CÁC DẠNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ HIDROCACBON NO CÓ ĐÁP ÁN
DẠNG 1: LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM
Câu 1: [21001] Mỗi phân tử hiđrocacbon nói chung được coi như tạo nên bởi một nguyên tử hiđro và một nhóm nguyên tử. Nhóm nguyên tử này được gọi là:
A. Nhóm chức B. Gốc hiđrocacbon
C. Tác nhân phản ứng D.Dẫn xuất của hiđrocacbon
Câu 2: [21002] Định nghĩa nào sau đây là đúng về hiđrocacbon no?
A. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon có chứa liên kết đơn trong phân tử.
B. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon chỉ có một liên kết đơn trong phân tử.
C. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon chỉ có chứa liên kết đơn trong phân tử.
D. Hiđrocacbon no là hợp chất hữu cơ chỉ có chứa liên kết đơn trong phân tử.
Câu 3: [21003] Cho các câu sau:
a. Ankan có đồng phân mạch cacbon.
b. Ankan và xicloankan là đồng phân của nhau.
c. Xicloankan làm mất màu dung dịch nước brom.
d. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon làm mất màu dung dịch nước brom.
e. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon chỉ có liên kết đơn trong phân tử.
f. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon không có mạch vòng.
Những câu đúng là A, B, C hay D?
A. a, c, d, e B. a, d, f C. a, b, d, e, f D. a, e
Câu 4: [21004] Các ankan tham gia những phản ứng nào dưới đây:
1. Phản ứng cháy 2. Phản ứng phân huỷ 3. Phản ứng thế 4. Phản ứng cracking
5. Phản ứng cộng 6. Phản ứng trùng hợp 7. Phản ứng trùng ngưng 8. Phản ứng đềhiđro hoá
A. Tham gia phản ứng 1, 2, 3, 5, 8 B. Tham gia phản ứng 1, 3, 5, 7, 8
C. Tham gia phản ứng 1, 2, 3, 4, 8 D. Tham gia phản ứng 1, 2, 3, 4, 5
Câu 5. [21005] Công thức nào sau đây là công thức tổng quát của hiđrocacbon?
A. CnH2n+2 B. CnH2n+2-2k C. CnH2n-6 D. CnH2n-2
Câu 6. [21006] A và B là hai hiđrocacbon ở thể khí, khi phân huỷ đều tạo thành cacbon và hiđro với thể tích khí hiđro gấp 4 lần thể tích hiđrocacbon ban đầu (khí được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Hai hiđrocacbon A và B có thể là:
A. Đều chứa 4 nguyên tử hiđro trong phân tử. B. Có số nguyên tử cacbon lớn hơn 4.
C. Đều chứa 8 nguyên tử hiđro trong phân tử. D. Đều chứa 3 nguyên tử cacbon trong phân tử.
Câu 7: [21007] Hiện tượng đồng phân trong hoá học hữu cơ gây ra bởi nguyên nhân nào sau đây?
A. Do số nguyên tử trong phân tử bằng nhau.(1)
B. Do các nguyên tử trong phân tử sắp xếp ở các vị trí khác nhau. (2)
C. Không do các nguyên nhân (1), (2), (3).
D. Do phân tử khối bằng nhau. (3)
Câu 8: [21008] Cho 4 chất: metan, etan, propan và n-butan. Số lượng chất tạo được một sản phẩm thế monoclo duy nhất là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9: [21009] Khi thế monoclo một ankan A người ta luôn thu được một sản phẩm duy nhất. Vậy A là:
A. metan. B. etan C. neo-pentan D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 10: [21010] Sản phẩm của phản ứng thế clo (1:1, ánh sáng) vào 2,2- đimetyl propan là :
(1) CH3C(CH3)2CH2Cl; (2) CH3C(CH2Cl)2CH3 ; (3) CH3ClC(CH3)3
A. (1); (2). B. (2); (3). C. (2). D. (1)
Câu 11: [21011] Có bao nhiêu ankan là chất khí ở điều kiện thường khi phản ứng với clo (có ánh sáng, tỉ lệ mol 1:1) tạo ra 2 dẫn xuất monoclo ?
