BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2019-2020
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu 1. Công thức tổng quát của ankan là
A. CnH2n + 2. B. CnH2n - 2. C. CnH2n - 6. D. CnH2n.
Câu 2. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C5H12 ?
A. 3 đồng phân. B. 4 đồng phân. C. 5 đồng phân. D. 6 đồng phân
Câu 3. Cho ankan có CTCT là: CH3CH2CH2C(CH3)3. Tên gọi của ankan là:
A. 1,1,1-trimetylbutan. B. 2,2-đimetylpentan. C. 2,2-đimetylbutan. D. 4,4-đimetylpentan.
Câu 4. Cho 2,3-đimetylbutan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là:
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 5. Khi cho 2-metylbutan tác dụng với Cl2 theo tỷ lệ mol 1:1 thì tạo ra sản phẩm chính là:
A. 1-clo-2-metylbutan. B. 2-clo-2-metylbutan. C. 2-clo-3-metylbutan. D. 1-clo-3-metylbutan.
Câu 6. Khí thiên nhiên được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất điện, sứ, đạm, ancol metylic,... Thành phần chính của khí thiên nhiên là metan. Công thức phân tử của metan là
A. C2H4. B. CH4. C. C2H2. D. C6H6.
Câu 7. Phần trăm khối lượng cacbon trong phân tử ankan Y bằng 83,33%. Công thức phân tử của Y là:
A. C2H6. B. C3H8. C. C4H10. D. C5H12.
Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp A (đktc) gồm CH4, C2H6 và C3H8 thu được V lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Giá trị của V là:
A. 5,60. B. 6,72. C. 4,48. D. 2,24.
Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí X gồm 2 hiđrocacbon A và B là đồng đẳng kế tiếp thu được 96,8 gam CO2 và 57,6 gam H2O. Công thức phân tử của A và B là:
A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12
Câu 10. Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH2–C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là
A. isohexan. B. 3-metylpent-3-en. C. 3-metylpent-2-en. D. 2-etylbut-2-en.
Câu 11. Số đồng phân cấu tạo của anken có CTPT C4H8 là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 12. Khi cho 3-metylbut-1-en tác dụng với dung dịch HBr, theo qui tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính ?
A. CH3-CH(CH3)-CHBr-CH2Br. C. CH3-CH(CH3)-CHBr-CH3.
B. CH2Br-CH(CH3)-CH2-CH2Br . D. CH3-CH(CH3)-CH2-CH2Br.
Câu 13. Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol (rượu). Hai anken đó là
A. 2-metylpropen và but-1-en. B. propen và but-2-en.
C. eten và but-2-en. D. eten và but-1-en.
Câu 14 .Sản phẩm trùng hợp propilen có cấu tạo là
A. -(CH2=CH-CH3-)n
B. -(CH2-CH-CH3-)n
C. -(CH2-CH(CH3)-)n
D. (-CH2=CH(CH3)-)n
Câu 15. Oxi hoá etilen bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm là:
A. MnO2, C2H4(OH)2, KOH. C. K2CO3, H2O, MnO2.
B. C2H5OH, MnO2, KOH. D. C2H4(OH)2, K2CO3, MnO2.
Câu 16. 1,12 gam một anken làm mất màu vừa đủ 100ml dung dịch Br2 0,2M. Công thức phân tử của anken là
A. C4H8. B. C3H6. C. C2H4. D. C5H10.
Câu 17. Dẫn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam. CTPT của 2 anken là:
A. C2H4 và C3H6. B. C3H6 và C4H8. C. C4H8 và C5H10. D. C5H10 và C6H12.
Câu 18. Công thức tổng quát của ankin là
A. CnH2n + 2 (n ≥ 1). B. CnH2n – 2 (n ≥ 2). C. CnH2n – 2 (n ≥ 3) D. CnH2n (n ≥ 2).
Câu 19. Có bao nhiêu ankin ứng với công thức phân tử C5H8 ?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Câu 20. Có bao nhiêu đồng phân ankin C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 21. Trong phân tử ankin X, hiđro chiếm 11,111% khối lượng. Có bao nhiêu ankin phù hợp
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Câu 22. Để làm sạch etilen có lẫn axetilen ta cho hỗn hợp đi qua dd nào sau đây ?
A. Dd brom dư. B. Dd KMnO4 dư. C. Dd AgNO3 /NH3 dư. D. Dd NaOH.
Câu 23. Đốt cháy hoàn toàn một ankin X thu được 1,344 lít CO2 (đktc) và 0,72 gam H2O. Vậy X là:
A. C2H2 B. C4H6 C. C5H8 D. C3H4
Câu 24. Cho 3,24 gam một ankin X có thể làm mất màu tối đa 120 ml dd Br2 2M. CTPT X là :
A. C5H8 . B. C2H2. C. C3H4. D. C4H6
Câu 25. Để hiđro hóa hoàn toàn 3,36 lít (đktc) ankin X (xúc tác Ni,t0) cần dùng V (lít) khí H2 (đktc). Giá trị V là
A. 6,72. B. 3,36. C. 1,68. D. 11,2.
Câu 26. Dãy đồng đẳng của benzen có công thức chung là:
A. CnH2n+6 ; n 6. B. CnH2n-6 ; n 3. C. CnH2n-6 ; n 6. D. CnH2n-6 ; n 6.
Câu 27. CH3C6H4C2H5 có tên gọi là:
