CÁC DẠNG BÀI TẬP TỔNG HỢP VỀ DUNG DỊCH
Câu 1:Lấy m1 gam dung dịch HNO3 45% pha với m2 gam dung dịch HNO3 15%, thu được dung dịch HNO3 25%. Tỉ lệ là
A. 1 : 2. B. 1 : 3. C. 2 : 1. D. 3 : 1.
Câu 2:Trộn V ml dung dịch H2SO4 0,25M với 200 ml dung dịch H2SO4 1,5M thu được dung dịch có nồng độ 0,5M. Giá trị của V là
A. 700. B. 600. C. 400. D. 800.
Câu 3:Trộn một dung dịch có khối lượng riêng 1,4 g/ml với nước nguyên chất (d = 1 g/ml) theo tỉ lệ thể tích bằng nhau, thu được dung dịch X. Dung dịch X có khối lượng riêng là
A. 1,1 g/ml. B. 1,0 g/ml. C. 1,2 g/ml. D. 1,5 g/ml.
Câu 4:Hoà tan 11,2 lít khí HCl (đktc) vào m gam dung dịch HCl 16%, thu được dung dịch HCl 20%. Giá trị của m là
A. 36,5. B. 182,5. C. 365,0. D. 224,0.
Câu 5:Cần thêm bao nhiêu lít H2O vào 1 lít dung dịch HCl 2M để thu được dung dịch mới có nồng độ 0,8M là
A. 1,5 lít. B. 2 lít. C. 2,5 lít. D. 3 lít.
Câu 6:Một dung dịch HCl nồng độ 35% và một dung dịch HCl khác có nồng độ 15%. Để thu được dung dịch mới có nồng độ 20% thì cần phải pha chế 2 dung dịch này theo tỉ lệ khối lượng là
A. 1:3. B. 3:1. C. 1:5. D. 5:1.
Câu 7:Khối lượng dung dịch NaCl 15% cần trộn với 200 gam dung dịch NaCl 30% để thu được dung dịch NaCl 20% là
A. 250 gam. B. 300 gam. C. 350 gam. D. 400 gam.
Câu 8:Lượng SO3 cần thêm vào dung dịch H2SO4 10% để được 100 gam dung dịch H2SO4 20% là
A. 2,5 gam. B. 8,89 gam. C. 6,66 gam. D. 24,5 gam.
Câu 9:Làm bay hơi 500 ml dung dịch chất X, có nồng độ là 20% (d = 1,2 g/ml) để chỉ còn a gam dung dịch, có nồng độ là 40%. Giá trị của a là
A. 200. B. 300. C. 400. D. 450.
Câu 10:Từ 200 gam dung dịch KOH 30% để có dung dịch 50% cần thêm vào số gam KOH nguyên chất là
A. 70 gam. B. 80 gam. C. 60 gam. D. 90 gam.
Câu 11:Thể tích nước nguyên chất cần thêm vào 1 lít dung dịch H2SO4 98% (d = 1,84 g/ml) để được dung dịch mới có nồng độ 10% là
A. 14,192 lít. B. 15,192 lít. C. 16,192 lít. D. 17,192 lít.
Câu 12:Cần cho m gam H2O vào 100 gam dung dịch H2SO4 90% để được dung dịch H2SO4 50%. Giá trị m là
A. 90 gam. B. 80 gam. C. 60 gam. D. 70 gam.
Câu 13:Một dung dịch HNO3 nồng độ 60% và một dung dịch HNO3 khác có nồng độ 20%. Để có 200 gam dung dịch mới có nồng độ 45% thì cần phải pha chế về khối lượng giữa 2 dung dịch HNO3 60%, 20% lần lượt là
A. 75 gam; 125 gam. B. 125 gam; 75 gam.
C. 80 gam; 120 gam. D. 100 gam; 100 gam.
Câu 14:Có 200 ml dung dịch H2SO4 98% (d = 1,84 g/ml). Người ta muốn pha loãng thể tích H2SO4 trên thành dung dịch H2SO4 40% thì thể tích nước cần pha loãng là bao nhiêu ?
