Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Quang học môn Vật lý 9 năm 2021

BỘ CÂU HỎI RÈN LUYỆN ÔN TẬP HÈ PHẦN QUANG HỌC MÔN VẬT LÝ 9

 

1. HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG

Câu 1: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường:

A. bị hắt trở lại môi trường cũ.

B. bị hấp thụ hoàn toàn và không truyền đi vào môi trường trong suốt thứ hai.

C. tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai.

D. bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và đi vào môi trường trong suốt thứ hai.

Câu 2: Pháp tuyến là đường thẳng

A. tạo với tia tới một góc vuông tại điểm tới.

B. tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường góc vuông tại điểm tới.

C. tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc nhọn tại điểm tới.

D. song song với mặt phân cách giữa hai môi trường.

Câu 3: Khi một tia sáng đi từ không khí tới mặt phân cách giữa không khí và nước thì có thể xảy ra hiện tượng nào dưới đây?

A. Chỉ có thể xảy ra hiện tượng khúc xạ.

B. Chỉ có thể xảy ra hiện tượng phản xạ.

C. Không thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ.

D. Có thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ.

Câu 4: Chiếu tia tới SI từ không khí tới mặt phân cách với thuỷ tinh. Trong các tia đã cho ở hình vẽ, tia nào là tia khúc xạ?

A. Tia 1

B. Tia 3

C. Tia 4

D. Tia 2

Câu 5: Hãy chọn câu phát biểu đúng

A. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ không nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới bằng góc khúc xạ.

B. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

C. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới bằng góc khúc xạ.

D. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới bằng góc khúc xạ.

Câu 6: Dùng kẹp gắp một viên bi dưới đáy chậu lúc không có nước và lúc chậu đầy nước. Phát biểu nào sau đây chính xác?

A. Chậu có nước khó gắp hơn vì ánh sáng từ viên bi truyền đến mắt bị khúc xạ nên khó xác định vị trí của viên bi.

B. Chậu có nước khó gắp hơn vì có hiện tượng phản xạ ánh sáng.

C. Chậu có nước khó gắp hơn vì bi có nước làm giảm ma sát.

D. Chậu có nước khó gắp hơn vì có hiện tượng tán xạ ánh sáng.

Câu 7: Một tia sáng khi truyền từ nước ra không khí thì:

A. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới.

B. Tia khúc xạ luôn nằm trùng với pháp tuyến.

C. Tia khúc xạ hợp với pháp tuyến một góc 300.

D. Góc khúc xạ vẫn nằm trong môi trường nước.

Câu 8: Trong trường hợp nào dưới đây tia sáng truyền tới mắt là tia khúc xạ?

A. Khi ta ngắm một bông hoa trước mắt.

B. Khi ta soi gương.

C. Khi ta quan sát một con cá vàng đang bơi trong bể cá cảnh.

D. Khi ta xem chiếu bóng.

Câu 9: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ r là góc tạo bởi:

A. tia khúc xạ và pháp tuyến tại điểm tới.

B. tia khúc xạ và tia tới.

C. tia khúc xạ và mặt phân cách.

D. tia khúc xạ và điểm tới.

Câu 10: Một tia sáng đèn pin được rọi từ không khí vào một xô nước trong. Tại đâu sẽ xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng?

A. Trên đường truyền trong không khí.

B. Tại mặt phân cách giữa không khí và nước.

C. Trên đường truyền trong nước.

D. Tại đáy xô nước.

Câu 11: Ta có tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi

A. góc tới bằng 0.

B. góc tới bằng góc khúc xạ.

C. góc tới lớn hơn góc khúc xạ.

D. góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

Câu 12: Một người nhìn thấy viên sỏi dưới đáy một chậu chứa đầy nước. Thông tin nào sau đây là sai?

A. Tia sáng từ viên sỏi tới mắt truyền theo đường gấp khúc.

B. Tia sáng từ viên sỏi tới mắt truyền theo đường thẳng.

C. Ảnh của viên sỏi nằm trên vị trí thực của viên sỏi.

D. Tia sáng truyền từ viên sỏi đến mắt có góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

Câu 13: Một đồng tiền xu được đặt trong chậu. Đặt mắt cách miệng chậu một khoảng h. Khi chưa có nước thì không thấy đồng xu nhưng khi cho nước vào lại trông thấy đồng xu vì:

A. có sự khúc xạ ánh sáng.

B. có sự phản xạ toàn phần.

C. có sự phản xạ ánh sáng.

D. có sự truyền thẳng ánh sáng.

Câu 14: Một tia sáng phát ra từ một bóng đèn trong một bể cá cảnh, chiếu lên trên, xiên góc vào mặt nước và ló ra ngoài không khí thì:

A. Góc khúc xạ sẽ lớn hơn góc tới.

B. Góc khúc xạ sẽ bằng góc tới.

C. Góc khúc xạ sẽ nhỏ hơn góc tới.

D. Cả ba trường hợp A, B, C đều có thể xảy ra.

Câu 15: Một con cá vàng đang bơi trong một bể cá cảnh có thành bằng thủy tinh trong suốt. Một người ngắm con cá qua thành bể. Hỏi tia sáng truyền từ con cá đến mắt người đó đã chịu bao nhiêu lần khúc xạ?