A. etylmetylbenzen. B. metyletylbenzen. C. p-etylmetylbenzen. D. p-metyletylbenzen.
Câu 28. Ứng với công thức phân tử C8H10 có bao nhiêu cấu tạo chứa vòng benzen ?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 29. Phản ứng nào sau đây không xảy ra:
A. Benzen + Cl2 (as). B. Benzen + H2 (Ni, p, to).
C. Benzen + Br2 (dd). D. Benzen + HNO3 (đ) /H2SO4 (đ).
Câu 30. Cho benzen + Cl2 (as) ta thu được dẫn xuất clo A. Vậy A là:
A. C6H5Cl. B. p-C6H4Cl2. C. C6H6Cl6. D. m-C6H4Cl2.
Câu 31. 1 mol Toluen + 1 mol Cl2 A . A là:
A. C6H5CH2Cl. B. p-ClC6H4CH3. C. o-ClC6H4CH3. D. m-ClC6H4CH3.
Câu 32. Đốt cháy hoàn toàn 6 gam chất hữu cơ A, đồng đẳng của benzen thu được 10,08 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của A là:
A. C9H12. B. C8H10. C. C7H8. D. C10H14.
Câu 33. Stiren không phản ứng được với những chất nào sau đây ?
A. dd Br2. B. không khí H2 ,Ni,to. C. dd KMnO4. D. dd NaOH.
Câu 34. A là dẫn xuất benzen có công thức nguyên (CH)n. 1 mol A cộng tối đa 4 mol H2 hoặc 1 mol Br2 (dd). Vậy A là:
A. etyl benzen. B. metyl benzen. C. vinyl benzen. D. ankyl benzen.
Câu 35. Chất nào sau đây không phải ancol ?
A. CH2=CH-OH B. CH2=CH-CH2OH. C. CH3CH(OH)2. D. C6H5CH2OH.
Câu 36. Dãy đồng đẳng của rượu etylic có công thức tổng quát là:
A. CnH2n+2OH (n 1). B. CnH2n-1OH (n 1). C. CnH2n+1OH (n 1). D. CnH2n-2O (n 1).
Câu 37. Số Số đồng phân rượu của C4H9OH là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 38. Công thức cấu tạo đúng của 2,2- đimetyl butanol-1 là:
A. (CH3)3C-CH2-CH2-OH B. CH3-CH2-C(CH3)2-CH2-OH
C. CH3-CH(CH3)-CH(CH3)-CH2-OH D. CH3-CH(CH3)-CH(CH3)-CH2-OH
Câu 39. Cho một rượu X có công thức cấu tạo như sau CH3-CH(CH3)OH. Rượu X có tên gọi là
A. propan-1-ol. B. rượu n-propylic. C. rượu iso-propylic. D. rượu propanol.
Câu 40. Dùng Cu(OH)2 có thể nhận biết được chất nào ?
A. ancol etylic B. Glixerol C. Đimetyl ete D. metan .
Câu 41. Dãy gồm các chất đều phản ứng được với C2H5OH là:
A. Na, CuO, HBr B. NaOH, CuO, HBr C. Na, HBr, Mg D. CuO, HBr, K2CO3
Câu 42. Khi oxi hóa ancol A bằng CuO, nhiệt độ, thu được andehit, vậy ancol A là:
A. ancol bậc 1 B. ancol bậc 2 D. ancol bậc 3 C. ancol bậc 1 hoặc bậc 2
Câu 43. Một ancol đơn chức X mạch hở tác dụng với HBr được dẫn xuất Y chứa 58,4% brom về khối lượng. Đun X với H2SO4 đặc ở 1700C được 3 anken. Tên X là
A. 2-metyl propan-2-ol . B. pentan-1-ol . C. butan-2-ol . D. butan-1-ol .
Câu 44. Các ancol có tonc, tosôi, độ tan trong H2O của ancol đều cao hơn so với hiđrocacbon vì:
A. Các ancol có nguyên tử O trong phân tử
B. Các ancol có khối lượng phân tử lớn
C. Các ancol có khối lượng phân tử lớn hơn hiđrocacbon và có khả năng hình thành liên kết hiđro với H2O
D. Giữa các phân tử ancol tồn tại liện kết hiđro liên phân tử đồng thời có sự tương đồng với cấu tạo của H2O
Câu 45. Khi đun nóng rượu etylic với H2SO4 đặc ở 1700C thì sẽ tạo ra sản phẩm chính là
A. C2H5OC2H5. B. C2H4. C. CH3CHO. D. CH3COOH.
Câu 46. Khi đun nóng rượu etylic với H2SO4 dặc ở 1400C thì sẽ tạo ra
A. C2H4. B. CH3CHO. C. C2H5OC2H5. D. CH3COOH.
Câu 47. Đun nóng hỗn hợp etanol và metanol với H2SO4 đặc ở 1400C có thể thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 48. Rượu X khi đun nóng với H2SO4 đặc ở 1800C cho 3 anken đồng phân (kể cả đồng phân hình học) là
A. pentan-1-ol. B. butan-2-ol. C. propan-2-ol. D. butan-1-ol.
Câu 49. Khi nghiên cứu về phenol người ta có nhận xét sau. Nhận xét nào đúng ?
A. Phenol là một axit mạnh, làm đổi màu quì tím. B. Phenol là một axit yếu, không làm đổi màu quì tím.
C. Phenol là một axit yếu, làm đổi màu quì tím. D. Phenol là một axit trung bình.
Câu 50. Phenol (C6H5OH) tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. Na, NaOH, HCl.
B. Na, NaOH, Br2.
C. NaOH, Mg, Br2.
D. Na, NaOH, Na2CO3.
...
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ câu hỏi trắc nghiệm và tự luận ôn tập môn Hóa học 11 năm 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !