Bộ công thức tổng quát về Sóng dừng. Sóng âm và Giao thoa sóng môn Vật lý 12

BỘ CÔNG THỨC TỔNG QUÁT VỀ SÓNG DỪNG, SÓNG ÂM VÀ GIAO THOA SÓNG

I. ĐẠI CƯƠNG:

1. Hình ảnh sóng: Khoảng cách 2 đỉnh sóng liên tiếp (hoặc 2 hõm sóng liên tiếp) là . Bước sóng:

l = vT = v/f

2. Phương trình sóng:  tại điểm M cách nguồn O đoạn x :

 uM =  Acos(wt - 2πxλ ), x là khoảng cách đại số.

3. Độ lệch pha: giữa hai điểm trên cùng một phương truyền cách nhau một khoảng d là :

  Δφ=2πdλ

* Hai điểm cùng pha thì Dj = 2kπ ⇒ d=k  

* Hai điểm ngược pha thì  Dj = (2k+1)π ⇒d=λ2+kλ

* Hai điểm vuông pha thì Dj = π2+kπd=λ4+kλ2

 Lưu ý: Một số bài toán cho KHOẢNG GIÁ TRỊ  v, f ta nghĩ ngay đến phương pháp MODE 7 trong CASIO 570ES (lập 1 hàm tương ứng: Giá trị khoảng theo một giá trị nguyên k). Các bước: Mode 7 → Nhập →  Start 1 = End 15 = Step 1 = Bảng liệt kê Table.

4. TH Đặc biệt: Trong hiện tượng truyền sóng trên sợi dây, dây được kích thích dao động bởi nam châm điện với tần số dòng điện là f thì tần số dao động của dây là 2f.

5. Năng lượng sóng:

- Tỉ lệ với bình phương tần số f2

- Quá trình truyến sóng là một quá trình truyền năng lượng, truyền pha dao động, truyền trạng thái dao động.

- Sóng truyền 1 chiều không gian thì NL bảo toàn không giảm, sóng truyền 2 chiều không gian (mặt) thì NL tỉ lệ nghịch bậc I khoảng cách, sóng truyền 3 chiều không gian Oxyz thì NL tỉ lệ nghịch bậc II khoảng cách.

II. SÓNG DỪNG

6. Khoảng thời gian giữa hai lần sợi dây căng ngang (các phần tử đi qua VTCB) là nửa chu kỳ T/2. Khoảng cách 2 bụng liên tiếp = khoảng cách 2 nút liên tiếp là  λ2

7. Điều kiện để có sóng dừng trên sợi dây dài l:

* Hai đầu là nút sóng:  l=kλ2(kN)

  - Số bụng sóng = số bó sóng = k, Số nút sóng = k + 1

* Một đầu là nút sóng còn một đầu là bụng sóng:

l=λ4+kλ2=(2k+1)λ4(kN) , k là số bó sóng.

8. Phương trình sóng dừng:

            - Một đầu cố định một đầu tự do: Lấy gốc tính là một đầu tự do:

u=2Acos2πxλcosωt

            - Hai đầu cố định:

u=2Asin2πxλsinωt

III. GIAO THOA SÓNG

9. Điều kiện giao thoa: Hai nguồn kết hợp là hai nguồn cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian.

10. Phương trình dao động của một điểm M bất kì trong miền giao thoa trường hợp 2 nguồn cùng pha cùng biên độ dao động sóng:

u=2AcosΔφM2cos(ωtπ(d1+d2)λ)

11. Độ lệch pha 2 nguồn sóng:   Δφo=φ1φ2

12. Độ lệch pha hai sóng (hai dao động ) truyền đến tại M:

ΔφM=φ1φ2+2π(d2d1)λ=Δφo+2π(d2d1)λ

13. Điều kiện cực đại cực tiểu: (Nói về biên độ dao động tại một điểm  AM=2AcosΔφM2)

            - Cực đại :  d2d1=(k+Δφ02π)λ

            - Cực tiểu:  d2d1=(k+Δφ02π12)λ

14. Tìm số điểm cực đại, cực tiểu:

 Ta giải phương trình: 

S1S2<d2d1<+S1S2

IV. SÓNG ÂM

15. Cường độ âm:  $I=WtS=PS=P4πR2

S là diện tích mặt vuông góc với phương truyền âm (với sóng cầu truyền 3 hướng  thì S là diện tích mặt cầu S=4πR2)

16. Mức cường độ âm:  

L(B)=lgII0  ; I0 = 10-12 W/m2

* Công thức thường dùng: (L tính Ben)

LBLA=lg[IBIA]=2.lg[RARB]

17.  Tần số do đàn phát ra: Hai đầu là nút sóng

f=kv2l

18. Tần số do ống sáo phát ra (một đầu bịt kín, một đầu để hở  ⇒ một đầu là nút sóng, một đầu là bụng sóng)

f=(2k+1)v4l(kN)

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Tài liệu Bộ công thức tổng quát về Sóng dừng. Sóng âm và Giao thoa sóng môn Vật lý 12. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Thảo luận về Bài viết

Có Thể Bạn Quan Tâm ?