A. 711,28cm3. B. 533,60 cm3. C. 621,28cm3. D. 731,28cm3.
Câu 15:Hòa tan hoàn toàn m gam Na2O nguyên chất vào 40 gam dung dịch NaOH 12% thu được dung dịch NaOH 51%. Giá trị của m là
A. 11,3. B. 20,0. C. 31,8. D. 40,0.
Câu 16:Thể tích nước và dung dịch CuSO4 2M cần để pha được 100 ml dung dịch CuSO4 0,4M lần lượt là
A. 50 ml và 50 ml. B. 40 ml và 60 ml.
C. 80 ml và 20 ml. D. 20 ml và 80 ml.
Câu 17:Một dung dịch KOH nồng độ 2M và một dung dịch KOH khác nồng độ 0,5M. Để có dung dịch mới nồng độ 1M thì cần phải pha chế về thể tích giữa 2 dung dịch theo tỉ lệ là
A. 1 : 2. B. 2 : 1. C. 1 : 3. D. 3 : 1.
Câu 18:Cần lấy bao nhiêu gam oleum H2SO4.3SO3 hòa tan vào 300 gam H2O để thu được một dung dịch H2SO4 có nồng độ 10% ?
A. 18,87 gam. B. 28,307 gam. C. 30 gam. D. 35 gam.
Câu 19:Trộn V1 ml dung dịch NaOH (d = 1,26 g/ml) với V2 ml dung dịch NaOH (d = 1,06 g/ml) thu được 1 lít dung dịch NaOH (d = 1,16 g/ml). Giá trị của V1, V2 lần lượt là
A. V1 = V2 = 500. B. V1 = 400, V2 = 600.
C. V1 = 600, V2 = 400. D. V1 = 700, V2 = 300.
Câu 20:Cần hòa tan bao nhiêu gam P2O5 vào 700 gam dung dịch H3PO4 15% để thu được dung dịch H3PO4 30%?
A. 73,1 gam. B. 69,44 gam. C. 97,22 gam. D. 58,26 gam.
Câu 21:Hòa tan 10 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe2O3 bằng dung dịch HCl dư sau khi phản ứng kết thúc còn lại 1,6 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của Fe2O3 trong hỗn hợp đầu là:
A. 50%. B. 60%. C. 40%. D. 36%.
Câu 22:Để hòa tan vừa hết hỗn hợp bột gồm Cu và Fe2O3 có tỉ lệ số mol Cu : Fe2O3 = 1: 2 cần 400 ml dung dịch H2SO4 0,75M thu được dung dịch X. Khối lượng muối sắt (III) trong dung dịch X là:
A. 18 gam. B. 16 gam. C. 20 gam. D. 24 gam.
Câu 23:Cho m gam hỗn hợp Cu và Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch A và 3,2 gam chất rắn không tan. Cô cạn dung dịch A thu được 46,68 gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 26,88 gam. B. 33,28 gam. C. 30,08 gam. D. 36,48 gam.
Câu 24:Cho m gam hỗn hợp Cu và Fe3O4 vào 400 ml dung dịch HCl thu được dung dịch A trong đó khối lượng FeCl3 là 9,75 và không còn chất rắn không tan. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch A, sau đó lọc lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 20 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 18,80 gam. B. 21,14 gam. C. 24,34 gam. D. 26,80 gam.
Câu 25:Hòa tan hết hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 trong 2000 gam dung dịch HCl 14,6% vừa đủ thu được dung dịch Y trong đó nồng độ % của FeCl3 là 3,564%. Phần trăm khối lượng của muối FeCl2 trong Y là:
A. 12,128%. B. 13,925%. C. 15,745%. D. 18,912%.
...
Trên đây là toàn bộ nội dung Các dạng bài tập tổng hợp về dung dịch môn Hóa học 10. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !