Các dạng bài tập vận dung máy tính CASIO để giải Cơ chế di truyền và biến dị trong tế bào Sinh học 12

CÁC DẠNG BÀI TẬP SỬ DỤNG MÁY TÍNH CASIO

CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ TẾ BÀO

Xác định số NST, số crômatit, số tâm động của TB qua các kỳ phân bào:

* Lưu ý:

- Số tâm động = Số NST

- Số crômatit = 2 số NST kép

Các kì nguyên phân

Số NST

Số crômatit

Số tâm động

Trung gian

2n kép

4n

2n

Kì đầu

2n kép

4n

2n

Kì giữa

2n kép

4n

2n

Kì sau

4n đơn

0

4n

Kì cuối

2n đơn

0

2n

 

Các kì giảm phân 1

Số NST

Số crômatit

Số tâm động

Trung gian

2n kép

4n

2n

Kì đầu1

2n kép

4n

2n

Kì giữa 1

2n kép

4n

2n

Kì sau 1

2n kép

4n

2n

Kì cuối 1

n kép

2n

n

 

Các kì giảm phân 2

Số NST

Số crômatit

Số tâm động

Trung gian

n kép

2n

n

Kì đầu2

n kép

2n

n

Kì giữa 2

n kép

2n

n

Kì sau 2

2n đơn

0

2n

Kì cuối 2

n đơn

0

n

DẠNG 1: NHIỄM SẮC THỂ VÀ CƠ CHẾ NGUYÊN PHÂN

I. Tính số tế bào con tạo thành:

  • Từ 1 tế bào ban đầu: số tế bào con tạo thành qua x lần phân bào   A = 2x
  • Từ nhiều tế bào ban đầu : Tổng số TB con sinh ra: \(\sum {} \)A = a­­­1. 2x1 + a2.2x2 +……..

Bài tập vận dụng:

Bài 1: Có 1 số hợp tử nguyên phân bình thường.1/4 số hợp tử qua 3 lần nguyên phân, 1/3 số hợp tử qua 4 đợt ng.phân, số hợp tử còn lại qua 5 đợt nguyên phân. Tổng số tế bào con tạo thành là 248.

  1. Tìm số hợp tử nói trên .
  2. Tính số tế bào con sinh ra từ mỗi nhóm hợp tử.

Bài 2. Ở một loài thực vật, nếu các gen trên một NST đều liên kết hoàn toàn thì khi tự thụ phấn nó có khả năng tạo nên 1024 kiểu tổ hợp giao tử. Trong một thí nghiệm người ta thu được một số hợp tử. Cho 1/4 số hợp tử phân chia 3 lần liên tiếp, 2/3 số hợp tử phân chia 2 lần liên tiếp, còn bao nhiêu chỉ qua phân chia 1 lần. Sau khi phân chia số NST tổng cộng của tất cả các hợp tử là 580. Hỏi số noãn được thụ tinh?

II.  Tính số NST tương đương với nguyên liệu được môi trường cung cấp trong quá trình tự nhân đôi của NST

  • Số NST tương đương với nguyên liệu được môi trường cung cấp\(\sum {} \)NST = 2n . 2x – 2n = 2n.(2x – 1)
  • Số NST chứa hoàn toàn nguyên liệu mới:\(\sum {} \)NST mới = 2n . 2x –2. 2n = 2n.(2x – 2)

Bài tập vận dụng:

 Ba hợp tử của một loài, lúc chưa nhân đôi số lượng NST đơn trong mỗi tế bào bằng 20. Hợp tử 1 có số đợt nguyên phân bằng 1/4 số lần nguyên phân của hợp tử 2. Hợp tử 2 có số đợt nguyên phân liên tiếp bằng 50% số đợt nguyên phân của hợp tử 3. Số lượng NST đơn lúc chưa nhân đôi trong tất cả các tế bào con sinh ra từ 3 hợp tử bằng 5480.

a. Tính số đợt nguyên phân liên tiếp của mỗi hợp tử ?

b. Số lượng NST đơn được tạo ra từ nguyên liệu môi trường tế bào đã cung cấp cho mỗi hợp tử để nguyên phân là bao nhiêu

III.Tính thời gian nguyên phân.

1.Thời gian của một chu kì nguyên phân (TB nguyên phân 1 lần ): Là thời gian của 5 giai đoạn (kì TG đến kì cuối)

2.Thời gian qua các đợt nguyên phân ( TB nguyên phân x lần)

a.Tốc độ nguyên phân không đổi:  \(\sum {} \)TG = TG 1 đợt . x

b. Tốc độ nguyên phân thay đổi: 

  • Nhanh dần đều → TG các lần NP giảm dần đều
  • Giảm dần đều TG các lần NP nhanh  dần đều

Gọi U1, U2, .....Ux lần lượt là TG các lần NP liên tiếp : \(\sum {} \)TG = \(\frac{x}{2}\)(U1+Ux)

Gọi d là hiệu số thời gian giữa lần NP sau với lần NP liền trước nó

  • d > 0 : tốc độ NP giảm dần.
  • d < 0 : tốc độ NP tăng dần.

\(\sum {} \)TG = \(\frac{x}{2}\) [2.U1 +(x-1)d]

Bài tập vận dụng:

Bài 1 : Ở đợt nguyên phân đầu tiên của 1 hợp tử, ghi nhận được trung bình, mỗi kì của NP là 5 phút, giai đoạn chuyển tiếp với đợt phân bào kế tiếp là 10 phút. Khi hợp tử nguyên phân được 210 phút, hỏi hợp tử đã trải qua bao nhiêu đợt nguyên phân?

Biết rằng thời gian của đợt nguyên phân cuối cùng là 40 phút và tốc độ giảm dần đều

a/ Tính thời gian của đợt phân bào đầu tiên

b/ Tìm số đợt nguyên phân của hợp tử.

Bài 2: Có 4 hợp tử thuộc cùng 1 loài là: A,B,C và D.Hợp tử A nguyên phân 1 số đợt liên tiếp cho các TB con, số TB con này bằng ¼ số NST có trong 1 hợp tử khi nó chưa tiến hành nguyên phân.Hợp tử B nguyên phân cho các TB con với tổng số NST đơn nhiều gấp 4 lần số NST đơn của 1 TB con.Hợp tử C nguyên phân cho các TB con cần nguyên liệu tương đương 480 NST đơn. Hợp tử D nguyên phân tạo các TB con chứa 960 NST đơn cấu thành hoàn toàn từ nguyên liệu mới cung cẩp trong quá trình nguyên phân này.

Tất cả các TB con được hình thành nói trên chứa 1920 NSTđơn ở trạng thái chưa tự nhân đôi.

a. Tìm bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài

b. Số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử A, B, C, D ?

c. Giả thuyết tốc độ nguyên phân của hợp tử A và B tăng dần đều, thời gian của đợt phân bào sau kém hơn thời gian của đợt phân bào trước là 2 phút. Tốc độ nguyên phân của hợp tử C, D giảm dần đều, thời gian của đợt phân bào sau nhiều hơn thời gian của đợt phân bào trước 2 phút. Tính thời gian nguyên phân liên tiếp nói trên của mỗi hợp tử. Biết rằng thời gian đợt phân bào đầu tiên của mỗi hợp tử đều là 20 phút.

DẠNG 2: CƠ CHẾ GIẢM PHÂN VÀ THỤ TINH

I. Tính số giao tử hình thành và số hợp tử tạo ra.

a. Giao tử : Số tinh trùng hình thành = số TB sinh tinh x 4

Số tinh trùng X hình thành = số tinh trùng Y hình thành

Số trứng hình thành = số TB sinh trứng

Số thể định hướng = số TB sinh trứng x 3

b. Hợp tử :Số hợp tử hình thành = số tinh trùng thụ tinh = số trứng thụ tinh

Số hợp tử XX = số tinh trùng X thụ tinh

Số hợp tử XY = số tinh trùng Y thụ tinh

{-- Xem đầy đủ nội dung Các dạng bài tập Cơ chế di truyền và biến dị trong tế bào Sinh học 12 tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần Các dạng bài tập vận dung máy tính CASIO để giải Cơ chế di truyền và biến dị trong tế bào  để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?