Bộ đề kiểm tra giữa HK2 có đáp án môn Công nghệ 11 năm 2019 Trường THPT Lê Hồng Phong

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA

    TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

BỘ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018-2019

MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 11

Thời gian làm bài: 45 phút;  

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ và tên:.....................................................................

SBD:.......................    Phòng:……..

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm: 5 điểm

Câu 1: Việc đóng mở các cửa nạp, cửa xả của động cơ xăng 2 kì công suất nhỏ là nhờ chi tiết nào?

A. Lên xuống của pit-tông.                                  B. Các xu pap.

C. Nắp xi lanh.                                                     D. Do cácte.

Câu 2: Thân xi lanh động cơ xe máy gắn tản nhiệt bằng:

A. các áo nước.                                 B. Cánh tản nhiệt.

C. cánh quạt gió.                         D. các áo nước và các cánh tản nhiệt.

Câu 3: Trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức, nếu bầu lọc tinh bị tắc thì sẽ xảy ra hiện tượng gì?

A. Dầu bôi trơn lên đường dầu chính không được lọc, các chi tiết được bôi trơn bằng dầu bẩn.

B. Van an toàn mở cho dầu phía trên chảy ngược về các te.

C. Vẫn có dầu bôi trơn lên đường dầu chính, không có sự cố gì xảy ra.

D. Động cơ có thể ngừng hoạt động.

Câu 4: Bôi trơn bằng phương pháp pha dầu nhớt vào nhiên liệu được dùng ở động cơ nào?

A. Động cơ 4 kì.            B. Động cơ xăng 2 kì    C. Động cơ Điêzen.       D. Động cơ xăng.

Câu 5: Trong hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức, bộ phận tạo nên sự tuần hoàn cưỡng bức trong động cơ là

A. Bơm nước.                                                      B. Van hằng nhiệt.

C. Quạt gió.                                                          D. Ống phân phối nước lạnh.

Câu 6: Trong động cơ điêzen, nhiên liệu được phun vào xi lanh ở thời điểm nào?

A. Đầu kì nạp                B. Cuối kì nạp                C. Đầu kì nén                 D. Cuối kì nén

Câu 7: Xéc măng được lắp vào đâu?

A. Thanh truyền             B. Xi lanh                      C. Pit-tông                     D. Cổ khuỷu

Câu 8: Chi tiết nào KHÔNG phải của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

A. Bánh đà                     B. Pit-tông                     C. Xi lanh                      D. Cácte

Câu 9: Điểm chết trên (ĐCT) của pít-tông là gì?

A. Là vị trí mà ở đó pit-tông bắt đầu đi lên.

B. Là điểm chết mà pit -tông ở xa tâm trục khuỷu nhất.

C. Là điểm chết mà pit-tông ở gần tâm trục khuỷu nhất.

D. Là vị trí tại đó vận tốc tức thời của pit-tông bằng 0.

Câu 10: Trong một chu trình làm việc của động cơ 2 kỳ, trục khuỷu quay bao nhiêu độ?

A. 3600        B. 1800                     C. 5400                           D. 7200

Phần tự luận: 5 điểm

Câu 1

Nêu cấu tạo của cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo?

Câu 2

Lập bảng chu trình làm việc của động cơ 46 xilanh có thứ tự NẠP trong các xilanh: 2-4-6-1-5-3

 

ĐỀ 2

Câu 1: Ở hệ thống làm mát bằng nước, khi nhiệt độ của nước làm mát vượt quá giới hạn cho phép thì:

A. Van hằng nhiệt  chỉ mở  một đường cho nước chảy tắt về bơm.

B. Van hằng nhiệt mở cả  hai đường để nước vừa qua két nước vửa đi tắt về bơm.

C. Van hằng nhiệt chỉ mở  một đường cho nước qua két làm mát.

D. Van hằng nhiệt  đóng cả hai đường nước.

Câu 2: Van an toàn trong hệ thống bôi trơn tuần hoàn cưỡng bức được mắc:

A. Song song với van khống chế.                        B. Song song với két làm mát.

C. Song song với bầu lọc.                                    D. Song song với bơm dầu

Câu 3: Nếu nhiệt độ dầu bôi trơn trong động cơ vượt mức cho phép thì dầu sẽ được đưa đến . . . để làm mát.

A. Cácte.                        B. Két làm mát        C. Bơm nhớt.                       D. Mạch dầu chính.

Câu 4: Đối với động cơ điêzien 4 kì thì nhiên liệu được nạp vào dưới dạng nào?

A. Phun tơi vào buồng cháy cuối kì nén.

B. Nạp dạng hoà khí ở cuối kì nén.

C. Nạp dạng hoà khí trong suốt kì nạp.

D. Nạp dạng hoà khí trong đầu kì nén.

Câu 5:  Kể từ lúc bắt đầu một chu trình mới ở ĐCĐT bốn kỳ cho đến khi trục khuỷu quay được một vòng thì:

    A.  Động cơ đã thực hiện xong thì nạp và nén khí.     B. Động cơ đã thực hiện xong thì nổ và thải khí.

    C. Piston ở vị trí ĐCD và bắt đầu đi đến ĐCT.          D. Piston thực hiện được hai lần đi lên và hai lần đi xuống

Câu 6: Ở ĐCĐT 2 kỳ, người ta phân biệt hai kỳ này bằng cách nào sau đây?

    A. Mỗi thì ứng với một lần bật tia lửa điện ở bugi hoặc phun nhiên liệu ở vòi phun.

    B. Không có cách nào được nêu là đúng.

    C. Mỗi thì ứng với một lần nạp khí vào xilanh.

    D. Mỗi thì ứng với một lần đi lên hoặc một lần đi xuống của piston.

Câu 7:  Trong hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức, bộ phận đóng mở các đường nước và giữ cho nhiệt độ ở áo nước ổn định là?

A. Bơm nước.                B. Quạt gió.                   C. Van hằng nhiệt.         D. Két nước.

Câu 8: Động cơ có 8 xilanh thì có .... chốt khuỷu:

A. 4                     B. 6                       C. 8                                  D. 10

Câu 9: Trong hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức, bộ phận tạo nên sự tuần hoàn cưỡng bức trong động cơ là

A. Bơm nước.                                                      B. Van hằng nhiệt.

C. Quạt gió.                                                          D. Ống phân phối nước lạnh.

Câu 10: Trong một chu trình làm việc của động cơ 4 kì, trục khuỷu quay bao nhiêu độ?

A. 3600                B. 1800              C. 5400                           D. 7200

Phần tự luận: 5 điểm

Câu 1

Nêu cấu tạo của cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt?

Câu 2

Lập bảng chu trình làm việc của động cơ 46 xilanh có thứ tự CDN trong các xilanh: 1-3-5-2-4-6.

 

 

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ đề kiểm tra giữa HK2 có đáp án môn Công nghệ 11 năm 2019 Trường THPT Lê Hồng Phong. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi  sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?