A. Không lần nào

B. Một lần

C. Hai lần

D. Ba lần

Câu 16: Ta có bảng sau:

A

B

a. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau thì

1. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới

b. Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước thì

2. Bị hắt trở lại môi trường trong suốt cũ. Độ lớn góc phản xạ bằng góc tới.

c. Khi tia sáng truyền từ nước vào không khí thì

3. Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.

d. Hiện tượng phản xạ ánh sáng là hiện tượng tia tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì

4. Góc khúc xạ cũng bằng 0, tia không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường.

e. Khi góc tới bằng 0 thì

5. Bị gãy khúc ngay tại mặt phân cách và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai. Góc khúc xạ không bằng góc tới.

Phương án nào sau đây ghép mỗi phần ở cột A với mỗi phần ở cột B là đúng?

A. a – 2

B. b – 1

C. c – 3

D. e – 4

Câu 17: Xét một tia sáng truyền từ không khí vào nước. Thông tin nào sau đây là sai?

A. Góc tới luôn luôn lớn hơn góc khúc xạ.

B. Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng.

C. Khi góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ cũng bằng 00.

D. Khi góc tới bằng 450 thì góc khúc xạ cũng bằng 450.

Câu 18: Khi ta tăng góc tới lên, góc khúc xạ biến đổi như thế nào?

A. Góc tới tăng, góc khúc xạ giảm.

B. Góc tới tăng, góc khúc xạ tăng.

C. Góc tới tăng, góc khúc xạ không đổi.

D. Cả B và C đều đúng.

Câu 19: Khi nhìn một vật qua ánh sáng phản chiếu từ nước ta thấy vật không sáng bằng khi nhìn vật đó qua gương phẳng? Vì sao?

A. Một phần ánh sáng bị khúc xạ vào nước.

B. Một phần ánh sáng bị phản xạ trở về môi trường không khí.

C. Cả A và B đều sai.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 20: Để có thể bắt chính xác con cá dưới nước, ta phải:

A. Bắt thẳng đứng từ trên xuống.

B. Không sử dụng phương pháp nào.

C. Nhìn theo phương nghiêng để bắt cá cho gần hơn.

D. Cả A và C.

ĐÁP ÁN

1-D

2-B

3-D

4-B

5-B

6-A

7-A

8-C

9-A

10-B

11-A

12-B

13-A

14-A

15-C

16-D

17-D

18-B

19-A

20-A

 

2. THẤU KÍNH VÀ SỰ TẠO ẢNH QUA THẤU KÍNH

Câu 1: Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành

A. chùm tia phản xạ.

B. chùm tia ló hội tụ.

C. chùm tia ló phân kỳ.

D. chùm tia ló song song khác.

Câu 2: Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có

A. phần rìa dày hơn phần giữa.

B. phần rìa mỏng hơn phần giữa.

C. phần rìa và phần giữa bằng nhau.

D. hình dạng bất kì.

Câu 3: Chùm tia sáng đi qua thấu kính hội tụ mô tả hiện tượng

A. truyền thẳng ánh sáng

B. tán xạ ánh sáng

C. phản xạ ánh sáng

D. khúc xạ ánh sáng

Câu 4: Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính hội tụ cho tia ló

A. đi qua tiêu điểm

B. song song với trục chính

C. truyền thẳng theo phương của tia tới

D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm

Câu 5: Chiếu một tia sáng vào một thấu kình hội tụ. Tia ló ra khỏi thấu kính sẽ song song với trục chính, nếu:

A. Tia tới đi qua quang tâm mà không trùng với trục chính.

B. Tia tới đi qua tiêu điểm nằm ở trước thấu kính.

C. Tia tới song song với trục chính.

D. Tia tới bất kì.

Câu 6: Vật liệu nào không được dùng làm thấu kính?

A. Thủy tinh trong

B. Nhựa trong

C. Nhôm

D. Nước

Câu 7: Cho một thấu kính hội tụ có khoảng cách giữa hai tiêu điểm là 60 cm. Tiêu cự của thấu kính là:

A. 60 cm

B. 120 cm

C. 30 cm

D. 90 cm

Câu 8: Câu nào sau đây là đúng khi nói về thấu kính hội tụ?

A. Trục chính của thấu kính là đường thẳng bất kì.

B. Quang tâm của thấu kính cách đều hai tiêu điểm.

C. Tiêu điểm của thấu kính phụ thuộc vào diện tích của thấu kính.

D. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm gọi là tiêu cự của thấu kính.

Câu 9: Các hình được vẽ cùng tỉ lệ. Hình vẽ nào mô tả tiêu cự của thấu kính hội tụ là lớn nhất?

A. Hình 1

B. Hình 2

C. Hình 3

D. Hình 4

Câu 10: Cho một thấu kính có tiêu cự là 20 cm. Độ dài FF’ giữa hai tiêu điểm của thấu kính là:

A. 20 cm

B. 40 cm

C. 10 cm

D. 50 cm

Câu 11: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính. Ảnh A’B’

A. là ảnh thật, lớn hơn vật.

B. là ảnh ảo, nhỏ hơn vật.

C. ngược chiều với vật.

D. là ảnh ảo, cùng chiều với vật.

Câu 12: Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở trong khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là:

A. ảnh ảo ngược chiều vật.

B. ảnh ảo cùng chiều vật.

C. ảnh thật cùng chiều vật.

D. ảnh thật ngược chiều vật.

Câu 13: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về hai phía đối với thấu kính thì ảnh đó là:

A. thật, ngược chiều với vật.

B. thật, luôn lớn hơn vật.

C. ảo, cùng chiều với vật.

D. thật, luôn cao bằng vật.

Câu 14: Chỉ ra phương án sai. Đặt một cây nến trước một thấu kính hội tụ.

A. Ta có thể thu được ảnh của cây nến trên màn ảnh.

B. Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn cây nến.

C. Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo.

D. Ảnh ảo của cây nến luôn luôn lớn hơn cây nến.

Câu 15: Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng d = 2f thì ảnh A’B’ của AB qua thấu kính có tính chất:

A. ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật.

B. ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật.

C. ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

D. ảnh thật, ngược chiều và lớn bằng vật.

Câu 16: Một vật AB cao 3 cm đặt trước một thấu kính hội tụ. Ta thu được một ảnh cao 4,5cm. Ảnh đó là:

A. Ảnh thật

B. Ảnh ảo

C. Có thể thật hoặc ảo

D. Cùng chiều vật

Câu 17: Một vật AB cao 2cm đặt trước một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 10cm. Dùng một màn ảnh M, ta hứng được một ảnh A’B’ cao 4cm như hình vẽ.

Màn cách thấu kính một khoảng:

A. 20cm

B. 10cm

C. 5cm

D. 15 cm

Câu 18: Một vật AB đặt trước một thấu kính hội tụ. Dùng một màn ảnh M, ta hứng được một ảnh cao 5cm và đối xứng với vật qua quang tâm O. Kích thước của vật AB là:

A. 10cm

B. 15cm

C. 5 cm

D. 20 cm

Câu 19: Thấu kính phân kì là loại thấu kính:

A. có phần rìa dày hơn phần giữa.

B. có phần rìa mỏng hơn phần giữa.

C. biến chùm tia tới song song thành chùm tia ló hộ tụ.

D. có thể làm bằng chất rắn trong suốt.

Câu 20: Dùng thấu kính phân kì quan sát dòng chữ, ta thấy:

A. Dòng chữ lớn hơn so với khi nhìn bình thường.

B. Dòng chữ như khi nhìn bình thường.

C. Dòng chữ nhỏ hơn so với khi nhìn bình thường.

D. Không nhìn được dòng chữ.

Câu 21: Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho tia ló:

A. đi qua tiêu điểm của thấu kính.

B. song song với trục chính của thấu kính.

C. cắt trục chính của thấu kính tại một điểm bất kì.

D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.

Câu 22: Khoảng cách giữa hai tiêu điểm của thấu kính phân kì bằng

A. tiêu cự của thấu kính.

B. hai lần tiêu cự của thấu kính.

C. bốn lần tiêu cự của thấu kính.

D. một nửa tiêu cự của thấu kính.

Câu 23: Tia sáng qua thấu kính phân kì không bị đổi hướng là

A. tia tới song song trục chính thấu kính.

B. tia tới bất kì qua quang tâm của thấu kính.

C. tia tới qua tiêu điểm của thấu kính.

D. tia tới có hướng qua tiêu điểm (khác phía với tia tới so với thấu kính) của thấu kính.

Câu 24: Tia tới song song song trục chính một thấu kính phân kì, cho tia ló có đường kéo dài cắt trục chính tại một điểm cách quang tâm O của thấu kính 15 cm. Độ lớn tiêu cự của thấu kính này là:

A. 15 cm

B. 20 cm

C. 25 cm

D. 30 cm

Câu 25: Một thấu kính phân kì có tiêu cự 25 cm. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm F và F’ là:

A. 12,5 cm

B. 25 cm

C. 37,5 cm

D. 50 cm

Câu 26: Chiếu một tia sáng qua quang tâm của một thấu kính phân kì, theo phương không song song với trục chính. Tia sáng ló ra khỏi thấu kính sẽ đi theo phương nào?

A. Phương bất kì.

B. Phương lệch ra xa trục chính so với tia tới.

C. Phương lệch lại gần trục chính so với tia tới.

D. Phương cũ.

Câu 27: Khi nói về hình dạng của thấu kính phân kì, nhận định nào sau đây là sai?

A. Thấu kính có hai mặt đều là mặt cầu lồi.

B. Thấu kính có một mặt phẳng, một mặt cầu lõm.

C. Thấu kính có hai mặt cầu lõm.

D. Thấu kính có một mặt cầu lồi, một mặt cầu lõm, độ cong mặt cầu lồi ít hơn mặt cầu lõm.

Câu 28: Chiếu chùm tia tới song song với trục chính của một thấu kính phân kì thì:

A. Chùm tia ló là chùm sáng song song.

B. Chùm tia ló là chùm sáng phân kì.

C. Chùm tia ló là chùm sáng hội tụ.

D. Không có chùm tia ló vì ánh sáng bị phản xạ toàn phần.

Câu 29: Ảnh của một ngọn nến qua một thấu kính phân kì:

A. có thể là ảnh thật, có thể là ảnh ảo.

B. chỉ có thể là ảnh ảo, nhỏ hơn ngọn nến.

C. chỉ có thể là ảnh ảo, lớn hơn ngọn nến.

D. chỉ có thể là ảnh ảo, có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn ngọn nến.

Câu 30: Ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì giống nhau ở chỗ:

A. đều cùng chiều với vật

B. đều ngược chiều với vật

C. đều lớn hơn vật

D. đều nhỏ hơn vật

...

ĐÁP ÁN

1-B

2-B

3-D

4-C

5-B

6-C

7-C

8-D

9-D

10-B

11-D

12-B

13-A

14-C

15-D

16-C

17-A

18-C

19-A

20-C

21-D

22-B

23-B

24-A

25-D

26-D

27-A

28-B

29-B

30-A

31-D

32-A

33-A

34-B

35-A

36-C

 

 

 

 

 

3. SỰ TẠO ẢNH QUA MÁY ẢNH - MẮT - KÍNH LÚP

Câu 1: Ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh là:

A. Ảnh thật, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.

B. Ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

C. Ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.

D. Ảnh ảo, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

Câu 2: Vật kính của máy ảnh sử dụng:

A. thấu kính hội tụ

B. thấu kính phân kì

C. gương phẳng

D. gương cầu

Câu 3: Ảnh của một vật trong máy ảnh có vị trí:

A. nằm sát vật kính

B. nằm trên vật kính

C. nằm trên phim

D. nằm sau phim

Câu 4: Khi chụp ảnh bằng máy ảnh cơ học người thợ thường điều chỉnh ống kính máy ảnh để

A. thay đổi tiêu cự của ống kính.

B. thay đổi khoảng cách từ vật đến mắt.

C. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim.

D. thay đổi khoảng cách từ vật đến phim.

Câu 5: Trong máy ảnh cơ học, để cho ảnh của vật cần chụp hiện rõ nét trên phim, người ta thường

A. thay đổi tiêu cự của vật kính và giữ phim, vật kính đứng yên.

B. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim bằng cách đưa vật kính ra xa hoặc lại gần phim.

C. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim bằng cách đưa phim ra xa hoặc lại gần vật kính.

D. thay đổi vị trí của cả vật kính và phim sao cho khoảng cách giữa chúng không đổi.

Câu 6: Để chụp ảnh của một vật ở rất xa, cần phải điều chỉnh vật kính sao cho:

A. tiêu điểm vật kính nằm rất xa phim.

B. tiêu điểm vật kính nằm ở phía sau phim.

C. tiêu điểm vật kính nằm đúng trên phim.

D. tiêu điểm vật kính nằm ở phía trước phim.

Câu 7: Người ta dùng máy ảnh để chụp ảnh một bức tranh cao 0,5m và đặt cách máy 1,5m. Người ta thu được ảnh trên phim cao 2,4 cm. Khoảng cách từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh là:

A. 0,8 cm

B. 7,2 cm

C. 0,8 m

D. 7,2 m

Câu 8: Một vật AB đặt trước một máy ảnh và cách vật kính của máy 3,6m. Ta thu được một ảnh trên phim cao 2,5cm và cách vật kính 12 cm. Chiều cao của vật AB là:

A. 7,5 mm

B. 7,5 cm

C. 75 cm

D. 7,5 m

Câu 9: Bộ phận quan trọng nhất của mắt là:

A. thể thủy tinh và thấu kính.

B. thể thủy tinh và màng lưới.

C. màng lưới và võng mạc.

D. con ngươi và thấu kính.

Câu 10: Ảnh của một vật in trên màng lưới của mắt là:

A. ảnh ảo nhỏ hơn vật

B. ảnh ảo lớn hơn vật

C. ảnh thật nhỏ hơn vật

D. ảnh thật lớn hơn vật

Câu 11: Khi nhìn rõ một vật thì ảnh của vật đó nằm ở:

A. thể thủy tinh của mắt.

B. võng mạc của mắt.

C. con ngươi của mắt.

D. lòng đen của mắt.

Câu 12: Về phương diện quang học, thể thủy tinh của mắt giống như:

A. gương cầu lồi

B. gương cầu lõm

C. thấu kính hội tụ

D. thấu kính phân kì

Câu 13: Mắt tốt khi nhìn vật ở xa mà mắt không phải điều tiết thì ảnh của vật ở

A. trước màng lưới của mắt.

B. trên màng lưới của mắt.

C. sau màng lưới của mắt.

D. trước tiêu điểm của thể thủy tinh của mắt.

Câu 14: Để ảnh của một vật cần quan sát hiện rõ nét trên màng lưới, mắt điều tiết bằng cách:

A. thay đổi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới.

B. thay đổi đường kính của con ngươi.

C. thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh.

D. thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh và khoảng cách từ thể thủy tinh đến con ngươi.

Câu 15: Khi nói về mắt, câu phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Điểm cực viễn là điểm xa nhất mà khi đặt vật tại đó mắt điều tiết mạnh nhất mới nhìn rõ.

B. Điểm cực cận là điểm gần nhất mà khi đặt vật tại đó mắt không điều tiết vẫn nhìn rõ được.

C. Không thể quan sát được vật khi đặt vật ở điểm cực viễn của mắt.

D. Khi quan sát vật ở điểm cực cận, mắt phải điều tiết mạnh nhất.

Câu 16: Hằng quan sát một cây thẳng đứng cao 12m cách chỗ Hằng đứng 25m. Biết màng lưới mắt của Hằng cách thể thủy tinh 1,5 cm. Chiều cao ảnh của cây trên màng lưới mắt Hằng là bao nhiêu?

A. 7,2 mm

B. 7,2 cm

C. 0,38 cm

D. 0,38m

Câu 17: Biểu hiện của mắt cận là:

A. chỉ nhìn rõ các vật ở gần mắt, không nhìn rõ các vật ở xa mắt.

B. chỉ nhìn rõ các vật ở xa mắt, không nhìn rõ các vật ở gần mắt.

C. nhìn rõ các vật trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.

D. không nhìn rõ các vật ở gần mắt.

Câu 18: Biểu hiện của mắt lão là:

A. chỉ nhìn rõ các vật ở gần mắt, không nhìn rõ các vật ở xa mắt.

B. chỉ nhìn rõ các vật ở xa mắt, không nhìn rõ các vật ở gần mắt.

C. nhìn rõ các vật trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.

D. không nhìn rõ các vật ở xa mắt.

Câu 19: Kính cận thích hợp là kính phân kì có tiêu điểm F

A. trùng với điểm cực cận của mắt.

B. trùng với điểm cực viễn của mắt.

C. nằm giữa điểm cực cận và điểm cực viễn của mắt.

D. nằm giữa điểm cực cận và thể thủy tinh của mắt.

Câu 20: Để khắc phục tật mắt lão, ta cần đeo loại kính có tính chất như

A. kính phân kì

B. kính hội tụ

C. kính mát

D. kính râm

Câu 21: Mắt cận có điểm cực viễn

A. ở rất xa mắt.

B. xa mắt hơn điểm cực viễn của mắt bình thường.

C. gần mắt hơn điểm cực viễn của mắt bình thường.

D. xa mắt hơn điểm cực viễn của mắt lão.

Câu 22: Tác dụng của kính cận là để

A. tạo ảnh ảo nằm ngoài khoảng cực viễn của mắt.

B. tạo ảnh ảo nằm trong khoảng cực viễn của mắt.

C. tạo ảnh thật nằm ngoài khoảng cực viễn của mắt.

D. tạo ảnh thật nằm trong khoảng cực viễn của mắt.

Câu 23: Chọn câu trả lời sai:

Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 15 cm và phải đeo kính có tiêu cự 50 cm. Khi không đeo kính, người đó nhìn rõ vật:

A. gần nhất cách mắt 15 cm.

B. xa nhất cách mắt 50 cm.

C. cách mắt trong khoảng từ 15 đến 50 cm.

D. gần nhất cách mắt 50 cm.

Câu 24: Một người cận phải đeo kính có tiêu cự 25cm. Hỏi khi không đeo kính thì người đó nhìn rõ được vật cách xa mắt nhất là bao nhiêu?

A. 25cm

B. 15cm

C. 75cm

D. 50cm

Câu 25: Điểm cực viễn của mắt lão thì:

A. Gần hơn điểm cực viễn của mắt thường.

B. Bằng điểm cực viễn của mắt cận.

C. Xa hơn điểm cực viễn của mắt thường.

D. Bằng điểm cực viễn của mắt thường.

Câu 26: Mắt của một người chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 10cm đến 100cm. Mắt này có tật gì và phải đeo kính nào ?

A. Mắt cận, đeo kính hội tụ.

B. Mắt lão, đeo kính phân kì.

C. Mắt lão, đeo kính hội tụ.

D. Mắt cận, đeo kính phân kì.

Câu 27: Biểu hiện của mắt cận là:

A. chỉ nhìn rõ các vật ở gần mắt, không nhìn rõ các vật ở xa mắt.

B. chỉ nhìn rõ các vật ở xa mắt, không nhìn rõ các vật ở gần mắt.

C. nhìn rõ các vật trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.

D. không nhìn rõ các vật ở gần mắt.

Câu 28: Biểu hiện của mắt lão là:

A. chỉ nhìn rõ các vật ở gần mắt, không nhìn rõ các vật ở xa mắt.

B. chỉ nhìn rõ các vật ở xa mắt, không nhìn rõ các vật ở gần mắt.

C. nhìn rõ các vật trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.

D. không nhìn rõ các vật ở xa mắt.

Câu 29: Kính cận thích hợp là kính phân kì có tiêu điểm F

A. trùng với điểm cực cận của mắt.

B. trùng với điểm cực viễn của mắt.

C. nằm giữa điểm cực cận và điểm cực viễn của mắt.

D. nằm giữa điểm cực cận và thể thủy tinh của mắt.

Câu 30: Để khắc phục tật mắt lão, ta cần đeo loại kính có tính chất như

A. kính phân kì

B. kính hội tụ

C. kính mát

D. kính râm

...

ĐÁP ÁN

1-B

2-A

3-C

4-C

5-B

6-C

7-B

8-C

9-B

10-C

11-B

12-C

13-B

14-C

15-D

16-A

17-A

18-B

19-B

20-B

21-C

22-B

23-D

24-A

25-D

26-D

27-A

28-B

29-B

30-B

31-C

32-B

33-D

34-A

35-D

36-D

37-C

38-C

39-A

40-D

41-C

42-B

43-B

44-D

45-B

 

 

 

 

 

 

4. BÀI TẬP QUANG HÌNH HỌC

Câu 1: Vật AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ, cách thấu kính 16cm, A nằm trên trục chính. Tiêu cự của thấu kính là 12cm.

a) Vẽ ảnh của AB theo đúng tỷ lệ

b) Ảnh cao gấp mấy lần vậy? tỷ lệ của ảnh như thế nào?

Câu 2: Dựng ảnh của vật bởi thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 4cm, khoảng cách từ vật đến thấu kính bằng 8cm. Chứng minh \(d’=d; h’=h\), lập công thức \(f = \dfrac{{d + d'}}{4}\).

Câu 3: Một vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ, cách thấu kính 16 cm, A nằm trên trục chính. Thấu kính có tiêu cự 12 cm.

a) Hãy vẽ ảnh của vật AB theo đúng tỉ lệ.

b) Hãy đo chiều cao của ảnh và của vật trên hình vẽ và tính xem ảnh cao gấp bao nhiêu lần vật?

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1 :

Xem hình 4

∆ABO đồng dạng ∆A’B’O

\(\Rightarrow  \dfrac {{A'B'} }{ {AB}} = \dfrac {{OA'} }{ {OA}}\)   (1)

∆OIF đồng dạng ∆A’B’F

\(\Rightarrow  \dfrac {{OI} }{ {A'B'}} =\dfrac {{OF'} }{ {F'A'}}\)   (2)

Và \(OI=AB\) nên từ (1); (2) suy ra:

\(\dfrac {{OA} }{ {OA'}} = \dfrac {{OF'} }{ {F'A'}} \Leftrightarrow \dfrac {{OA} }{ {OA'}} = \dfrac {{OF} }{ {OA' - {\rm{OF}}}} \)

\(\Leftrightarrow \dfrac {d }{ {d'}} = \dfrac {f }{ {d' - f}}\)

\(\dfrac{{16}}{{d'}} = \dfrac{{12}}{{d' - 12}}\)

Giải ra ta được \(d’=48cm\)

Câu 2 :

Xem hình 4

Ta có \(BI = AO = 2f = 2OF’\)

=> OF’ là đường trung bình của tam giác B’BI

\(d=d’ = 2f  \Rightarrow d + d' = 4f \)

\(\Rightarrow f = \dfrac{{d + d'}}{4}\)

Câu 3 :

a) Vẽ ảnh của AB.

b)

- Với hình vẽ trên ta đo được chiều cao của vật AB = 10mm, chiều cao của ảnh A'B' = 30mm => A'B' = 3AB.

- Dựa vào hình để tính xem chiều cao của vật gấp mấy lần chiều cao của ảnh.

OA = 16cm.

OF = OF' = 12cm.

Ta có:

\(\Delta OAB \sim \Delta OA'B' \Rightarrow {{AB} \over {A'B'}} = {{OA} \over {OA'}}\) (1)

Lại có:

\(\Delta {\rm{OIF}} \sim \Delta A'B'F' \Rightarrow {{OI} \over {A'B'}} = {{OF'} \over {A'F'}}\) (2)

Mà: OI = AB (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra: 

\({{OA} \over {OA'}} = {{{\rm{OF}}'} \over {A'F'}} \Leftrightarrow {{OA} \over {OA'}} = {{{\rm{OF}}'} \over {OA' - O'F'}} \Leftrightarrow {{16} \over {OA'}} = {{12} \over {OA' - 12}}\)

\(\Rightarrow OA' = 48cm\)

Thay vào (1) ta có:

\({{AB} \over {A'B'}} = {{OA} \over {OA'}} = {{16} \over {48}} = {1 \over 3} \Rightarrow A'B' = 3AB\)

Vậy ảnh cao gấp 3 lần vật.

 

5. ÁNH SÁNG VÀ TÁC DỤNG CỦA ÁNH SÁNG

Câu 1: Sự phân tích ánh sáng trắng được quan sát trong thí nghiệm nào sau đây?

A. Chiếu một chùm sáng trắng vào một gương phẳng.

B. Chiếu một chùm sáng trắng qua một tấm thủy tinh mỏng.

C. Chiếu một chùm sáng trắng vào một lăng kính.

D. Chiếu một chùm sáng trắng qua một thấu kính phân kì.

Câu 2: Lăng kính là

A. Một khối trong suốt.

B. Một khối có màu của bảy sắc cầu vồng: Đỏ - da cam – vàng – lục – lam – chàm – tím.

C. Một khối có màu của ba màu cơ bản: Đỏ - lục – lam.

D. Một khối có màu đen.

Câu 3: Khi chiếu ánh sáng từ nguồn ánh sáng trắng qua lăng kính, ta thu được:

A. Ánh sáng màu trắng.

B. Một dải màu xếp liền nhau: Đỏ - da cam – vàng – lục – lam – chàm – tím.

C. Một khối có màu của ba màu cơ bản: Đỏ - lục – lam.

D. Ánh sáng đỏ.

Câu 4: Khi chiếu ánh sáng qua lăng kính, nếu sau lăng kính chỉ có một màu duy nhất thì chùm sáng chiếu vào lăng kính là:

A. chùm sáng trắng

B. chùm sáng màu đỏ

C. chùm sáng đơn sắc

D. chùm sáng màu lục

Câu 5: Trong trường hợp nào dưới đây ánh sáng trắng sẽ không bị phân tích?

