TRƯỜNG THPT NGUYỄN CÔNG TRỨ Bài thi: NGỮ VĂN
ĐỀ THI THAM KHẢO Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
ĐỀ 1:
Câu 1: (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi...”
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
a. Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn trích.
b. Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó.
Câu 2: (7.0 điểm)
Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử. Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
(Hàn Mặc Tử - Đây thôn Vĩ Dạ)
ĐỀ 2:
Câu 1: (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
“Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,
Voi uống nước, nước sông phải cạn,
Đánh một trận, sạch không kình ngạc,
Đánh hai trận, tan tác chim muông.
Nổi gió to trút sạch lá khô,
Thông tổ kiến phá toang đê vỡ.”
(Nguyễn Trãi - Bình Ngô đại cáo)
a. Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn trích.
b. Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó.
Câu 2: (7.0 điểm)
Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận.
Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài
H.C
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng,
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
(Huy Cận - Tràng giang)
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT ĐỀ THI
ĐỀ 1:
Câu 1:
a. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: Biểu cảm.
b. Biện pháp tu từ: điệp từ: “buồn trông” (1.5 điểm)
Tác dụng: nhấn mạnh nỗi buồn của Thúy Kiều. (1.5 điểm)
Câu 2:
Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
- Mở bài:
- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm. (0.5 điểm)
- Thân bài: (6.0 điểm)
- Khổ thơ 1: cảnh và người thôn Vĩ (2.0 điểm)
- Câu hỏi tu từ: “Sao anh....” gợi cảm giác trách cứ nhẹ nhàng cũng là lời mời gọi tha thiết.
- Cảnh thôn Vĩ: đẹp trữ tình,thơ mộng.
- Con người: bóng dáng con người xuất hiện kín đáo sau chiếc lá trúc với khuôn mặt chữ điền, gợi lên vẻ đẹp phúc hậu.
- ⇒ Cảnh và người thôn Vĩ hiện lên với vẻ đẹp kín đáo, nhẹ nhàng.
- Khổ thơ 2: Cảnh sông nước đêm trăng và nỗi lòng của tác giả. (2.0 điểm)
- Hình ảnh: Gió lối gió, mây đường mây biểu hiện của sự chia cách.
- Nhân hóa: Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay: làm nổi lên bức tranh thiên nhiên chia lìa buồn bã, sự chuyển biến về trạng thái cảm xúc của chủ thể trữ tình.
- Bến sông trăng: hình ảnh lạ, gợi lên vẻ đẹp lãng mạn, nhẹ nhàng, tất cả đang đắm chìm trong bồng bềnh mơ mộng, như thực như ảo.
- Câu hỏi: Có chở trăng về kịp tối nay? sáng lên hi vọng gặp gỡ nhưng lại thành ra mông lung, xa vời.
- ⇒ tâm trạng lo âu, đau buồn, thất vọng khi tác giả nhớ và mặc cảm về số phận bất hạnh của mình. Ở đó ta còn thấy được sự khao khát tha thiết đợi chờ một cách vô vọng.
- Khổ thơ 3. Tâm trạng của nhà thơ. (1.75 điểm)
- Mơ khách đường xa khách đường xa: Khoảng cách về thời gian, không gian, tình cảm.
- Áo em trắng quá nhìn không ra: hư ảo, mơ hồ, hình ảnh người xưa xiết bao thân yêu nhưng xa vời, không thể tới được nên tác giả rơi vào trạng thái hụt hẫng, bàng hoàng, xót xa.
- Ai biết tình ai có đậm đà: biểu lộ nỗi cô đơn trống vắng trong tâm hồn của tác giả đang ở thời kì đau thương nhất. Lời thơ bâng khuâng, hư thực gợi nỗi buồn xót xa trách móc.
- ⇒ Khi hoài niệm về quá khứ xa xôi hay ước vọng về những điều không thể nhà thơ càng thêm đau đớn. Điều đó chứng tỏ tình yêu tha thiết cuộc sống của một con người luôn có khát vọng yêu thương và gắn bó với cuộc đời.
- Nghệ thuật (0.25 điểm)
- Trí tưởng tượng phong phú.
- Nghệ thuật so sánh nhân hóa, thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ.
- Hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo.
