Bài tập trắc nghiệm và tự luận ôn tập môn Hóa học 10 năm học 2019-2020

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC 10 NĂM HỌC 2019 – 2020

 

I. TRẮC NGHIỆM

MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT

Câu 1. Các hạt cơ bản cấu tạo nên nguyên tử là

A. Hạt proton và notron                                 B. Hạt nơtron và electron

C. Hạt electron và proton                               D. Hạt electron, proton và nơtron

Câu 2. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử

A. có cùng số điện tích hạt nhân                     B. có cùng số hạt notron.

C. có cùng số khối                                          D. có cùng số electron lớp ngoài cùng

Câu 3. Trong các hợp chất sau, hợp chất nào có liên kết cộng hóa trị?

A. KCl.                       B. Na2O.                     C. CaF2.                      D. NH3.

Câu 4. Trong hợp chất nào dưới đây có liên kết ion?

A. CO2.                       B. HCl.                        C. N2.              D. MgO.

Câu 5. Trong phản ứng MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

MnO2  đống vai trò:

A. chất oxi hóa.                                               B. vừa oxi hóa vừa khử.

C. chất khử.                                                    D. chất tạo môi trường.

Câu 6. Trong phản ứng 4NH3+ 5O2 → 4NO + 6H2O

NH3  đống vai trò:

A. chất oxi hóa.                                               B. vừa oxi hóa vừa khử.

C. chất khử.                                                    D. chất tạo môi trường.

MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU

Câu 7. Nguyên tử nhôm có 13 electron, 14 notron. Số khối là

A. 13                           B. 14                           C. 27                           D. 40

Câu 8. Số proton, số nơtron của \({}_{\rm{8}}^{{\rm{17}}}{\rm{X}}\) lần lượt là

A. 8 và 17.                  B. 17 và 8.                   C. 9 và 8.                     D. 8 và 9.

Câu 9. Nguyên tố thuộc chu kỳ 3, nhóm VIIA. Vậy X có cấu hình electron

A. 1s²2s²2p63s²3p4.     B. 1s²2s²2p63s²3p5.      C. 1s²2s²2p63s²3p3.      D. 1s²2s²2p63s²3p6.

Câu 10. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố Fe là 1s²2s²2p63s²3p63d64s². Vị trí của Fe trong bảng tuần hoàn là

A. Ô thứ 26, chu kì 4, nhóm IIB                    B. Ô thứ 26, chu kì 4, nhóm IA

C. Ô thứ 26, chu kì 4, nhóm VIIIB                D. Ô thứ 26, chu kì 4, nhóm VIIIA

Câu 11. Ion A2+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. Tổng số electron trong nguyên tử A là

A. 18                           B. 19                           C. 20                           D. 21

MỨC ĐỘ VẬN DỤNG

Câu 12. Số oxi hóa của lưu huỳnh trong H2SO4,  K2S, SO2 lần lượt là

A. +6, +4, –2.              B. +4,  –2, +6.             C. +4, +6, 0.                D. +6, –2, +4.

Câu 13. Số oxi hóa của nitơ trong các ion NH4+, NO3 lần lượt là

A. –3, +5                     B. +3, +5                     C. –4, +5                     D. –4, +6

Câu 14. Độ phân cực tăng dần của các chất từ trái qua phải là

A. NaF, NaBr, NaI, NaCl                               B. NaI, NaBr, NaF, NaCl

C. NaI, NaBr, NaCl, NaF                               D. NaBr, NaCl, NaI, NaF

Câu 15. Nguyên tử O (Z = 8) có bao nhiêu electron ở phân lớp s?

A. 2                             B. 4                             C. 6                             D. 8

B – BÀI TẬP

MỨC ĐỘ VẬN DỤNG

Câu 1. Cho nguyên tố X ( Z = 11); Y ( Z = 16):

a) Viết cấu hình e và xác định ví trí của các nguyên tốt trong bảng tuần hoàn.

b) X, Y là KL, PK hay khí hiếm? Vì sao?

c) Viết công thức oxit cao nhất, công thức hiđroxit tương ứng và cho biết chúng có tính axit hay bazơ.

Câu 2. Cân bằng các phản ứng oxi hóa khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron

a) Fe + H2SO4  → Fe2 (SO4)3 + SO2 + H2O

b) Cu + HNO3  →  Cu (NO3)2 + NO + H2O

c) Zn + HNO3    →  Zn(NO3)2 + N2 + H2O

d) Al + HNO3   → Al(NO3)3 + N2O + H2O

e) KMnO4 + HCl  →  KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O

g) Fe3O4 + HNO3   → Fe(NO3)3 + NO + H2O

Câu 3. Tổng số hạt trong nguyên tử của một số nguyên tố X bằng 40. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12.

a). Viết ký hiệu nguyên tử X.

b) Viết cấu hình electron, từ đó xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn.

c) X là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Vì sao?

Câu 4. Trong tự nhiên đồng có 2 đồng vị 65Cu và 63Cu. Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,54. Tính thành phần % số nguyên tử của mỗi đồng vị.

Câu 5. Hòa tan hoàn toàn 3,6 g một kim loại R thuộc nhóm IIA bằng lượng dư dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 3,36 lít H2 (đktc).

a) Xác định tên kim loại R.

b) Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.

Câu 6. Hòa tan hoàn toàn 6,9g một kim loại R thuộc nhóm IA vào nước (lấy dư). Sau phản ứng thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Xác định tên kim loại R.

II - MỨC ĐỘ VẬN CAO

Câu 7. Hợp chất khí với hiđro của một số nguyên tố có công thức RH4. Trong oxit cao nhất của nó oxi chiếm 72,7% về khối lượng xác định tên nguyên tố R.

Câu 8. Oxit cao nhất của một nguyên tố có công thức RO3. Trong hợp chất khí với hiđro R chiếm 94,12% về khối lượng. Xác định tên nguyên tố R.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập trắc nghiệm và tự luận ôn tập môn Hóa học 10 năm học 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh  ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?