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 12: [21012] Đốt cháy một hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon trong cùng một dãy đồng đẳng nếu ta thu được số mol H2O > số mol CO2 thì CTPT chung của dãy là:
A. CnHn, n ≥ 2. B. CnH2n+2, n ≥1 (các giá trị n đều nguyên).
C. CnH2n-2, n≥ 2. D. Tất cả đều sai.
Câu 13: [21013] Dẫn hỗn hợp khí A gồm propan và xiclopropan đi vào dung dịch brom sẽ quan sát được hiện tượng nào sau đây :
A. Màu của dung dịch nhạt dần, không có khí thoát ra. B. Màu của dung dịch nhạt dần, và có khí thoát ra.
C. Màu của dung dịch mất hẳn, không còn khí thoát ra. D. Màu của dung dịch không đổi.
Câu 14: [21014] Khi đốt cháy ankan thu được H2O và CO2 với tỷ lệ tương ứng biến đổi như sau:
A. tăng từ 2 đến + . B. giảm từ 2 đến 1. C. tăng từ 1 đến 2. D. giảm từ 1 đến 0.
Câu 15: [21015] Không thể điều chế CH4 bằng phản ứng nào ?
A. Nung muối natri malonat với vôi tôi xút. B. Canxicacbua tác dụng với nước.
C. Nung natri axetat với vôi tôi xút. D. Điện phân dung dịch natri axetat.
Câu 16: [21016] Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế metan bằng cách nào sau đây ?
A. Nhiệt phân natri axetat với vôi tôi xút. B. Crackinh butan
C. Từ phản ứng của nhôm cacbua với nước. D. A, C.
Câu 17: [21017] Thành phần chính của “khí thiên nhiên” là:
A. metan. B. etan. C. propan. D. n-butan.
Câu 18: [21018] Xicloankan (chỉ có một vòng) A có tỉ khối so với nitơ bằng 3. A tác dụng với clo có chiếu sáng chỉ cho một dẫn xuất monoclo duy nhất, xác định công thức cấu tạo của A ?
A. . B. . C. D.
Câu 19: [21019] Đốt cháy các hiđrocacbon của dãy đồng đẳng nào dưới đây thì tỉ lệ mol H2O : mol CO2 giảm khi số cacbon tăng.
A. ankan. B. anken. C. ankin. D. aren
Câu 20 : [21020] Khi đốt cháy một hydrocacbon thu được thì công thức tổng quát tương ứng của hydrocacbon là
A. CnHm B. CnH2n+2 C. CnH2n D. CnH2n-2
Câu 21. [21021] Clo hoá Isopentan (tỉ lệ 1:1) số lượng sản phẩm thế monoclo là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
...
DẠNG 3: PHẢN ỨNG CHÁY CỦA HIDROCACBON
Câu 1:[21501] Đốt cháy hoàn toàn m g hỗn hợp gồm CH4, C2H6 và C4H10 thu được 3,3g CO2 và 4,5 g H2O. Giá trị của m là:
A. 1g B. 1,4 g C. 2 g D. 1,8 g
Câu 2:[21505] Đốt cháy hòan toàn một hidrocacbon X thu được 6,72 lít CO2 ( đktc) và 7,2 g H2O. CTPT của X là:
A. C2H6 B. C3H8 C. C4H10 D. Không xác định
Câu 3: [21547] Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol 1 AnKan X thu được 3,28g hỗn hợp CO2 và H2O. X có CTPT là:
A. C3H8 B. C4H10 C. C5H12 D. C2H6
Câu 4:[21515] Oxi hoá hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 ankan. Sản phẩm thu được cho đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thì khối lượng của bình 1 tăng 6,3 g và bình 2 có m gam kết tủa xuất hiện. Giá trị của m là :
A. 68,95g B. 59,1g C. 49,25g D. Kết quả khác
Câu 5:[21514] Đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon cần có 8,96 lít O2 (đktc). Thu được 5,4 gam H2O. CTPT của hiđrocacbon là:
A. C5H10 B .C6H12 C . C5H12 D. C6H14
Câu 6:[21527] Đốt cháy hoàn toàn 8,8 g hỗn hợp 2 ankan X,Y ở thể khí ,cho 13,44 lít CO2 (đktc), biết thể tích 2 ankan trong hỗn hợp bằng nhau. X,Y có công thức phân tử là :
A. C2H6 và C4H10 B. C2H6 và C3H8 C. CH4 và C4H10 D. Kết quả khác
Câu 7:[21571] Đốt cháy hoàn toàn 2,3 gam hỗn hợp hai ankan khí có tỉ lệ mol 1 : 5 thu được 6,6 gam CO2. Hai ankan là
A. CH4 và C2H6 B. CH4 và C3H8 C. C2H6 và C3H8 D. CH4 và C4H10
Câu 8:[21518] X là hỗn hợp 2 ankan. Để đốt cháy hết 10,2 gam X cần 25,76 lít O2 (đktc). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư được m gam kết tủa.
a. Giá trị m là:
A. 30,8 gam. B. 70 gam. C. 55 gam. D. 15 gam
b. Công thức phân tử của A và B là:
A. CH4 và C4H10. B. C2H6 và C4H10. C. C3H8 và C4H10. D. Cả A, B và C.
Câu 9 :[21588] Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 1 ankan và 1 anken. Cho sản phẩm cháy lần lượt đi qua bình 1 đựng P2O5 dư và bình 2 đựng dung dịch KOH dư, thấy bình 1 tăng 4,14 g, bình 2 tăng 6,16 g. Số mol ankan có trong hỗn hợp là
A. 0,06 mol B. 0,09 mol C. 0,03 mol D. 0,045 mol
Câu 10:[21562] Trộn etan với O2 trong một bình kín thu được 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X. Bật tia lửa điện để đốt cháy hoàn toàn etan trong hỗn hợp X thu được hỗn hợp các chất có trong bình. Đưa bình về 0oC thu được hỗn hợp khí Y và áp suất trong bình lúc này là 0,6 atm. Tính tỉ khối của hỗn hợp Y so với Heli?
A. 5,0 B. 9,6 C. 10,0 D. 10,4
Câu 11: [21513] Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CH4, C3H6 và C4H10 thu được 17,6 gam CO2 và 10,8 gam H2O. Vậy m có giá trị là:
A. 2 gam. B. 4 gam. C. 6 gam. D. 8 gam.
Câu 12: [21549] Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít AnKan X(đktc) , sau đó dẫn toàn bộ sp cháy sục và dung dịch nước vôi trong dư thu được 40g kết tủa. CTPT cua X là:
A. C2H6 B. C4H10 C. C3H6 D. C3H8
Câu 13: [21517] Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ankan kế tiếp trong dãy đồng đẳng được 24,2 gam CO2 và12,6 gam H2O. Công thức phân tử 2 ankan là:
A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12
Câu 14. [21523] Đốt cháy hổn hợp CH4, C2H6, C3H8 thu được 2,24 lit CO2 (đktc) và 2,7g H2O. Thể tích O2 (đktc) đã tham gia phản ứng cháy là:
A. 2,48 l B. 3,92 l C. 4,53 l D. 5,12 l
Câu 15: [21533] Đốt cháy hết x lít metan rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 200ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 10 g kết tủa. Thể tích x lít khí CH4 đem đốt có thể là:
A. 4,48 B. 2,24 C. 6,72 D. B hoặc C
Câu 16: [21569] Đốt cháy hoàn toàn 2,92 gam hh X gồm 2 ankan kế tiếp thu được H2O và 4,48 lít CO2 (đktc).Vậy X là
A. CH4 và C2H6 B. C2H6 và C3H8 C. C3H8 và C4H10 D. C4H10 và C5H12
Câu 17: [21570] Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam hỗn hợp hai ankan kế tiếp nhau cần vừa đủ 16,8 lít oxi (đktc).Hai ankan là
A. CH4 và C2H6 B. C2H6 và C3H8 C. C3H8 và C4H10 D. C2H6 và C4H10
Câu 18: :[21542] Đốt cháy hoàn toàn m g một hidrocacbon thu được 33g CO2 và 27g H2O. Giá trị của m là:
A. 11 B. 12 C. 13 D. 14
Câu 19: [21565] Đốt cháy hết V lít khí etan (đktc) rồi cho sản phẩm hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 có dư thu được 5 gam kết tủa. Thể tích khí etan đem đốt là
A. 6,72 lít B. 2,24 lít C. 0,56 lít D. 1,12 lít
Câu 20: [21560] Trộn một hidrocacbon A với một lượng vừa đủ khí O2 thu được m gam hỗn hợp X. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp Y gồm CO2 và H2O có . Xác định giá trị của m?
A. 31,0 B. 77,5 C. 12,4 D. 6,2
Câu 21: [21555] Đốt cháy hoàn toàn 15 cm3 một ankan A thu được 105 cm3 hỗn hợp CO2 và H2O. Biết các thể tích đều được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Xác định A và thể tích O2 đã dùng?
A. C3H8, 75 cm3 B. C3H8, 120 cm3 C. C2H6, 75 cm3 D. C4H10, 120 cm3
Câu 22: [21556] Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon A được CO2 và H2O trong đó VOxi = 1,75VCO2 (đktc).Vậy A là?
A. C4H12 B. C3H8 C. C4H10 D. C2H6
Câu 23: [21557] Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon A thu được số mol H2O bằng 1,5 lần số mol CO2. Vậy A là
A. CH4 B. C2H6 C. C3H6 D. C4H6
Câu 24: [21558] Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol một hidrocacbon A thấy khối lượng CO2 sinh ra ít nhất là 44 gam. Vậy A không thể là
A. C3H8 B. C4H10 C. C5H10 D. C6H12
Câu 25: [21573] Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 ankan A và B (trong đó MA < MB và nA = 1,5 nB) thu được 40,32 lít CO2 (đktc) và 41,4 gam H2O. Vậy A, B lần lượt là
A. CH4 ; C5H12 B. C2H6 ; C4H10 C. C3H8 ; C4H10 D. C2H6 ; C6H14
...
DẠNG 5: PHẢN ỨNG TÁCH (CRACKING, ĐỀ HIDRO) CỦA ANKAN
Câu 1: [21665] Khi tiến hành crackinh 22,4 lít khí C4H10 (đktc) thu được hỗn hợp A gồm CH4, C2H6, C2H4, C3H6, C4H8, H2 và C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn A thu được x gam CO2 và y gam H2O. Giá trị của x và y tương ứng là
A. 176 và 180. B. 44 và 18. C. 44 và 72. D. 176 và 90.
Câu 2: [21663] Crackinh 0,25 mol C5H12 thu được hỗn hợp X gồm : CH4,C2H6,C3H8,C5H10, C4H8,C3H6,C2H4,C5H12 và H2. Đem đốt cháy hết toàn bộ hỗn hợp X thu được x gam CO2 và y gam H2O. Vậy giá trị của x và y lần lượt là
A. 55 và 180. B. 44 và 18. C. 44 và 27. D. 55 và 27.
Câu 3: [21661] Một hỗn hợp X gồm hai ankan A, B đồng đẳng kế tiếp. Crackinh 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X thu được 22,4 lít hỗn hợp Y (đktc) gồm ankan, anken và H2, tỉ khối hơi của Y đối với H2 là 8,2. Vậy công thức phân tử và số mol của A, B lần lượt là:
A. C3H8 (0,2 mol); C4H10 (0,3 mol). B. C2H6 (0,3 mol); C3H8 (0,2 mol).
C. C2H6 (0,1 mol); C3H8 (0,4 mol). D. C2H6 (0,4 mol); C3H8 (0,1 mol).
Câu 4: [21646] Crackinh C4H10 thu được hỗn hợp khí X gồm 5 hidrocacbon có dX/He = 9,0625.Hiệu suất phản ứng crackinh?
A. 20%. B. 40%. C. 60%. D. 80%.
Câu 5: [21650] Crackinh 40 lít butan thu được 56 lít hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần butan chưa bị crackinh (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Giả sử chỉ có các phản ứng tạo ra các sản phẩm trên. Hiệu suất phản ứng tạo hỗn hợp A là
A. 40%. B. 20%. C. 80%. D. 20%.
Câu 6: [21657] Khi crackinh hoàn toàn 1 mol ankan X thu được 3 mol hỗn hợp Y; tỉ khối của Y so với H2 bằng 12. Công thức phân tử của X là
A. C6H14. B. C3H8. C. C4H10. D. C5H12.
Câu 7: [21648] Crackinh 8,8 gam propan thu được hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C3H6 và một phần propan chưa bị craking. Biết hiệu suất phản ứng là 90%. Khối lượng phân tử trung bình của A là
A. 39,6. B. 23,16. C. 2,315. D. 3,96
Câu 8: [21647] Crackinh C3H8 thu được hỗn hợp X gồm H2, C2H4, CH4, C3H6, C3H8 có dX/He = 10. Hiệu suất phản ứng là