- Khổ thơ 1: cảnh và người thôn Vĩ (2.0 điểm)
- Kết bài: Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của bài thơ. (0.5 điểm)
ĐỀ 2:
Câu 1:
a. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: Biểu cảm.
b. Biện pháp tu từ: Nói quá: gươm mài đá - đá núi mòn; Voi uống nước - nước sông phải cạn.
- Tác dụng: Đoạn văn khẳng định sức mạnh và ca ngợi sức tiến công như vũ bão của quân ta trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược.
Câu 2:
Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận.
- Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm. (0,5 điểm)
- Thân bài: (6.0 điểm)
- Nhan đề bài thơ và lời đề từ (0.5 điểm)
- Nhan đề
- Từ Hán Việt “Tràng giang” (sông dài) ⇒ gợi không khí cổ kính.
- Điệp vần “ang”: tạo dư âm vang xa, trầm lắng, mênh mang.
- ⇒ Gợi không khí cổ kính, khái quát ⇒ nỗi buồn mênh mang, rợn ngợp.
- Lời đề từ
- Thể hiện nội dung tư tưởng và nghệ thuật của tác giả.
- Nỗi buồn trước cảnh vũ trụ bao la bát ngát.
- Hình ảnh thiên nhiên rộng lớn, tâm sự của cái tôi cô đơn mang nhiều nỗi niềm.
- Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ
- Nhan đề
- Khổ 1 (1.75 điểm)
- Hình ảnh: sóng gợn, thuyền, nước song song ⇒ cảnh sông nước mênh mông, vô tận, bóng con thuyền xuất hiện càng làm cho nó hoang vắng hơn.
- Củi một cành khô >< lạc trên mấy dòng nước ⇒ sự chìm nổi cô đơn, biểu tượng về thân phận con người lênh đênh, lạc loài giữa dòng đời.
- Tâm trạng: buồn điệp điệp ⇒ từ láy gợi nỗi buồn thương da diết, miên man không dứt.
- ⇒ Khổ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu và cách gieo vần nhịp nhàng và dùng nhiều từ láy, khổ thơ đã diễn tả nỗi buồn trầm lắng của tác giả trước thiên nhiên.
- Khổ 2: cảnh có thêm đất, thêm người nhưng càng buồn hơn. (1.75 điểm)
- Cảnh sông: cồn nhỏ lơ thơ, gió đìu hiu gợi lên cái vắng lặng, lạnh lẽo cô đơn đến rợn ngợp.
- Âm thanh: Tiếng chợ chiều gợi lên cái mơ hồ, âm thanh yếu ớt gợi thêm không khí tàn tạ, vắng vẻ tuy thoáng chút hơi người.
- Hình ảnh: Trời sâu chót vót cách dùng từ tài tình, ta như thấy bầu trời được nâng cao hơn, khoáng đãng hơn.
- Sông dài, trời rộng >< bến cô liêu: Sự tương phản giữa cái nhỏ bé và cái vô cùng gợi lên cảm giác trống vắng, cô đơn.
- ⇒ Với cách gieo vần tài tình, âm hưởng trầm bổng, Huy Cận như muốn lấy âm thanh để xoá nhoà không gian buồn tẻ hiện hữu nhưng không được. Nhà thơ cố tìm sự giao cảm với vũ trụ cao rộng nhưng tất cả đều đóng kín.
- Khổ 3 (1.75 điểm)
- Hình ảnh ước lệ: “bèo” để diễn tả thân phận, kiếp người chìm nổi.
- Câu hỏi: “về đâu” gợi cái bơ vơ, lạc loài của kiếp người vô định.
- Không cầu, không đò: không có sự giao lưu kết nối, không có dấu hiệu của sự sống → tình cảnh cô độc.
- ⇒ Ba khổ thơ là một bức tranh thiên nhiên thấm đượm tình người, mang nặng nỗi buồn bâng khuâng, nỗi bơ vơ của kiếp người.
- Nghệ thuật. (0.25 điểm)
- Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và hiện đại.
- Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm.
- Nhan đề bài thơ và lời đề từ (0.5 điểm)
- Kết bài:
- Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của bài thơ. (0.5 điểm)
TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ Bài thi: NGỮ VĂN
ĐỀ THI THAM KHẢO Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1: (3.0 điểm)
Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn văn sau:
“Tràn trề trên mặt bàn, chạm cả vào cành quất, Lí cố tình để sát vào mâm cỗ cho bàn ăn thêm đẹp, thêm sang, là la liệt bát đĩa ngồn ngộn các món ăn. Ngoài các món thường thấy ở cỗ Tết như gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, xúp lơ xào thịt bò... - món nào cũng mang dấu ấn tài hoa của người chế biến - là các món khác thường như gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả chìa, mọc, vây...”
(Trích Mùa lá rụng trong vườn - Ma Văn Kháng)
Câu 2: (7.0 điểm)
Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (trích Truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ. Qua đó em học tập được gì từ nhân vật này? (7 điểm)
(SGK Ngữ văn 10 - CB - NXB GD).
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT ĐỀ THI
Câu 1: (3.0 điểm)
- Biện pháp nghệ thuật: liệt kê: “gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, xúp lơ xào thịt bò...”
- Tác dụng: Biện pháp liệt kê giúp cho nhà văn miêu tả sinh động mâm cỗ Tết vốn tràn trề, ngồn ngộn những của ngon vật lạ.
Câu 2: (7.0 điểm)
- Học sinh có thể phân tích theo nhiều cách:
- Yêu cầu kỹ năng:
- Học sinh cần nắm vững cách làm bài phân tích nhân vật trong một tác phẩm văn học.
- Bài viết có bố cục chặt chẽ, rõ ràng.
- Biết chọn dẫn chứng hay, tiêu biểu để minh họa cho bài viết.
- Đặt câu, dùng từ chính xác, hạn chế sai chính tả, ngữ pháp.
- ....
- Yêu cầu kiến thức:
- Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ, tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên và nhân vật Ngô Tử Văn
- Thân bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, thể loại truyền kì và tác phẩm:
- Nguyễn Dữ (? - ?), sống vào khoảng thế kỉ XVI. Ông xuất thân trong một gia đình khoa bảng, từng đi thi và đã ra làm quan, nhưng không lâu thì lui về ẩn dật.
- Truyền kì: Là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh hiện thực qua yếu tố kì lạ, hoang đường. Tuy nhiên đằng sau những yếu tố có tính chất kì lạ, phi hiện thực, người đọc vẫn có thể tìm thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng như quan niệm của tác giả.
- Tác phẩm rút ra từ Truyền kì mạn lục - một “thiên cổ kì bút” viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào đầu thế kỉ XVI.
- Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trên các nét chính sau:
- Tử Văn đốt đền:
- Tử Văn được giới thiệu: “khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được,..., là một người cương trực”.
- Việc đốt đến:
- Lí do: Tức giận trước cảnh yêu tà hại dân.
- Thực hiện: Một cách cẩn trọng, công khai, đàng hoàng.
- Hậu quả: Tà ma ám hại lên cơn sốt nóng sốt rét.
- ⇒ Tính khảng khái cương trực, dũng cảm, yêu chính nghĩa.
- Tử Văn gặp bách hộ Thôi và Thổ thần:
- Bách hộ họ Thôi: tà đội lốt chính, xảo trá lừa lọc, cậy thế làm càn, tham lam, hung ác đến dọa chàng. Thế nhưng Tử Văn vẫn tin việc mình làm, coi thường hồn ma Bách hộ, vẫn cứ ngồi tự nhiên ngất ngưởng.
- Thổ thần: Nạn nhân, cảm kích việc nghĩa, đến giúp Tử Văn đòi lẽ phải.
- ⇒ Sự xuất hiện của thổ thần có vai trò thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện.
- ⇒ Đoạn truyện đã phản ánh một thực tế qua yếu tố kì ảo: thần thánh cũng tham am như con người, người làm việc tốt sẽ được ủng hộ.
- Tử Văn bị bắt và đấu tranh đòi lẽ phải ở Minh ti.
- Nổi bật nhất là tinh thần, thái độ của Tử Văn: Không hề khiếp sợ, một mực kêu oan, tin vào chính nghĩa, kiên quyết đấu trănh đến cùng.
- Hồn ma tướng giặc: gian mãnh xảo trá
- Tử Văn chiến thắng và được Thổ thần tiến cử làm chức phán sự ở đền thánh Tản Viên. Đó là phần thưởng cao quý dành cho Tử Văn.
- ⇒ Đã là giặc thì sống chết đều hung ác, nham hiểm.
- ⇒ Hiện tượng oan trái bất công từ cõi trần đến cõi âm.
- ⇒ Chính nghĩa luôn luôn chiến thắng gian tà.
- Tử Văn đốt đền:
- Nghệ thuật:
- Xây dựng cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ.
- Dẫn dắt truyện khéo léo, nhiều chi tiết gây sự chú ý, hấp dẫn.
- Cách kể chuyện và miêu tả sinh động, hấp dẫn.
- Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo, nhưng vẫn mang những nét hiện thực.
- Liên hệ bản thân: Ngô Tử Văn là người đại diện cho chính nghĩa, lẽ phải. Chính vì vậy mỗi người học sinh cần học tập, noi theo tấm gương đạo đức của Ngô Tử Văn: sống chân thành, thật thà, dám đấu tranh diệt trừ cái ác, cái xấu,... trở thành một người con ngoan, trò giỏi, có ích cho xã hội.
- Giới thiệu khái quát về tác giả, thể loại truyền kì và tác phẩm:
- Kết bài: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đề cao những người trung thực, ngay thẳng, giàu tinh thần dân tộc như Ngô Tử Văn, đồng thời khẳng định niềm tin vào công lí, chính nghĩa của nhân dân ta.
- Mở bài:
- Yêu cầu kỹ năng:
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ MINH KHAI Bài thi: NGỮ VĂN
ĐỀ THI THAM KHẢO Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
Đề bài:
Phân tích nét độc đáo trong cảm nhận và diễn tả của nhà thơ Xuân Diệu qua đoạn thơ sau:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;”
(Trích Vội Vàng - Xuân Diệu, SGK Ngữ Văn 11 tập 2)
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT ĐỀ THI
- Yêu cầu về kĩ năng:
- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học để làm sáng tỏ yêu cầu.
- Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng bài viết phải bảo đảm các ý sau:
- Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận. (0,5 điểm)
- Thân bài:
- Khái quát đề: (1,0 điểm): Nói Xuân Diệu độc đáo trong cách cảm cách nhìn bởi trong thơ ông nói riêng và trong Vội vàng nói riêng luôn đem đến cho người đọc cái nhìn mới mẻ xuất phát từ lối tuy dư thơ khác biệt, quan niệm sống tích cực đề cao tuổi trẻ và tinh yêu và cách diễn đạt sôi nổi, lôi cuốn, hấp dẫn mang phong vị rất riêng.
- Phân tích để làm sáng tỏ yêu cầu (7,0 điểm)
- Luận điểm 1: Nét độc đáo trong cảm nhận của nhà thơ (3,5 điểm):
- Xuân Diệu đã phát hiện ra thiên đường ngay trên mặt đất này. Hình ảnh thiên nhiên và cuộc sống gợi lên vừa gần gũi thân quen, vừa tràn ngập xuân sắc, quyến rũ. Nhà thơ cho thấy vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên và thổi vào đó tình yêu rạo rực, đắm say, ngây ngất.
- Xuân Diệu đã nhìn thiên nhiên qua lăng kinh của tình yêu, qua cặp mắt “xanh non biếc rờn” của tuổi trẻ. Vì thế mà thiên nhiên cảnh vật đều tràn ngập xuân tình, quấn quýt, gọi mời.
- Đó là cái nhìn lấy con người làm chuẩn mực cho thiên nhiên, quy chiếu thiên nhiên về vẻ đẹp của giai nhân.
- Luận điểm 2: Nét độc đáo trong diễn tả của nhà thơ (3,5 điểm):
- Nhà thơ đã đón chào và chiêm ngưỡng cuộc sống bằng tất cả các giác quan. Cái nhìn vừa ngỡ ngàng vừa xoa xuýt. Điệp từ “Này đây” cùng với phép liệt kê theo chiều tăng tiến, cách dùng từ láy (phơ phất), từ ghép (xanh rì) và những cụm từ “tuần tháng mật”, “khúc tình si” hòa vào nhịp thơ gấp gáp, khẩn trương vừa diễn tả cảm xúc ngất ngây vừa như hối thúc, giục giã khiến người đọc không thể làm ngơ, không thể quay lưng.
- Câu thơ “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” có ý nghĩa bao quát cả đoạn và có lối diễn đạt táo bạo mới mẻ rất Xuân Diệu. Cái đẹp nằm ở sự bắt đầu, tinh khôi, mới mẻ, hồng hào, mơn mởn. Xuân Diệu đã “vật chất hóa” khái niệm thời gian và truyền cảm giác cho người đọc qua các tính từ “ngon, gần”. Câu thơ không chỉ gợi hình thể mà còn gợi cả hương thơm và vị ngọt khiến người đọc ngạc nhiên, thú vị.
