Xác định chất phản ứng, hoàn thành phương trình phản ứng môn Hóa học 9 năm 2021

1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1.1. Tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ

a) Oxit

- Oxit axit

Tác dụng với nước tạo thành axit.

SO3 + H2O → H2SO4

Tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước.

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

CO2 + NaOH → NaHCO3

Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối.

SO2 + CaO → CaSO3

- Oxit bazơ

Một số oxit bazơ (Na2O, K2O, CaO, BaO…) tác dụng với nước tạo thành bazơ.

Na2O + H2O → 2NaOH

Tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

Tác dụng với oxit axit tạo thành muối.

BaO + CO2 → BaCO3

Chú ý: Các oxit từ ZnO bị khử bởi CO hoặc H2:

CuO + H2 −to→ Cu + H2O

- Oxit lưỡng tính tác dụng được với cả axit và bazơ tạo ra muối và nước. Ví dụ: Al2O3, Cr2O3

- Oxit trung tính không tác dụng với cả axit và bazơ. Ví dụ: NO, CO…

b) Axit

Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước.

2HCl + CuO → CuCl2 + H2O

Tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước.

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

Tác dụng với muối tạo thành muối mới và axit mới (điều kiện xảy ra phản ứng: tạo chất kết tủa hoặc bay hơi)

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2HCl

2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2↑ + H2O

Tác dụng với kim loại tạo muối và khí hidro. (Phản ứng với các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hoá học)

2HCl + Fe → FeCl2 + H2

HCl + Cu → không xảy ra.

c) Bazơ

Bazơ tan tác dụng với oxit axit tạo muối và nước.

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Tác dụng với axit tạo muối và nước.

Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

Bazơ tan tác dụng với muối tạo bazơ mới và muối mới.

2NaOH + MgCl2 → Mg(OH)2↓ + 2NaCl

Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ.

Cu(OH)2 −to→ CuO + H2O

d) Muối

Tác dụng với kim loại mạnh hơn kim loại trong muối.

Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu

Tác dụng với phi kim mạnh hơn phi kim trong muối.

Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

Tác dụng với muối tạo muối mới.

NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3

Tác dụng với bazơ tan tạo muối mới và bazơ mới.

3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 + 3NaCl

Tác dụng với axit tạo muối mới và axit mới.

CaSO3 + 2HCl → CaCl2 + SO2↑ + H2O

1.2. Phương pháp xác định các chất phản ứng. Hoàn thành phương trình phản ứng.

- B1: Ghi nhớ tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ.

- B2: Xác định loại hợp chất vô cơ của chất phản ứng (hoặc sản phẩm).

- B3: Dựa vào tính chất hoá học của loại hợp chất vô cơ đã xác định để xác định phản ứng hoá học xảy ra và các chất phản ứng (hoặc chất sản phẩm chưa biết).

- B4: Hoàn thành phương trình phản ứng.

VD: Hoàn thành phản ứng hoá học sau:

FeO + … → FeSO4 + H2O

Hướng dẫn:

Ta thấy chất phản ứng là oxit bazơ, chất sản phẩm là muối sunfat và nước

→ Đây là phản ứng của oxit bazơ với axit tạo thành muối và nước.

Vì sản phẩm là muối sunfat → axit là axit sunfuric.

PTHH: FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O

2. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài 1: Có những oxit sau: Fe2O3, CaO, Al2O3, CuO, SO2, SO3, CO. Những oxit nào tác dụng với:

a) H2O       

b) Dd H2SO4

Viết các PTHH của các phản ứng xảy ra?

Hướng dẫn:

a) Những oxit tác dụng với nước gồm: CaO, SO2, SO3, CO2

CaO + H2O → Ca(OH)2

SO2 + H2O → H2SO3

SO3 + H2O → H2SO4

b) Những oxit tác dụng với dd H2SO4 là: CaO, Fe2O3, Al2O3, CuO

CaO + H2SO4 → CaSO4 + H2O

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

Bài 2: Cho các chất CaO, CuO, Na2O, SO3, H2O, CO, CO2, H2SO4, NaOH, MgCl2, FeSO4. Hãy cho biết những chất nào tác dụng được với nhau từng đôi một. Viết các PTHH của các phản ứng xảy ra?

Hướng dẫn:

Các PTHH của các phản ứng xảy ra:

CaO + SO2 → CaSO3

CaO + H2O → Ca(OH)2

CaO + CO2 → CaCO3

CaO + H2SO4 → CaSO4 + H2O

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

CuO + CO → Cu + CO2

CO2 + NaOH → NaHCO3

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O

2NaOH + MgCl2 → 2NaCl + Mg(OH)2

2NaOH + FeSO4 → Na2SO4 + Fe(OH)2

3. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Bài 1: Cho các dung dịch muối NaCl, FeSO4, KHCO3, NH4Cl, K2S, Al2(SO4)3, Ba(NO3)2 . Chọn câu đúng :

A.  Có 3 dung dịch tác dụng với HCl.                                 

B.  Có 3 dung dịch làm quỳ tím hóa xanh.

C.  Có 3 dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ.                              

D.  Có 3 dung dịch tác dụng với NaOH.

Bài 2: Dung dịch NaOH có phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?

A.  Al, Al2O3, MgO, H3PO4, MgSO4                                   

B.  H2SO4, CO2, NaHSO3, FeCl2, Cl2

C.  HNO3, HCl, CuSO4, KNO4, Zn(OH)2                           

D.  FeCl3, MgCl2, CuO, HNO3, NH3

Bài 3: Dãy gồm các chất (hoặc dung dịch) đều phản ứng được với dung dịch FeCl2 là:

A.  Khí Cl2, dung dịch Na2S, dung dịch HNO3                   

B.  Bột Mg, dung dịch NaNO3, dung dịch HCl

C.  Bột Mg, dung dịch BaCl2, dung dịch HNO3                 

D.  Khí Cl2, dung dịch Na2CO3, dung dịch HCl

Bài 4: Tiến hành các thí nghiệm sau:

1) Hòa tan Fe2O3 bằng lượng dư HCl;

2) Cho C tác dụng với khí O2 ở điều kiện nhiệt độ cao;

3) Cho HCl tác dụng với dung dịch muối Na2CO3;

4) Hòa tan kim loại Mg trong dung dịch H2SO4 loãng;

5) Cho khí H2 qua bột CuO, nung nóng;

6) Đốt cháy S trong không khí;

Số trường hợp phản ứng tạo chất khí là:

A. 3                                        B. 4                                         C. 5                                        D. 6

Bài 5: Cho sơ đồ phản ứng sau: X + H2SO4 (đ, n) → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O.

Số chất X có thể thực hiện phản ứng trên là:

A. 4                                        B. 5                                         C. 6                                        D. 7

Bài 6: Cho 4 lọ hóa chất bị mất nhãn đựng 4 dung dịch trong suốt, không màu chứa một trong các hóa chất riêng biệt: Ba(OH)2, H2SO4, HCl, NaCl. Để nhận biết từng chất có trong từng lọ dung dịch cần ít nhất số hóa chất là:

A. 0                                        B. 1                                         C. 2                                        D. 3

Bài 7: Cho các chất sau: Fe, Mg, Cu, AgNO3, CuCl2, Fe(NO3)2. Số cặp chất tác dụng với nhau là:

A. 7                                        B. 9                                         C. 6                                        D. 8

Bài 8: Cho sơ đồ phản ứng sau: CaO + 2HCl → X + H2O

Hỏi X là chất nào?

A. CaCl2                                 B. Cl2                                      C. Ca(OH)2                            D. Đáp án khác

Bài 9: Để nhận biết: HCl, Na2SO4, NaOH; người ta dùng thuốc thử nào sau đây:

A. BaCl2                                 B. KMnO4                              C. Quỳ tím                             D. AgNO3

Bài 10: Cho sơ đồ phản ứng sau: X + H2SO4 (đ, n) → CuSO4 + SO2 + H2O.

Hoàn thành sơ đồ phản ứng và cho biết tổng hệ số các chất phản ứng là bao nhiêu?

A. 1                                        B. 4                                         C. 2                                        D. 3

ĐÁP ÁN

1. D

2. B

3. A

4. B

5. D

6. B

7. C

8. A

9. C

10. D

 

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Xác định chất phản ứng, hoàn thành phương trình phản ứng môn Hóa học 9 năm 2021, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?