 là số nguyên tố vì nó lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó.

Ví dụ 2.

Gọi p là tập các số nguyên tố. Điền kí hiệu ∈ ,  ∉  hoặc  ⊂  vào chỗ trống cho đúng :

83 … P,        91 … P,         15 … n,          P … n

Đáp số

83 ∈ P,        91 ∉ P,         15 ∈ n,          P ⊂ n

Ví dụ 3.

Dùng bảng số nguyên tố ở cuối SGK, tìm các số nguyên tố trong các số sau :

117 ; 131 ; 313 ; 469 ; 647.

Đáp số

Các số nguyên tố là : 131 ; 313 ; 647.

Ví dụ 4. 

Tổng (hiệu) sau là số nguyên tố hay hợp số ?

a) 3.4.5 + 6.7                      

b) 7.9.11.13 – 2 3.4.7

c) 5.7 + 11.13.17                   

d) 16354 + 67541.

Giải

a) Mỗi số hạng của tổng đều chia hết cho 3. Tổng chia hết cho 3 và lớn hơn 3 nên là hợp số.

b) Mỗi số hạng của hiệu đều chia hết cho 7. Hiệu chia hết cho 7 và lớn hơn 7 nên là hợp số.

c) Mỗi số hạng của tổng đều là số lẻ nên tổng là số chẵn. Tổng chia hết cho 2 và lớn hơn 2

nên là hợp số.

d) Tổng tận cùng bằng 5 nên chia hết cho 5. Tổng này lại lớn hơn 5 nên là hợp số.

Ví dụ 5.

Điền dấu “x ” vào ô thích hợp :

Câu

Đúng

Sai

a) Có hai số tự nhiên liên tiếp đều là số nguyên tố

b) Có ba số lẻ liên tiếp đều là số nguyên tố

c) Mọi số nguyên tố đều là số lẻ

d) Mọi số nguyên tố đều có chữ số tận cùng là một trong các chữ số 1, 3, 7, 9.

...

Trả lời

a) Đúng, ví dụ 2 và 3.

b) Đúng, ví dụ 3, 5 và 7.

c) Sai, ví dụ 2 là số nguyên tố chẵn.

Bổ sung thêm điều kiện để câu sau trở thành câu đúng :

Mọi số nguyên tố lớn hơn 2 đều là số lẻ.

d) Sai, ví dụ 5 là số nguyên tố tận cùng là 5.

Bổ sung : Mọi số nguyên tố lớn hơn 5 đều tận cùng bởi một trong các chữ số 1, 3, 7, 9.

..........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

2. Dạng 2. VIẾT SỐ NGUYÊN TỐ HOẶC HỢP SỐ TỪ NHỮNG SỐ CHO TRƯỚC 

Phương pháp giải

– Dùng các dấu hiệu chia hết.

– Dùng bảng số nguyên tố nhỏ hơn 1000.

Ví dụ 7.

Thay chữ số vào dấu * để được hợp số :  \(\overline {1*} \) ;  \(\overline {3*} \) .

Giải

Trong bảng số nguyên tố có 11, 13, 17, 19 là các số nguyên tố. Vậy các hợp số có dạng \(\overline {1*} \)  là số 10, 12, 14, 15, 16, 18.

Trong bảng có 31, 37 là số nguyên tố. Vậy các hợp số có dạng  \(\overline {3*} \)   là 30, 32, 33, 34, 35, 36, 38,

39.

.........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là một phần nội dung tài liệu Các dạng toán về Số nguyên. Hợp số. Bảng số nguyên tố Toán 6. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?