- Đánh giá (1,0 điểm):
- Đoạn thơ đã thể hiện quan niệm mới mẻ của nhà thơ về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc. Mỗi năm đẹp nhất lúc mùa xuân, mùa xuân đẹp nhất lúc tháng giêng. Đời người đẹp nhất lúc tuổi trẻ và tuổi trẻ hạnh phúc nhất là được sống trong tình yêu. Tất cả đều được diễn tả qua đoạn thơ ấn tượng, độc đáo trong cách diễn đạt và cảm xúc.
- Luận điểm 1: Nét độc đáo trong cảm nhận của nhà thơ (3,5 điểm):
- Kết bài (0,5 điểm): kết thúc vấn đề nghị luận.
- Mở bài:
- Lưu ý: Học sinh có thể cảm nhận đoạn thơ theo cách tách riêng hai luận điểm như đáp án hoặc có thể phân tích theo chiều dọc rồi đưa ra luận điểm nhận xét theo yêu cầu đề, miễn là tỏ ra hiểu và có lập luận thích ứng.
- Biểu điểm:
- Điểm 9,10: Bài làm sâu sắc, có cảm xúc, văn viết lưu loát, biết cách lập luận làm bật lên yêu cầu đề. Dẫn chứng chính xác, biết cách phân tích thơ (từ nghệ thuật bật lên nội dung).
- Điểm 7,8: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu cơ bản của đề, biết cách lập luận, dẫn chứng chính xác, biết cách phân tích thơ nhưng cảm nhận chưa có chiều sâu, diễn đạt có chỗ chưa thật lưu loát.
- Điểm 5,6: Nắm được yêu cầu của đề song bài viết còn chung chung, diễn đạt còn vụng, chủ yếu diễn xuôi câu thơ.
- Điểm 3,4: Chưa nắm vững yêu cầu đề, diễn đạt vụng về, lúng túng. Bài làm còn sơ sài.
- Điểm 1,2: Không hiểu đề, phân tích sơ sài, chiếu lệ, diễn đạt mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Để giấy trắng.
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU Bài thi: NGỮ VĂN
ĐỀ THI THAM KHẢO Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
Phần 1: Đọc - hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
(...) Con gặp trong lời mẹ hát
Cánh cò trắng, dải đồng xanh
Con yêu màu vàng hoa mướp
“Con gà cục tác lá chanh”.
(...) Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
Mẹ ơi trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa.
( Trích “Trong lời mẹ hát" - Trương Nam Hương)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì? (0,5 điểm)
Câu 2: Nêu nội dung của đoạn thơ. (0,5 điểm)
Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong khổ thơ: (1,0 điểm)
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
Câu 4: Câu thơ/khổ thơ nào gợi cho anh/chị ấn tượng sâu sắc nhất? (trình bày trong đoạn văn ngắn từ 5 - 7 dòng). (1,0 điểm)
Phần 2: Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về tình mẫu tử.
Câu 2: (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
(Trích Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT ĐỀ THI
Phần 1: Đọc - hiểu (3.0 điểm)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.
Câu 2: Nội dung chính: cảm xúc về lời ru của mẹ, nỗi xót xa và biết ơn của người con trước sự hi sinh thầm lặng của mẹ.
Câu 3:
- Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ:
- Nhân hóa: thời gian chạy qua tóc mẹ
- Tương phản: Lưng mẹ còng xuống >< con thêm cao
- Hiệu quả: nhấn mạnh thời gian trôi qua nhanh kéo theo sự già nua của mẹ. Qua đó thể hiện tình yêu thương, biết ơn của con đối với mẹ.
Câu 4:
Học sinh có thể chọn câu thơ hoặc đoạn thơ bất kì để cảm nhận: ấn tượng về lời ru của mẹ, về công lao của mẹ, về sự biết ơn đối với mẹ...
Phần 2: Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
- Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về tình mẫu tử.
- Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận.
- Đoạn văn phải có câu chủ đề. Các câu còn lại tập trung thể hiện chủ đề.
- Xác định được đúng vấn đề cần nghị luận
- Nghị luận về tình mẫu tử.
- Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm: kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có các thao tác cơ bản sau:
- Giải thích: Tình mẫu tử là tình mẹ con, nhưng thường được hiếu là tình cảm thương yêu, đùm bọc, che chở... người mẹ dành cho con.
- Bàn luận:
- Tình mẫu tử có vị trí đặc biệt, thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.
- Tình mẫu tử còn là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc.
- Tình mẫu tử là sức mạnh giúp con người vượt lên những khó khăn, vấp ngã trong cuộc sống..
- Phê phán những hiện tượng trái đạo lí: những người mẹ vứt bỏ con mình, những người con bất hiếu, ...
- Bài học nhận thức và hành động của bản thân.
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có các thao tác cơ bản sau:
- Sáng tạo
- Có cách diễn đạt sáng tạo, thế hiện ý nghĩa sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
- Chính tả, dùng từ, đặt câu
- Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận.
Câu 2: (5,0 điểm)
- Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp khổ thơ đầu trong bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở đầu bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và con người thôn Vĩ. Đồng thời thấy được tâm trạng thiết tha, mãnh liệt, trong trẻo của chủ thể trữ tình đối với thiên nhiên và con người xứ Huế; Sự yêu đời, yêu cuộc sống của nhà thơ.
- Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điếm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
- Giới thiệu khái quát về tác giả Hàn Mặc Tử và bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”; Hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
- Nêu và phân tích luận đề: vẻ đẹp của thiên nhiên con người xứ Huế và tâm trạng thiết tha với cuộc sống của tác giả trong đoạn thơ:
- Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ lúc bình minh đẹp, tươi tắn được tái hiện qua nỗi nhớ da diết của thi nhân. Thôn Vĩ được tái hiện bằng vài nét vẽ thoáng nhẹ nhưng lại đầy ấn tượng; hài hoà giữa ánh nắng vàng rực rỡ trên hàng cau xanh tươi; hài hoà giữa thiên nhiên và con người; cảm xúc say đắm mãnh liệt, yêu Huế, yêu người xứ Huế nhưng không thể về với Huế.
- Chú ý nghệ thuật: từ ngữ, hình ảnh thơ, câu hỏi, so sánh.
- Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện ý nghĩa sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận, văn phong trong sáng, giàu cảm xúc
- Chính tả, dùng từ, đặt câu: không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu (trừ 0,25 điểm nếu mắc 1 - 2 lỗi; trên 3 lỗi trừ 0,5 điểm)
TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN Bài thi: NGỮ VĂN
ĐỀ THI THAM KHẢO Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
Phần I: Đọc - hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Điều mà tôi luôn đau đáu là: hầu hết mọi người đều sống dưới khả năng của mình. Tại sao như vậy? Mỗi người đều có tiềm năng khác nhau. Mỗi người đều có những thế mạnh khác nhau. Nhưng hầu hết tại sao mọi người đều không sống đúng với tiềm năng của mình?
Có thể là vì đa phần chúng ta đều lười, không sử dụng hiệu quả quỹ thời gian của mình.
Có thể là vì nhiều người trong chúng ta chưa nhận thức được sức mạnh của thói quen, chúng ta muốn thay đổi nhưng chưa đủ động lực để vượt qua được sức ì, sự trì níu của những thói quen xấu.
Hoặc cũng có thể là vì, sau những lần thất bại trong cuộc sống, sau những va vấp của tuổi trẻ, từ bao giờ chúng ta đã tự thuyết phục bản thân rằng mình là một người bình thường, mình không có gì đặc biệt, rằng hãy thôi mơ mộng viển vông, hãy chấp nhận một cuộc sống bình thường, có những công việc bình thường. Và rồi chúng ta chết đi, trên tấm bia mộ ghi: “Đây là nơi yên nghỉ của một người hoàn toàn bình thường”.
Bạn thân mến, nếu bạn có lúc nào đó nghĩ rằng mình là người đặc biệt, rằng mình khác thường thì đừng dập tắt ý nghĩ đó. Hãy tin vào lời thì thầm bên trong của mình, hãy trân trọng sự khác biệt, nuôi dưỡng niềm tin vào bản thân mình. Âm thầm rèn luyện, tìm kiếm đam mê và theo đuổi con đường riêng của mình. Rồi một lúc nào đó, bạn sẽ thấy mình đang sống đúng như cách mà bạn từng mơ ước.
Hãy luôn tin rằng: bạn là một ngôi sao chờ ngày tỏa sáng.
(Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?, Rosie Nguyễn, NXB Hội Nhà văn, trang 245-246)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2: Trong đoạn trích tác giả đã chỉ ra những nguyên nhân nào khiến hầu hết mọi người không sống đúng tiềm năng của mình?
