Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Học kỳ 1 môn Vật Lý 11 có đáp án

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP HỌC KỲ 1

MÔN VẬT LÝ 11 CÓ ĐÁP ÁN

Câu 1. Có bốn vật A, B, C, D nhỏ nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C. Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là không đúng?

A. Điện tích của vật A và D trái dấu.                                     B. Điện tích của vật A và D cùng dấu.

C. Điện tích của vật B và D cùng dấu.                                   D. Điện tích của vật A và C cùng dấu.

Câu 2. Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r1 = 2 (cm). Lực đẩy giữa chúng là F1 = 1,6.10-4 (N). Để lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng F2 =  2,5.10-4 (N) thì khoảng cách giữa chúng là:

A. r2 = 1,6 (m).                        B. r2 = 1,6 (cm).                     

C. r2 = 1,28 (m).                      D. r2 = 1,28 (cm).

Câu 3. Hai điện tích điểm q1 = +3 (μC) và q2 = -3 (μC),đặt trong dầu (ε = 2) cách nhau một khoảng r = 3 (cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là:

A. lực hút với độ lớn F = 45 (N).                                            B. lực đẩy với độ lớn F = 45 (N).

C. lực hút với độ lớn F = 90 (N).                                            D. lực đẩy với độ lớn F = 90 (N).

Câu 4. Khi đưa một quả cầu nhỏ nhẹ không nhiễm điện lại gần một quả cầu khác nhiễm điện thì

A. hai quả cầu đẩy nhau.                                                         B. hai quả cầu hút nhau.

C. không hút mà cũng không đẩy nhau.                                 D. hai quả cầu trao đổi điện tích cho nhau.

Câu 5. Đặt một điện tích âm, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ chuyển động:

A. dọc theo chiều của đường sức điện trường.                      B. ngược chiều đường sức điện trường.

C. vuông góc với đường sức điện trường.                              D. theo một quỹ đạo bất kỳ.

Câu 6.  Một điện tích đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,16 (V/m). Lực tác dụng lên điện tích đó bằng

2.10-4 (N). Độ lớn điện tích đó là:

A. q = 8.10-6 (μC).                  B. q = 12,5.10-6 (μC).             

C. q = 1,25.10-3 (C).               D. q = 12,5 (μC).

Câu 7.  Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q = 5.10-9 (C), tại một điểm trong chân không cách điện tích một khoảng 10 (cm) có độ lớn là:

A. E = 0,450 (V/m).                B. E = 0,225 (V/m).               

C. E = 4500 (V/m).                 D. E = 2250 (V/m).

Câu 8. Hai điện tích q1 = q2 = 5.10-16 (C), đặt tại hai đỉnh B và C của một tam giác đều ABC cạnh bằng 8 (cm) trong không khí. Cường độ điện trường tại đỉnh A của tam giác ABC có độ lớn là:

A. 1,2178.10-3 (V/m).               B.  0,6089.10-3 (V/m).     

C.  0,3515.10-3 (V/m).             D.  0,7031.10-3 (V/m).

Câu 9. Một quả cầu nhỏ khối lượng 3,06.10-15 (kg), mang điện tích 4,8.10-18 (C), nằm lơ lửng giữa hai tấm kim loại song song nằm ngang nhiễm điện trái dấu, cách nhau một khoảng 2 (cm). Lấy g = 10 (m/s2). Cường độ điện trường giữa 2 tấm kim loại là :

A. 12750 (V/m).                      B. 6375 (V/m).            

C.  63,75 (V/m).                      D. 734,4 (V/m).

Câu 10. Cho hai điện tích dương q1 = 2 (nC) và q2 = 0,018 (μC) đặt cố định và cách nhau 10 (cm). Đặt thêm điện tích thứ ba q0 tại một điểm trên đường nối hai điện tích q1, q2 sao cho q0 nằm cân bằng. Vị trí của q0

A. cách q1 2,5 (cm) và cách q2 7,5 (cm).                                 B. cách q1 7,5 (cm) và cách q2 2,5 (cm).

C. cách q1 2,5 (cm) và cách q2 12,5 (cm).                               D. cách q1 12,5 (cm) và cách q2 2,5 (cm).

Câu 11. Một tụ điện có điện dung 500 (pF) được mắc vào hiệu điện thế 100 (V). Điện tích của tụ điện là:

A. q = 5.104 (μC).                   B. q = 5.104 (nC).                   

C. q = 5.10-2 (μC).                  D. q = 5.10-4 (C).

Câu 12. Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho

A. khả năng tích điện cho hai cực của nó.                             

B. khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện.

C. khả năng thực hiện công của lực lạ bên trong nguồn điện

D. khả năng tác dụng lực điện của nguồn điện.

Câu 13. Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω), mắc nối tiếp với điện trở R2 = 200 (Ω). đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U khi đó hiệu điên thế giữa hai đầu điện trở R1 là 6 (V). Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là:

A. U = 12 (V).                                    B. U = 6 (V).               C. U = 18 (V).             D. U = 24 (V).

Câu 14. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trong đó một điên cực là vật dẫn điện, điện cực còn lại là vật cách điện.

B. Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trong đó hai điện cực đều là vật cách điện.

C. Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trong đó hai điện cực đều là hai vật dẫn điện cùng chất.

D. Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trong đó hai điện cực đều là hai vật dẫn điện khác chất.

Câu 15. Trong nguồn điện lực lạ có tác dụng

A. làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực dương của nguồn điện sang cực âm của nguồn điện.

B. làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực âm của nguồn điện sang cực dương của nguồn điện.

C. làm dịch chuyển các điện tích dương theo chiều điện trường trong nguồn điện.

D. làm dịch chuyển các điện tích âm ngược chiều điện trường trong nguồn điện.

Câu 16. Công của dòng điện có đơn vị nào sau đây?

A. J/s                           B. kWh                                     C. kW/h                                   D. kVA

Câu 17. Để bóng đèn có công suất định mức  60W sáng bình thường ở mạng điện có hiệu điện thế là 220V, người ta phải mắc nối tiếp với bóng đèn một điện trở có giá trị 200 (Ω).         Hiệu điện thế định mức của bóng đèn là

A. 110V                      B. 100V                                  C. 120 V                                  D.  250 V.

Câu 18. Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 (Ω) được mắc với điện trở 4,8 (Ω) thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V). Cường độ dòng điện trong mạch là

A. I = 120 (A).                        B. I = 12 (A).                         

C. I = 2,5 (A).                         D. I = 25 (A).

Câu 19. Một nguồn điện có suất điện động E = 6 (V), điện trở trong r = 2 (Ω), mạch ngoài có 2 điện trở R giống nhau mắc song song. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là 4 (W)  giá trị của R là

A. R = 0,5 (Ω).                        B. R = 1 (Ω).                          

C. R = 2 (Ω).                           D. R = 6 (Ω).

Câu 20. Biết rằng khi điện trở mạch ngoài của một nguồn điện tăng từ R1 = 3 (Ω) đến R2 = 10,5 (Ω) thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn tăng gấp hai lần. Điện trở trong của nguồn điện đó là:

A. r = 7,5 (Ω).                         B. r = 6,75 (Ω).                                  

C. r = 10,5 (Ω).                       D. r = 7 (Ω).

...

---Để xem tiếp nội dung câu 21-25 của Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Học kỳ 1 môn Vật Lý 11 có đáp án các bạn vui lòng xem trực tuyến hoặc tải file về máy---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Học kỳ 1 môn Vật Lý 11 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Bên cạnh đó, các em có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?