BỘ CÂU HỎI RÈN LUYỆN ÔN TẬP HÈ PHẦN ĐIỆN TỪ HỌC MÔN VẬT LÝ 9
1. NAM CHÂM - TỪ TÍNH CỦA NAM CHÂM
Câu 1: : Nam châm vĩnh cửu có:
A. Một cực
B. Hai cực
C. Ba cực
D. Bốn cực
Câu 2: Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm?
A. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A hút B thì A là nam châm.
B. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A đẩy B thì A là nam châm.
C. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc - Nam thì đó là thanh nam châm.
D. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm.
Câu 3: Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây?
A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ.
B. Khi bị nung nóng lên thì có thể hút các vụn sắt.
C. Có thể hút các vật bằng sắt.
D. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt.
Câu 4: Chọn câu trả lời đúng.
Trên thanh nam châm chỗ nào hút sắt mạnh nhất?
A. Phần giữa của thanh
B. Chỉ có từ cực Bắc
C. Cả hai từ cực
D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau
Câu 5: Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?
A. Khi hai cực Bắc để gần nhau.
B. Khi để hai cực khác tên gần nhau.
C. Khi hai cực Nam để gần nhau.
D. Khi để hai cực cùng tên gần nhau.
Câu 6: Khi một thanh nam châm thẳng bị gãy thành hai nửa. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Mỗi nửa tạo thành nam châm mới chỉ có một từ cực ở một đầu
B. Hai nữa đều mất hết từ tính.
C. Mỗi nửa tạo thành một nam châm mới có hai cực cùng tên ở hai đầu.
D. Mỗi nửa tạo thành một nam châm mới có hai cực từ khác tên ở hai đầu.
Câu 7: Vì sao có thể nói rằng Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ?
A. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó.
B. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt về phía nó.
C. Vì Trái Đất hút các thanh nam châm về phía nó.
D. Vì mỗi cực của thanh nam châm để tự do luôn hướng về một cực của Trái Đất.
Câu 8: Trong bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào sau đây?
A. Dùng kéo
B. Dùng nam châm
C. Dùng kìm
D. Dùng một viên bi còn tốt
Câu 9: Hai nam châm được đặt như sau:
Thanh nam châm (2) lơ lửng ở trên thanh nam châm (1) là do:
A. Lực hút giữa hai nam châm do 2 cực cùng tên ở gần nhau.
B. Lực đẩy giữa hai nam châm do 2 cực cùng tên ở gần nhau.
C. Lực hút giữa hai nam châm do 2 cực khác tên ở gần nhau.
D. Lực đẩy giữa hai nam châm do 2 cực khác tên ở gần nhau.
Câu 10: Dụng cụ nào dưới đây không có nam châm vĩnh cửu?
A. La bàn
B. Loa điện
C. Rơ le điện từ
D. Đinamo xe đạp
Câu 11: Từ trường không tồn tại ở đâu?
A. Xung quanh nam châm.
B. Xung quanh dòng điện.
C. Xung quanh điện tích đứng yên.
D. Xung quanh Trái Đất.
Câu 12: Chọn phương án sai.
Trong thí nghiệm Ơ – xtét, khi đặt dây dẫn song song với kim nam châm, cho dòng điện chạy qua dây dẫn thì:
A. Kim nam châm đứng yên không thay đổi.
B. Có lực tác dụng lên kim nam châm.
C. Lực tác dụng lên kim nam châm là lực từ.
D. Kim nam châm bị lệch khỏi vị trí ban đầu.
Câu 13: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực lên kim nam châm đặt gần nó. Lực này là:
A. lực điện
B. lực hấp dẫn
C. lực từ
D. lực đàn hồi
Câu 14: Từ trường là:
A. không gian xung quanh điện tích đứng yên, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng điện lên kim nam châm đặt trong nó.
B. không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó.
C. không gian xung quanh điện tích có khả năng tác dụng lực điện lên kim nam châm đặt trong nó.
D. không gian xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên điện tích đặt trong nó.
Câu 15: Ta nhận biết từ trường bằng:
A. Điện tích thử
B. Nam châm thử
C. Dòng điện thử
D. Bút thử điện
Câu 16: Có một số pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn. Nếu không có bóng đèn để thử mà chỉ có một kim nam châm. Cách nào sau đây kiểm tra được pin có còn điện hay không?
A. Đưa kim nam châm lại gần cực dương của pin, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện.
B. Đưa kim nam châm lại gần cực âm của pin, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện.
C. Mắc dây dẫn vào hai cực của pin, rồi đưa kim nam châm lại gần dây dẫn, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện.
D. Mắc dây dẫn vào hai cực của pin, rồi đưa kim nam châm lại gần dây dẫn, nếu kim nam châm không lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu lệch khỏi vị trí ban đầu đó thì cục pin hết điện.
Câu 17: Để kiểm tra xem một dây dẫn chạy qua nhà có dòng điện hay không mà không dùng dụng cụ đo điện, ta có thể dùng dụng cụ nào dưới đây?
A. Một cục nam châm vĩnh cửu.
B. Điện tích thử.
C. Kim nam châm.
D. Điện tích đứng yên.
Câu 18: Dựa vào hiện tượng nào dưới đây để kết luận rằng: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng có từ trường?
A. Dây dẫn hút các vụn sắt ở gần nó.
B. Dây dẫn hút nam châm ở gần nó.
C. Dòng điện làm cho kim nam châm luôn cùng hướng với dây dẫn.
D. Dòng điện làm cho kim nam châm để gần và song song với nó bị lệch khỏi hướng Bắc – Nam ban đầu.
Câu 19: Người ta dùng cụ nào để có thể nhận biết được từ trường?
A. Dùng ampe kế
B. Dùng vôn kế
C. Dùng áp kế
D. Dùng kim nam châm có trục quay
Câu 20: Trong thí nghiệm phát hiện tác dụng từ của dòng điện, dây dẫn AB được bố trí như thế nào?
A. Tạo với kim nam châm một góc bất kì
B. Song song với kim nam châm.
C. Vuông góc với kim nam châm.
D. Tạo với kim nam châm một góc nhọn.
Câu 21: Từ phổ là hình ảnh cụ thể về:
A. các đường sức điện.
B. các đường sức từ.
C. cường độ điện trường.
D. cảm ứng từ.
Câu 22: Độ mau, thưa của các đường sức từ trên cùng một hình vẽ cho ta biết điều gì về từ trường?
A. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng yếu, chỗ càng thưa thì từ trường càng mạnh.
B. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ càng thưa thì từ trường càng yếu
C. Chỗ đường sức từ càng thưa thì dòng điện đặt ở đó có cường độ càng lớn.
D. Chỗ đường sức từ càng mau thì dây dẫn đặt ở đó càng bị nóng lên nhiều.
Câu 23: Chọn phát biểu đúng
A. Có thể thu được từ phổ bằng rắc mạt sắt lên tấm nhựa trong đặt trong từ trường.
B. Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức điện.
C. Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường yếu.
D. Nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường mạnh.
Câu 24: Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước sao cho
A. Có chiều từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài thanh nam châm.
B. Có độ mau thưa tùy ý.
C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm.
D. Có chiều từ cực Bắc tới cực Nam bên ngoài thanh nam châm.
Câu 25: Chiều của đường sức từ cho ta biết điều gì về từ trường tại điểm đó?
A. Chiều chuyển động của thanh nam châm đặt ở điểm đó.
B. Hướng của lực từ tác dụng lên cực Bắc của một kim nam châm đặt tại điểm đó.
C. Hướng của lực từ tác dụng lên vụn sắt đặt tại điểm đó.
D. Hướng của dòng điện trong dây dẫn đặt tại điểm đó.
Câu 26: Chiều của đường sức từ của nam châm được vẽ như sau:
Tên các cực từ của nam châm là
A. A là cực Bắc, B là cực Nam
B. A là cực Nam, B là cực Bắc.
C. A và B là cực Bắc.
D. A và B là cực Nam.
Câu 27: Lực từ tác dụng lên kim nam châm trong hình sau đặt ở điểm nào là mạnh nhất?
A. Điểm 1
B. Điểm 2
C. Điểm 3
D. Điểm 4
Câu 28: Hình ảnh định hướng của kim nam châm đặt tại các điểm xung quanh thanh nam châm như hình sau:
Cực Bắc của nam châm là
A. Ở 2
B. Ở 1
C. Nam châm thử định hướng sai.
D. Không xác định được.
Câu 29: Nhìn vào đường sức từ của nam châm hình chữ U sau:
Hãy cho biết các cực của nam châm và tại những vị trí nào của nam châm có từ trường đều?
A. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở hai cực.
B. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở hai cực.
C. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm.
D. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm.
Câu 30: Trên hình vẽ, đường sức từ nào vẽ sai?
A. Đường 1
B. Đường 2
C. Đường 3
D. Đường 4
...
ĐÁP ÁN
1-B | 2-C | 3-C | 4-C | 5-C | 6-D | 7-D | 8-B | 9-B | 10-C |
11-C | 12-A | 13-C | 14-B | 15-B | 16-C | 17-C | 18-D | 19-D | 20-B |
21-B | 22-B | 23-A | 24-D | 25-B | 26-B | 27-A | 28-B | 29-C | 30-C |
31-D | 32-C | 33-D | 34-C | 35-B | 36-B | 37-A | 38-B | 39-A | 40-D |
41-B | 42-D | 43-B | 44-C | 45-A | 46-D | 47-B | 48-B | 49-C | 50-D |
2. LỰC TỪ - XÁC ĐỊNH LỰC TỪ - ĐỘNG CƠ ĐIỆN
Câu 1: Một dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, không song song với đường sức từ thì:
A. Chịu tác dụng của lực điện
B. Chịu tác dụng của lực từ
C. Chịu tác dụng của lực điện từ
D. Chịu tác dụng của lực đàn hồi
Câu 2: Đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua. Hãy cho biết lực từ vẽ ở hình nào đúng?
A. Hình b.
B. Hình a.
C. Cả 3 hình a, b, c.
D. Hình c.
Câu 3: Muốn xác định được chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt tại một điểm trong từ trường thì cần phải biết những yếu tố nào?
A. Chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều của dây.
B. Chiều của đường sức từ và cường độ lực điện từ tại điểm đó.
C. Chiều của dòng điện và chiều của đường sức từ tại điểm đó.
D. Chiều và cường độ của dòng điện, chiều và cường độ của lực từ tại điểm đó.
Câu 4: Theo quy tắc bàn tay trái, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo:
A. Chiều của lực điện từ
B. Chiều của đường sức từ
C. Chiều của dòng điện
D. Chiều của đường đi vào các cực của nam châm
Câu 5: Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn phụ thuộc vào:
A. Chiều của dòng điện qua dây dẫn.
B. Chiều đường sức từ qua dây dẫn.
C. Chiều chuyển động của dây dẫn.
D. Chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều của đường sức từ.
Câu 6: Xác định câu nói đúng về tác dụng của từ trường lên đoạn dây dẫn có dòng điện.
A. Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và song song với đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.
B. Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.
C. Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, không đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.
D. Một đoạn dây dẫn không có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.
Câu 7: Khi dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua được đặt song song với các đường sức từ thì lực điện từ có hướng như thế nào?
A. Cùng hướng với dòng điện.
B. Cùng hướng với đường sức từ.
C. Vuông góc với cả dây dẫn và đường sức từ.
D. Không có lực điện từ.
Câu 8: Một khung dây dẫn hình chữ nhật có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường giữa hai nhánh của một nam châm hình chữ U. Khung dây sẽ quay đến vị trí nào thì dừng lại?
A. Mặt khung dây song song với các đường sức từ.
B. Mặt khung dây vuông góc với các đường sức từ.
C. Mặt khung dây tạo thành một góc 600 với các đường sức từ.
D. Mặt khung dây tạo thành một góc 450 với các đường sức từ.
Câu 9: Hình dưới đây mô tả khung dây có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường, trong đó khung quay đang có vị trí mà mặt phẳng khung vuông góc với đường sức từ. Về vị trí này của khung dây, ý kiến nào dưới đây là đúng?
A. Khung không chịu tác dụng của lực điện từ.
B. Khung chịu tác dụng của lực điện từ nhưng nó không quay.
C. Khung tiếp tục quay do tác dụng của lực điện từ lên khung.
D. Khung quay tiếp một chút nữa nhưng không phải do tác dụng của lực điện từ mà do quán tính.
Câu 10: Chiều dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn AB trong hình sau có chiều:
A. Từ B sang A
B. Từ A sang B.
C. Không đủ dữ kiện để xác định chiều dòng điện qua dây dẫn AB.
D. Không xác định được chiều dòng điện qua dây dẫn AB.
Câu 11: Động cơ điện một chiều gồm mấy bộ phận chính?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 12: Chọn phát biểu đúng khi nói về động cơ điện một chiều?
A. Nam châm để tạo ra dòng điện.
B. Bộ phận đứng yên là roto.
C. Để khung có thể quay liên tục cần phải có bộ góp điện.
D. Khung dây dẫn là bộ phận đứng yên.
Câu 13: Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên:
A. tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.
B. tác dụng của điện trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.
C. tác dụng của lực điện lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.
D. tác dụng của lực hấp dẫn lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.
Câu 14: Động cơ điện một chiều quay được là nhờ tác dụng của lực nào?
A. lực hấp dẫn
B. lực đàn hồi
C. lực điện từ
D. lực từ
Câu 15: Roto của một động cơ điện một chiều trong kĩ thuật được cấu tạo như thế nào?
A. là một nam châm vĩnh cửu có trục quay.
B. là một nam châm điện có trục quay.
C. là nhiều cuộn dây dẫn có thể quay quanh một trục.
D. là nhiều cuộn dây dẫn cuốn quanh một lõi thép gắn với vỏ máy.
Câu 16: Trong động cơ điện kĩ thuật, bộ phận tạo ra từ trường là:
A. Nam châm điện đứng yên (stato).
B. Nhiều cuộn dây đặt lệch nhau đứng yên (stato).
C. Nam châm điện chuyển động (roto).
D. Nhiều cuộn dây đặt lệch nhau chuyển động (roto).
Câu 17: Động cơ điện là dụng cụ biến đổi:
A. Nhiệt năng thành điện năng.
B. Điện năng thành cơ năng.
C. Cơ năng thành điện năng.
D. Điện năng thành nhiệt năng.
Câu 18: Ưu điểm nào dưới đây không phải là ưu điểm của động cơ điện?
A. Không thải ra ngoài các chất khí hay hơi làm ô nhiễm môi trường xung quanh.
B. Có thể có công suất từ vài oát đến hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn kilôoát.
C. Hiệu suất rất cao, có thể đạt tới 98%.
D. Có thể biến đổi trực tiếp năng lượng của nhiên liệu thành cơ năng.
Câu 19: Dụng cụ nào sau đây khi hoạt động nó chuyển hóa điện năng thành cơ năng?
A. Bàn ủi điện và máy giặt.
B. Máy khoan điện và mỏ hàn điện.
C. Quạt máy và nồi cơm điện.
D. Quạt máy và máy giặt.
Câu 20: Muốn cho động cơ điện quay được, cho ta cơ năng thì phải cung cấp năng lượng dưới dạng nào?
A. Động năng
B. Thế năng
C. Nhiệt năng
D. Điện năng
...
ĐÁP ÁN
1-C | 2-D | 3-C | 4-C | 5-D | 6-C | 7-D | 8-B | 9-B | 10-A |
11-B | 12-C | 13-A | 14-C | 15-C | 16-A | 17-B | 18-D | 19-D | 20-D |
21-C | 22-B | 23-B | 24-C | 25-A | 26-A | 27-D | 28-D | 29-D | 30-D |
3. HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ - DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG
Câu 1: Đinamô ở xe đạp có cấu tạo gồm:
A. Nam châm và cuộn dây dẫn.
B. Điện tích và cuộn dây dẫn.
C. Nam châm và điện tích.
D. Nam châm điện và điện tích.
Câu 2: Ta có thể dùng nam châm nào để tạo ra dòng điện?
A. Nam châm vĩnh cửu.
B. Nam châm điện.
C. Cả nam châm điện và nam châm vĩnh cửu .
D. Không có loại nam châm nào cả.
Câu 3: Cách làm nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng?
A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn.
B. Nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây dẫn.
C. Đưa một cực của acquy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
Câu 4: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng cảm ứng điện từ?
A. Dòng điện xuất hiện trong dây dẫn kín khi cuộn dây chuyển động trong từ trường.
B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi nối hai đầu cuộn dây với đinamô xe đạp đang quay.
C. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu bên cạnh đó có một dòng điện khác đang thay đổi.
D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu nối hai đầu cuộn dây vào hai cực của bình acquy.
Câu 5: Cách nào dưới đây không thể tạo ra dòng điện?
A. Quay nam châm vĩnh cửu trước ống dây dẫn kín.
B. Đặt nam châm vĩnh cửu trước ống dây dẫn kín.
C. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
D. Rút cuộn dây ra xa nam châm vĩnh cửu.
Câu 6: Quan sát hình vẽ và cho biết khi nào kim của ampe kế sẽ bị lệch (Tức là xuất hiện dòng điện cảm ứng)?
Chọn trường hợp đúng trong các trường hợp sau:
A. Dịch chuyển đoạn dây dẫn MN tịnh tiến xuống dưới.
B. Dịch chuyển đoạn dây dẫn MN tịnh tiến theo phương ngang.
C. Dịch chuyển đoạn dây dẫn MN tịnh tiến lên trên.
D. Cả 3 trường hợp, kim của ampe kế đều bị lệch.
Câu 7: Cách để tạo ra được dòng điện cảm ứng trong đinamô xe đạp?
A. Nối hai đầu của đinamô với hai cực của acquy.
B. Cho bánh xe cọ xát mạnh vào núm đinamô.
C. Làm cho nam châm trong đinamô quay trước cuộn dây.
D. Cho xe đạp chạy nhanh trên đường.
Câu 8: Cách nào dưới đây không tạo ra dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín?
A. Cho cuộn dây dẫn chuyển động theo phương song song với các đường sức từ giữa hai nhánh của nam châm chữ U.
B. Cho cuộn dây dẫn quay cắt các đường sức từ của nam châm chữ U.
C. Cho một đầu của nam châm điện chuyển động lại gần một đầu cuộn dây dẫn.
D. Đặt nam châm điện ở trước đầu cuộn dây rồi ngắt mạch điện của nam châm.
Câu 9: Cách nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín?
A. Mắc xen vào cuộn dây dẫn một chiếc pin.
B. Dùng một nam châm mạnh đặt gần đầu cuộn dây.
C. Cho một cực của nam châm chạm vào cuộn dây dẫn.
D. Đưa một cực của thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây.
Câu 10: Trong hiện tượng cảm ứng điện từ ta nhận biết được điều gì?
A. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn đặt gần nam châm.
B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây đặt trong từ trường của nam châm.
C. Dòng điện xuất hiện khi một cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm.
D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi cuộn dây chạm vào nam châm.
Câu 11: Khi đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa đầu cuộn dây thì
A. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn không đổi.
B. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn luôn tăng.
C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn tăng hoặc giảm (biến thiến).
D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn luôn giảm.
Câu 12: Trong trường hợp nào dưới đây, trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng ?
A. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín lớn.
B. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín được giữ không thay đổi.
C. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi.
D. Từ trường xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín mạnh.
Câu 13: Trong hình dưới đây, thanh nam châm chuyển động như thế nào thì không tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây?
A. Chuyển động từ ngoài vào trong ống dây.
B. Quay quanh trục AB.
C. Quay quanh trục CD.
D. Quay quanh trục PQ.
Câu 14: Với điều kiện nào thì xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín?
A. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây rất lớn.
B. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây được giữ không tăng.
C. Khi không có đường sức từ nào xuyên qua tiết diện cuộn dây.
D. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây biến thiên.
Câu 15: Trên hình sau, khi cho khung dây quay quanh trục PQ thì trong khung dây có xuất hiện dòng điện cảm ứng hay không?
A. Có
B. Không
C. Dòng điện cảm ứng ngày càng tăng
D. Xuất hiện sau đó tắt ngay
Câu 16: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống
Dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín trong thời gian có sự….. qua tiết diện S của cuộn dây.
A. biến đổi của cường độ dòng điện.
B. biến đổi của thời gian.
C. biến đổi của dòng điện cảm ứng.
D. biến đổi của số đường sức từ.
Câu 17: Vì sao khi cho nam châm quay trước một cuộn dây dẫn kín như thí nghiệm ở hình 32.1 thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng?
A. vì cường độ dòng điện trong cuộn dây thay đổi.
B. vì hiệu điện thế trong cuộn dây thay đổi.
C. vì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây thay đổi.
D. vì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây thay đổi.
Câu 18: Dùng những dụng cụ nào sau đây ta có thể làm thí nghiệm cho ta dòng điện cảm ứng liên tục?
A. Một nam châm và một ống dây dẫn kín.
B. Một nam châm, một ampe kế và một vôn kế.
C. Một ống dây dẫn kín, một nam châm và một bộ phận làm cho cuộn dây dẫn hoặc nam châm quay liên tục.
D. Một ống dây dẫn kín, một ampe kế và một bộ phận làm cho cuộn dây dẫn hoặc nam châm quay liên tục.
Câu 19: Một học sinh nói rằng: “Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín là chuyển động tương đối giữa nam châm và cuộn dây”. Lời phát biểu này đúng hay sai? Tại sao?
A. Đúng vì luôn có sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây.
B. Sai vì có trường hợp chuyển động giữa nam châm và cuộn dây không làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây biến thiên.
C. Đúng vì chuyển động giữa nam châm và cuộn dây không sinh ra sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây.
D. Sai vì luôn không có sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây.
Câu 20: Trường hợp nào sau đây có số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây khác với các trường hợp còn lại?
A. Đưa nam châm lại gần cuộn dây theo phương vuông góc với tiết diện S của cuộn dây.
B. Đặt nam châm đứng yên trong cuộn dây.
C. Để nam châm đứng yên, cho cuộn dây chuyển động lại gần nam châm.
D. Đưa nam châm và cuộn dây lại gần nhau.
ĐÁP ÁN
1-A | 2-C | 3-D | 4-D | 5-B | 6-B | 7-C | 8-A | 9-D | 10-C |
11-C | 12-C | 13-D | 14-D | 15-B | 16-D | 17-D | 18-C | 19-B | 20-B |
4. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU - ỨNG DỤNG TRONG VIỆC TRUYỀN TẢI ĐIỆN
Câu 1: Dòng điện xoay chiều là:
A. dòng điện luân phiên đổi chiều.
B. dòng điện không đổi.
C. dòng điện có chiều từ trái qua phải.
D. dòng điện có một chiều cố định.
Câu 2: Có mấy cách tạo ra dòng điện xoay chiều?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 3: Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi:
A. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng lên.
B. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.
C. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm đi.
D. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây không thay đổi.
Câu 4: Một khung dây dẫn kín được đặt trong từ trường như hình.
Chọn phát biểu đúng. Khi cho khung quay quanh trục PQ nằm ngang:
A. Trong khung không xuất hiện dòng điện xoay chiều do số đường sức từ qua khung dây luôn bằng không.
B. Trong khung xuất hiện dòng điện xoay chiều.
C. Trong khung không xuất hiện dòng điện xoay chiều do số đường sức từ qua khung dây luôn thay đổi.
D. Không xác định được trong khung có dòng điện xoay chiều hay không.
Câu 5: Trường hợp nào dưới đây thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?
A. Cho nam châm chuyển động lại gần cuộn dây.
B. Cho cuộn dây quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ.
C. Đặt thanh nam châm vào trong lòng ống dây rồi cho cả hai đều quay quanh một trục.
D. Đặt một cuộn dây dẫn kín trước một thanh nam châm rồi cho cuộn dây quay quanh trục của nó.
Câu 6: Trong thí nghiệm như hình sau, dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi:
A. Nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục PQ.
B. Nam châm và cuộn dây đều quay quanh trục PQ.
C. Nam châm và cuộn dây chuyển động thẳng cùng chiều với cùng vận tốc.
D. Nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục AB.
Câu 7: Trường hợp nào dưới đây trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?
A. Cho nam châm quay trước một cuộn dây dẫn kín, các đường sức từ bị cuộn dây cắt ngang.
B. Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ của từ trường.
C. Liên tục cho một cực của nam châm lại gần rồi ra xa một đầu cuộn dây dẫn kín.
D. Đặt trục Bắc Nam của thanh nam châm trùng với trục của một ống dây rồi cho nam châm quay quanh trục đó.
Câu 8: Khi nào thì dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín đổi chiều?
A. Nam châm đang chuyển động thì dừng lại.
B. Cuộn dây dẫn đang quay thì dừng lại.
C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây đang tăng thì giảm hoặc ngược lại.
D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây liên tục tăng hoặc liên tục giảm.
Câu 9: Treo một thanh nam châm ở đầu một sợi dây và cho dao động quanh vị trí cân bằng OA như hình:
Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín B là:
A. Dòng điện xoay chiều
B. Dòng điện có chiều không đổi
C. Không xuất hiện dòng điện trong cuộn dây.
D. Không xác định được.
Câu 10: Bố trí thí nghiệm như hình:
Chọn phát biểu đúng khi ta tiến hành đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây và từ trong ra ngoài cuộn dây.
A. Khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây và từ trong ra ngoài cuộn dây thì 2 đèn led sáng.
B. Khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây và từ trong ra ngoài cuộn dây thì 2 đèn led không sáng.
C. Khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây thì 1 đèn led sáng và từ trong ra ngoài cuộn dây thì đèn led còn lại sáng.
D. Khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây thì 2 đèn led không sáng, khi đưa thanh nam châm từ trong ra ngoài cuộn dây thì hai đèn led sáng.
Câu 11: Máy phát điện xoay chiều có mấy bộ phận chính?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 12: Chọn phát biểu đúng khi so sánh giữa đinamô ở xe đạp và máy phát điện xoay chiều trong công nghiệp.
A. Cả hai đều hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
B. Phần quay là cuộn dây tạo ra dòng điện.
C. Phần đứng yên là nam châm tạo ra từ trường.
D. Đinamô dùng nam châm điện, máy phát điện công nghiệp dùng nam châm vĩnh cửu.
Câu 13: Máy phát điện công nghiệp cho dòng điện có cường độ:
A. 1 kA
B. 1 A
C. 10 kA
D. 100 kA
Câu 14: Chọn phát biểu đúng
A. Bộ phận đứng yên gọi là roto.
B. Bộ phận quay gọi là stato.
C. Có hai loại máy phát điện xoay chiều.
D. Máy phát điện quay càng nhanh thì hiệu điện thế ở hai đầu cuộn dây của máy càng nhỏ.
Câu 15: Nối hai cực của máy phát điện xoay chiều với một bóng đèn. Khi quay nam châm của máy phát thì trong cuộn dây của nó xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều vì:
A. Từ trường trong lòng cuộn dây luôn tăng.
B. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn luôn tăng.
C. Từ trường trong lòng cuộn dây không biến đổi.
D. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm.
Câu 16: Trong máy phát điện xoay chiều, rôto hoạt động như thế nào khi máy làm việc?
A. Luôn đứng yên.
B. Chuyển động đi lại như con thoi.
C. Luôn quay tròn quanh một trục theo một chiều.
D. Luân phiên đổi chiều quay.
Câu 17: Chọn phát biểu sai khi nói về bộ góp điện.
A. Động cơ điện một chiều không có bộ phận góp điện, máy phát điện xoay chiều có bộ phận góp điện.
B. Trong động cơ điện một chiều, bộ góp điện gồm hai vành bán khuyên ngoài tác dụng làm điện cực đưa dòng điện một chiều vào động cơ nó còn có tác dụng chỉnh lưu.
C. Bộ góp điện trong máy phát điện xoay chiều với cuộn dây quay có nhiệm vụ làm điện cực đưa dòng điện xoay chiều trong máy phát ra mạch ngoài.
D. Bộ góp trong động cơ điện một chiều giúp đổi chiều dòng điện trong khung (roto) để làm khung quay liên tục theo một chiều xác định.
Câu 18: Trong máy phát điện xoay chiều roto là nam châm,khi máy hoạt động thì nam châm có tác dụng gì?
A. Tạo ra từ trường.
B. Làm cho số đường sức từ qua tiết diện cuộn dây tăng.
C. Làm cho số đường sức từ qua tiết diện cuộn dây giảm.
D. Làm cho số đường sức từ qua tiết diện cuộn dây biến thiên.
Câu 19: Máy phát điện xoay chiều biến đổi:
A. Cơ năng thành điện năng
B. Điện năng thành cơ năng
C. Cơ năng thành nhiệt năng
D. Nhiệt năng thành cơ năng
Câu 20: Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải gồm các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện?
A. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối hai cực nam châm.
B. Nam châm điện và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn.
C. Cuộn dây dẫn và nam châm.
D. Cuộn dây dẫn và lõi sắt.
Câu 21: Các thiết bị nào sau đây không sử dụng dòng điện xoay chiều?
A. Máy thu thanh dùng pin.
B. Bóng đèn dây tóc mắc vào điện nhà 220V.
C. Tủ lạnh.
D. Ấm đun nước.
Câu 22: Chọn phát biểu đúng về dòng điện xoay chiều:
A. Dòng điện xoay chiều có tác dụng từ yếu hơn dòng điện một chiều.
B. Dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt yếu hơn dòng điện một chiều.
C. Dòng điện xoay chiều có tác dụng sinh lý mạnh hơn dòng điện một chiều.
D. Dòng điện xoay chiều tác dụng một cách không liên tục.
Câu 23: Điều nào sau đây không đúng khi so sánh tác dụng của dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều?
A. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng trực tiếp nạp điện cho acquy.
B. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều tỏa ra nhiệt khi chạy qua một dây dẫn.
C. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng làm phát quang bóng đèn.
D. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều gây ra từ trường.
Câu 24: Thiết bị nào sau đây có thể hoạt động tốt đối với dòng điện một chiều lẫn dòng điện xoay chiều?
A. Đèn điện
B. Máy sấy tóc
C. Tủ lạnh
D. Đồng hồ treo tường chạy bằng pin
Câu 25: Nếu hiệu điện thế của mạng điện gia đình đang sử dụng là 220V thì phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Có những thời điểm hiệu điện thế lớn hơn 220V.
B. Có những thời điểm hiệu điện thế nhỏ hơn 220V.
C. 220V là giá trị hiệu dụng. Vào những thời điểm khác nhau, hiệu điện thế có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn hoặc bằng giá trị này.
D. 220V là giá trị hiệu điện thế nhất định không thay đổi.
Câu 26: Đặt một nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước một cuộn dây dẫn kín B. Sau khi công tắc K đóng thì trong cuộn dây B có xuất hiện dòng điện cảm ứng. Người ta sử dụng tác dụng nào của dòng điện xoay chiều?
A. Tác dụng cơ
B. Tác dụng nhiệt
C. Tác dụng quang
D. Tác dụng từ
Câu 27: Một bóng đèn dây tóc có ghi 12V – 15W có thể mắc vào những mạch điện nào sau đây để đạt độ sáng đúng định mức?
A. Bình acquy có hiệu điện thế 16V.
B. Đinamô có hiệu điện thế xoay chiều 12V
C. Hiệu điện thế một chiều 9V.
D. Hiệu điện thế một chiều 6V.
Câu 28: Một đoạn dây dẫn quấn quanh một lõi sắt được mắc vào nguồn điện xoay chiều và được đặt gần một lá thép. Khi đóng khóa K, lá thép dao động đó là tác dụng
A. Cơ
B. Nhiệt
C. Điện
D. Từ
Câu 29: Trong thí nghiệm như hình sau, hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện?
A. Kim nam châm vẫn đứng yên.
B. Kim nam châm quay một góc 900.
C. Kim nam châm quay ngược lại.
D. Kim nam châm bị đẩy ra.
Câu 30: Trong thí nghiệm như hình sau, hiện tượng gì xảy ra với đinh sắt khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện?
A. Đinh sắt vẫn bị hút như trước.
B. Đinh sắt quay một góc 900.
C. Đinh sắt quay ngược lại.
D. Đinh sắt bị đẩy ra.
...
ĐÁP ÁN
1-A | 2-B | 3-B | 4-A | 5-B | 6-D | 7-D | 8-C | 9-A | 10-C |
11-B | 12-A | 13-C | 14-C | 15-D | 16-C | 17-A | 18-D | 19-A | 20-C |
21-A | 22-D | 23-A | 24-A | 25-D | 26-D | 27-B | 28-D | 29-D | 30-D |
31-B | 32-A | 33-B | 34-C | 35-B | 36-A | 37-A | 38-B | 39-C | 40-C |
---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Điện từ học môn Vật lý 9 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.