A. 10%. B. 20%. C. 30%. D. 40%.
Câu 9: [21649] Crackinh C3H8 thu được hỗn hợp X gồm H2, C2H4, CH4, C3H8 có dX/He = k. Biết hiệu suất phản ứng crackinh là 90%. Vậy giá trị của k là:
A. 9,900. B. 5,790. C. 0,579. D. 0,990.
Câu 10: [21651] Crackinh 560 lít C4H10 thu được 1036 lít hỗn hợp X gồm 5 hidrocacbon. Biết các thể tích cùng đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Vậy hiệu suất phản ứng crackinh là
A.75% B.80% C. 85% D.90%
Câu 11: [21652] Crackinh hỗn hợp A gồm propan và butan (trong đó có số mol bằng nhau, phần trăm mỗi phản ứng bằng nhau và có hiệu suất crackinh là 70%) thì thu được hỗn hợp X gồm H2 và các ankan, anken. Vậy khối lượng mol trung bình của hỗn hợp X (tính theo đơn vị gam/mol) là
A. 30. B. 40. C. 50. D. 20.
Câu 12: [21653] Hỗn hợp khí A gồm etan và propan có tỉ khối so với hidro bằng 20,25 được nung nóng trong bình chứa chất xúc tác để thực hiện phản ứng đehidro hóa, thu được hỗn hợp khí B gồm H2, các ankan và anken có tỉ khối so với hidro bằng 16,2. Tính hiệu suất phản ứng đehidro hóa biết phần trăm phản ứng của etan và propan là bằng nhau
A. 40%. B. 35%. C. 30%. D. 25%.
Câu 13: [21654] Nhiệt phân nhanh CH4 thu được hỗn hợp khí X gồm: CH4, H2 và C2H2 có dX/He = 2,5. Hiệu suất phản ứng?
A. 50%. B. 60%. C. 70%. D. 80%.
Câu 14: [21655] Nhiệt phân nhanh CH4 thu được hỗn hợp khí X gồm: CH4, H2 và C2H2. Giá trị dX/He có thể phù hợp là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 15: [21656] Crackinh hoàn toàn 11,2 lít (đktc) một ankan A thu được 22,4 lít (đktc) hỗn hợp khí B có tỉ khối đối với không khí bằng 1. Tên gọi của A là:
A. 2-metylbutan. B. butan. C. neopentan. D. pentan.
Câu 16: [21658] Khi crackinh hoàn toàn một thể tích ankan X thu được bốn thể tích hỗn hợp Y (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 10,75. Công thức phân tử của X là
A. C6H14. B. C3H8. C. C4H10. D. C5H12.
Câu 17: [21659] Crakinh hoàn toàn ankan A thu được hỗn hợp X gồm H2 và các anken, ankan có dX/He = 7,25. Vậy A là
A. C5H12. B. C6H14. C. C3H8. D. C4H10.
Câu 18: [21660] Khi crackinh hoàn toàn ankan X thu được hỗn hợp Y gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 14,5. Công thức phân tử của X là
A. C6H14. B. C3H8. C. C4H10. D. C5H12
Câu 19: [21662] Crackinh m gam C4H10 thu được hỗn hợp X gồm CH4, C2H6, C2H4, C3H6, C4H8, C4H10 và H2. Đem đốt cháy hết toàn bộ hỗn hợp X thu được 17,6 gam CO2 và 9 gam H2O. Vậy giá trị của m là
A. 2,6. B. 5,8. C. 11,6. D. 23,2.
Câu 20: [21664] Crackinh m gam C5H12 thu được hỗn hợp X gồm : CH4,C2H6,C3H8,C5H10, C4H8,C3H6,C2H4,C5H12 và H2. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 8,64 gam H2O và 17,6 gam CO2. Giá trị của m là
A. 5,8. B. 5,76. C. 11,6. D. 11,52.
...
Trên đây chỉ trích một phần câu hỏi trong Các dạng bài tập trắc nghiệm về Hidrocacbon no có đáp án môn Hóa 11 năm học 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi.net và tải về máy tính.
Các em quan tâm có thể xem thêm:
- 70 Câu trắc nghiệm có đáp án chương hidrocacbon no
- 70 câu trắc nghiệm Hidrocacbon no Hóa 11 có đáp án
Hy vọng bộ đề này giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao nhất trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!
-- MOD HÓA Chúng tôi (tổng hợp)--