A. Chiếu tia sáng trắng qua một lăng kính.

B. Chiếu tia sáng trắng nghiêng góc vào một gương phẳng.

C. Chiếu tia sáng trắng nghiêng góc vào mặt ghi của một đĩa CD.

D. Chiếu một chùm sáng trắng vào một bong bóng xà phòng.

Câu 6: Chiếu ánh sáng phát ra từ một đèn LED lục vào mặt ghi của một đĩa CD rồi quan sát ánh sáng phản xạ từ mặt đĩa theo đủ mọi phía. Ta sẽ thấy những ánh sáng màu gì?

A. Chỉ thấy ánh sáng màu lục.

B. Thấy các ánh sáng có đủ mọi màu.

C. Không thấy có ánh sáng.

D. Các câu A, B, C đều sai.

Câu 7: Có thể phân tích một chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau bằng cách cho chùm sáng trắng:

A. Qua một lăng kính hoặc qua một thấu kính hội tụ.

B. Qua một thấu kính hội tụ hoặc qua một thấu kính phân kì.

C. Phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD hoặc qua một lăng kính.

D. Qua một thấu kính phân kì hoặc phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD.

Câu 8: Hiện tượng nào trong các hiện tượng sau không phải là hiện tượng phân tích ánh sáng?

A. Hiện tượng cầu vồng.

B. Ánh sáng màu trên váng dầu.

C. Bong bóng xà phòng.

D. Ánh sáng đi qua lăng kính bị lệch về phía đáy.

Câu 9: Ánh sáng mặt trời là ánh sáng trắng. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Ánh sáng mặt trời là do các tia sáng màu trắng hợp thành.

B. Ánh sáng mặt trời là do các tia sáng màu đỏ, lục, lam tạo thành.

C. Ánh sáng mặt trời là do các tia sáng màu đỏ cánh sen, vàng, lam hợp thành.

D. Ánh sáng mặt trời là do các tia sáng màu đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím hợp thành.

Câu 10: Chùm sáng trắng là chùm sáng:

A. Có màu trắng.

B. Có chứa nhiều chùm sáng màu khác nhau.

C. Không có màu.

D. Có màu đỏ.

Câu 11: Khi thấy vật màu trắng thì ánh sáng đi vào mắt ta có màu:

A. đỏ

B. xanh

C. vàng

D. trắng

Câu 12: Chọn phát biểu đúng

A. Khi nhìn thấy vật có màu nào (trừ vật đen) thì có ánh sáng màu đó đi vào mắt ta.

B. Tấm lọc màu nào thì hấp thụ tốt ánh sáng màu đó.

C. Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu vàng ta thu được ánh sáng trắng.

D. Các đèn LED phát ra ánh sáng trắng.

Câu 13: Khi nhìn thấy vật màu đen thì

A. ánh sáng đi đến mắt ta là ánh sáng trắng.

B. ánh sáng đi đến mắt ta là ánh sáng xanh.

C. ánh sáng đi đến mắt ta là ánh sáng đỏ.

D. không có ánh sáng từ vật truyền tới mắt.

Câu 14: Chọn câu đúng

A. Tờ bìa đỏ để dưới ánh sáng nào cũng có màu đỏ.

B. Tờ giấy trắng để dưới ánh sáng đỏ vẫn thấy trắng.

C. Mái tóc đen ở đâu cũng thấy là mái tóc đen.

D. Hộp bút màu xanh để trong phòng tối vẫn thấy màu xanh

Câu 15: Chọn phương án đúng

A. Vật có màu trắng chỉ có khả năng tán xạ ánh sáng.

B. Vật có màu nào thì tán xạ yếu ánh sáng màu đó.

C. Vật có màu nào thì tán xạ mạnh ánh sáng các màu khác.

D. Vật màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng nào.

Câu 16: Dưới ánh sáng đỏ ta thấy một người mặc áo đỏ. Dưới ánh sáng trắng thì chiếc áo đỏ đó chắc chắn không phải là chiếc áo màu:

A. trắng

B. đỏ

C. hồng

D. tím

Câu 17: Ca dao có câu:

Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi

Tại sao trong nước lại có ánh trăng vàng?

A. mặt nước có tác dụng như một thấu kính, vì vậy ánh sáng từ Mặt Trăng truyền tới phản xạ trên mặt nước tạo thành ảnh của Mặt Trăng dưới nước.

B. Mặt nước có tác dụng như một lăng kính, vì vậy ánh sáng từ Mặt Trăng truyền tới phản xạ trên mặt nước tạo thành ảnh của Mặt Trăng dưới nước.

C. Mặt nước có tác dụng như một gương phẳng, vì vậy ánh sáng từ Mặt Trăng truyền tới phản xạ trên mặt nước tạo thành ảnh của Mặt Trăng dưới nước.

D. Mặt nước có tác dụng như một gương phẳng, vì vậy ánh sáng từ Mặt Trăng truyền tới phản xạ trên mặt nước tạo thành ảnh của Mặt Trăng dưới nước.

Câu 18: Dưới ánh sáng đỏ và ánh sáng lục, ta thấy có một dòng chữ màu đen. Vậy dưới ánh sáng trắng, dòng chữ ấy có màu:

A. đỏ

B. vàng

C. lục

D. xanh thẫm, tím hoặc đen

Câu 19: Dưới ánh sáng trắng, trên một bức tranh vẽ một chiếc ô tô ta thấy lốp xe màu đen, người lái mặc áo trắng, đội mũ xám, đầu ô tô có cắm một lá cờ đỏ. Dưới ánh sáng đỏ, các vật đó sẽ có màu gì?

Phương án

Màu chiếc lốp

Màu áo

Màu mũ

Màu cờ

A

Đỏ

Đỏ

Đỏ

Đỏ

B

Đen

Đỏ

Đen

Đỏ

C

Đen

Trắng

Xám

Đỏ

D

Đen

Đen

Đen

Đen

A. Phương án A.

B. Phương án B.

C. Phương án C.

D. Phương án D.

Câu 20: Thắp sáng một đèn LED lục bên cạnh một đèn quả nhót đỏ đang sáng, ta sẽ thấy gì?

A. Nhìn vào hai đèn ta thấy có màu đỏ.

B. Nhìn vào hai đèn ta thấy có màu lục.

C. Nhìn vào hai đèn ta thấy có màu vàng.

D. Ánh sáng đèn LED vẫn có màu lục, ánh sáng đèn quả nhót vẫn có màu đỏ.

Câu 21: Tác dụng nào sau đây không phải do ánh sáng gây ra?

A. Tác dụng nhiệt

B. Tác dụng quang điện

C. Tác dụng từ

D. Tác dụng sinh học

Câu 22: Ánh sáng có tác dụng nhiệt khi năng lượng ánh sáng biến thành

A. điện năng

B. nhiệt năng

C. cơ năng

D. hóa năng

Câu 23: Về mùa hè, ban ngày khi ra đường phố ta không nên mặc quần áo màu tối vì quần áo màu tối

A. hấp thụ ít ánh sáng nên cảm thấy nóng.

B. hấp thụ nhiều ánh sáng nên cảm thấy nóng.

C. tán xạ ánh sáng nhiều nên cảm thấy nóng.

D. tán xạ ánh sáng ít nên cảm thấy mát.

Câu 24: Chọn phương án sai

Các việc chứng tỏ tác dụng nhiệt của ánh sáng là:

A. Phơi quần áo

B. Làm muối

C. Sưởi ấm về mùa đông

D. Quang hợp của cây

Câu 5: Công việc nào dưới đây ta đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng?

A. Đưa một chậu cây cảnh ra ngoài sân phơi.

B. Kê bàn học cạnh của sổ cho sáng.

C. Phơi thóc ngoài sân khi trời nắng to.

D. Cho ánh sáng chiếu vào bộ pin mặt trời của máy tính để nó hoạt động.

Câu 26: Hiện tượng nào sau đây biểu hiện tác dụng sinh học của ánh sáng?

A. Ánh sáng mặt trời chiếu vào cơ thể sẽ làm cho cơ thể nóng lên.

B. Ánh sáng chiếu vào một hỗn hợp khí clo và khí hiđro đựng trong một ống nghiệm có thể gây ra sự nổ.

C. Ánh sáng chiếu vào một pin quang điện sẽ làm cho nó phát điện.

D. Ánh sáng mặt trời lúc sáng sớm chiếu vào cơ thể trẻ em sẽ chống được bệnh còi xương.

Câu 27: Ánh sáng mặt trời chiếu vào cây cối có thể gây ra những tác dụng gì?

A. Nhiệt và sinh học

B. Nhiệt và quang điện

C. Sinh học và quang điện

D. Chỉ gây ra tác dụng nhiệt

Câu 28: Trong việc sưởi nắng của người già và việc tắm nắng của trẻ em, người ta đã sử dụng những tác dụng gì của ánh nắng mặt trời?

A. Đối với cả người già và trẻ em đều sử dụng tác dụng nhiệt.

B. Đối với cả người già và trẻ em đều sử dụng tác dụng sinh học.

C. Đối với người già thì sử dụng tác dụng nhiệt, còn đối với trẻ em thì sử dụng tác dụng sinh học.

D. Đối với người già thì sử dụng tác dụng sinh học, còn đối với trẻ em thì sử dụng tác dụng nhiệt.

Câu 29: Trong pin năng lượng ánh sáng đã biến thành

A. Nhiệt năng

B. Quang năng

C. Năng lượng điện

D. Cơ năng

Câu 30: Ánh sáng chiếu vào bộ pin Mặt Trời lắp trên một máy tính bỏ túi sẽ gây ra những tác dụng gì?

A. Chỉ gây tác dụng nhiệt.

B. Chỉ gây tác dụng quang điện.

C. Gây ra đồng thời tác dụng nhiệt và tác dụng quang điện.

D. Không gây ra tác dụng nào cả.

 ĐÁP ÁN

1-C

2-A

3-B

4-C

5-B

6-A

7-C

8-D

9-D

10-B

11-D

12-A

13-D

14-C

15-D

16-D

17-C

18-D

19-B

20-C

21-C

22-B

23-B

24-D

25-C

26-D

27-A

28-B

29-C

30-C

 

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Quang học môn Vật lý 9 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?