Các dạng toán về phép trừ và phép chia Toán 6

CÁC DẠNG TOÁN VỀ PHÉP TRỪ VÀ PHÉP CHIA

I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Phép trừ hai số tự nhiên 

Cho hai số tự nhiên a và b. Nếu có số tự nhiên x sao    cho  b + x = a

thì ta có phép trừ a – b – x.

Điều kiện để thực hiện được phép trừ là số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ.

2. Phép chia hết và phép chia có dư

Cho hai số tự nhiên a và b trong đó b ≠ 0. Ta luôn tìm được các số tự nhiên duy nhất q và r

sao cho :

a = b . q + r  (0 ≤ r  ≤ b)

(số bị chia) = (số chia). (thương) + (số dư)

Số chia bao giờ cũng khác 0. số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia. Nếu r = 0 thì ta có a =

b.q và được phép chia hết.

Như vậy, điều kiện để a chia hết cho b ( a,b ∈ N, b ≠ 0 ) là  có số tự nhiên q sao cho a = b.q.

Nếu r ≠ 0 thì ta được phép chia có dư.

II. CÁC DẠNG TOÁN

1. Dạng 1. THỰC HÀNH PHÉP TRỪ VÀ PHÉP CHIA

Phương pháp giải

– Có thể trừ theo “hàng ngang” hoặc viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số cùng hàng

thì thẳng cột với nhau rồi trừ từ phải sang trái.

– Đặt phép chia và thử lại kết quả bằng phép nhân.

– Sử dụng máy tính bỏ túi (đổi với những bài được phép dùng).

Ví dụ 1. 

Hà Nội, Huế, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh nằm trên quốc lộ 1 theo thứ tự như

trên. Cho biết các quãng đường trên quốc lộ ấy :

Hà Nội – Huế : 658 km ;

Hà Nội – Nha Trang : 1278 km ;

Hà Nội – Thành pho Hồ Chí Minh : 1710 km ;

Tính các quãng đuờng : Huế – Nha Trang, Nha Trang – Thành phô” Hồ Chí Minh.

Giải

Quãng đường Huế – Nha Trang :

1278 – 658 = 620 (km).

Quãng đường Nha Trang – Thành phố Hồ Chí Minh :

1710 – 1278 = 432 (km).

Ví dụ 2.

Các số liệu về kênh đào Xuy-ê (Ai Cập) nối Địa Trung Hải và Hồng Hải được cho trong

bảng 1 và bảng 2.

Bảng 1 :

Bảng 2:

a) Trong bảng 1 các số liệu ở  năm 1955 tăng thêm (hay giảm bớt) bao nhiêu so với năm 1869

(năm khánh thành kênh đào)?

b) Nhờ đi qua kênh đào Xuy-ê, mỗi hành trình trong bảng 2 giảm bớt được bao nhiêu kilômét ?

Giải

a) Chiều rộng mặt kênh tăng : 135 – 58 = 77 (m)

Chiều rộng đáy kênh tăng : 50 – 22 = 28 (m)

Độ sâu của kênh tăng : 13 – 6 = 7 (m)

Thời gian tầu qua kênh giảm : 48 – 14 = 34 (giơ).

b) Hành trình Luân Đôn – Bombay giảm :

17400 – 10100 = 7300 (km)

 Hành trình Macxây – Bombay giảm :

16000 – 7400 = 8600 (km).

Hành trình ô-đét-xa – Bombay giảm :

19000-6800 = 12200 (km).

.........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

2. Dạng 2. ÁP DỤNG TÍNH CHẤT CÁC PHÉP TÍNH ĐỂ TÍNH NHANH

Phương pháp giải

Áp dụng một số tính chất sau đây :

– Tổng của hai số không đổi nếu ta thêm vào ở số hạng này và bớt đi ở số hạng kia cùng

một số đơn vị.

Ví dụ : 99 + 48 = (99 + 1) + (48 – 1) = 100 + 47 = 147.

– Hiệu của hai số không đổi nếu ta thêm vào một số bị trừ và số trừ cùng một số đơn vị.

Ví dụ : 316 – 97 = (316 + 3) – (97 + 3) = 319 – 100 = 219.

– Tích của hai số không đổi nếu ta nhân thừa số này và chia thừa số kia cho cùng một số.

Ví dụ : 25 . 12 = (25 . 4).(12 : 4) = 100.3 = 300

– Thương của hai số không đổi nếu ta nhân cả số bị chia và số chia vói cùng một sô.

Ví dụ :     1200 : 50 = (1200.2) : (50.2)  = 2400 : 100           = 24.

– Chia một tổng cho một số (a + b) : c = a : c + b    : c ( truờng hợp chia hết).

Ví dụ : 276 : 23 = (230 + 46) : 23 = 230 : 23 + 46     :  23 = 10 + 2 = 12.

Ví dụ 7. 

Tính nhẩm : 35 + 98 ; 46 + 29.

Giải

35 + 98 = (35 – 2) + (98 + 2) = 33 + 100 = 133.

46 + 29 = (46 – 1) + (29 + 1) = 45 + 30 = 75.

........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

3. Dạng 3. TÌM SỐ CHƯA BIẾT TRONG MỘT ĐẲNG THỨC

Phương pháp giải

– Muốn tìm một số  hạng trong phép cộng hai số’, ta lấy tổng trừ số hạng kia ;

– Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ ;

– Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu ;

– Muốn tìm số bị chia, ta lấy thương nhân với số chia ;

– Muốn tìm số chia, ta lấy số bị chia chia cho thương.

Ví dụ 10.

Tìm x, biết :

a) x : 13 = 41 ;                b) 1428 : x = 14 ;                     c) 4x : 17 = 0 ;

c) 7x – 8 = 713 ;              e) 8 (x – 3) = 0 ;                      g) 0 : x = 0.

Giải

a) x = 41.13 = 533 ;

b) x = 1428 : 14 = 102;

c) 4x = 0.17 => 4x = 0 => x = 0 ;

d)7x  – 8 = 713 ;

7x = 713 + 8

x = 721 : 7

x = 103.

e) 8( x – 3 ) = 0

x – 3 = 0

x = 3.

g) 0 : x = 0 => x là số bất kì khác 0.

.......

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

4. Dạng 4. BÀI TẬP VỀ PHÉP CHIA CÓ DƯ

Phương pháp giải

Sử dụng định nghĩa của phép chia có dư và công thức :

a = b.q + r (0 < r < b)

Từ công thức trên suy ra : b = (a – r): q ; q = (a – r): b ; r = a – b.q.

.........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

5. Dạng 5. TÌM NHỮNG CHỮ SỐ CHƯA BIẾT TRONG PHÉP TRỪ VÀ PHÉP CHIA

Phương pháp giải

– Đối với phép trừ, tính lần lượt theo cột từ phải sang trái, chú ý những trường hợp có “nhớ”.

– Đối với phép chia, đặt tính và lần lượt thực hiện phép chia.

.........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là một phần nội dung tài liệu Các dạng toán về phép trừ và phép chia Toán 6. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?