Câu 3: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Bạn là một ngôi sao chờ ngày tỏa sáng.
Câu 4: Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị? Vì sao? (Trình bày bằng một đoạn văn từ 5-7 câu).
Phần 2: Làm văn (7.0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ - chiến sĩ Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối (Mộ).
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT ĐỀ THI
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
Câu 2: Theo tác giả, những nguyên nhân khiến hầu hết mọi người đều không sống đúng với tiềm năng của mình là:
- Có thể chúng ta đều lười, đều không sử dụng hiệu quả quỹ thời gian của mình.
- Có thể chúng ta chưa nhận thức được sức mạnh của thói quen, sự trì níu của những thói quen xấu.
- Có thể là sự nản chí sau những lần thất bại, sau những va vấp của tuổi trẻ...
Câu 3:
- Học sinh chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Bạn là một ngôi sao chờ ngày tỏa sáng.
- Biện pháp: So sánh:
- Tác dụng: khẳng định mỗi người đều tiềm ẩn giá trị và vẻ đẹp riêng, đem đến niềm tin và sự cố gắng cho mỗi người trong cuộc sống; cách nói giàu hình ảnh, cụ thể, sinh động.
Câu 4:
- Yêu cầu:
- Hình thức: đoạn văn 5 - 7 câu.
- Nội dung: Học sinh có thể lựa chọn những thông điệp khác nhau, có ý nghĩa đối với nhận thức và hành động của bản thân. Lí giải được sự lựa chọn (ý nghĩa của thông điệp).
Phần 2: Làm văn (7.0 điểm)
- Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh học sinh có thể cảm nhận về bài thơ và bày tỏ suy nghĩ theo những cách khác nhau nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục.
- Có đủ cấu trúc của một bài làm văn: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài: triển khai được vấn đề. Kết bài: kết luận được vấn đề.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ - chiến sĩ Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối (Mộ).
- Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm the hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
- Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh, tập thơ Nhật ký trong tù
- Giới thiệu về bài thơ Chiều tối
- Thân bài
- 2 câu đầu: Bức tranh thiên nhiên đầy tính ước lệ của thi ca cổ điển
- Hình ảnh cánh chim
- Cánh chim bay về tổ ấm, về nơi núi rừng khi chiều buông xuống là hình ảnh quen thuộc mang nghĩa tượng trưng cho buổi chiều tà, vừa gợi không gian, vừa gợi thời gian.
- Sự tương đồng với con người: suốt một ngày bay đi kiếm ăn, cánh chim đã mỏi đang bay về tổ ấm để nghỉ ngơi, người tù cũng mệt mỏi sau 1 ngày lê bước đường trường cũng đang khao khát tìm được 1 nơi để nghỉ tạm.
- Hình ảnh chòm mây cô đơn, lẻ loi
- Gợi cảm giác về cái cao rộng, trong trẻo, êm ả của chiều thu nơi núi rừng.
- Gợi tâm hồn ung dung, thư thái của người tù.
- Gợi tâm trạng cô đơn, lẻ loi của người tù.
- ⇒ Hai câu thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung tự tại (chú ý cảnh ngộ của tù nhân và những rung động dạt dào, bản lĩnh chiến sĩ, chất thép ẩn đằng sau chất tình)
- Hình ảnh cánh chim
- Hai câu sau: Bức tranh cuộc sống sinh hoạt của con người.
- Hình ảnh cô gái xay ngô (hình ảnh trung tâm của bức tranh chiều tối nơi núi rừng): vẻ trẻ trung, khỏe khoắn, sống động đem lại chút hơi ấm, hạnh phúc cho con người, làm giảm đi cái không khí âm u, lạnh lẽo của núi rừng heo hút.
- Hình ảnh lò than rực hồng: là “điểm ngời sáng trong thơ”. Chữ “hồng” là “nhãn tự” của bài thơ, nó đem đến giữa màn đêm một màu đỏ rực, đó là màu đỏ trong tình cảm của Bác, là niềm tin, lạc quan yêu đời, là niềm cảm thông chia sẻ với những vất vả, niềm vui của người lao động dù Người đang phải sống trong cảnh tù đày.
- Sự vận động của hình tượng trong thơ Bác: từ bóng tối ra ánh sáng, từ buồn tới niềm vui, từ lạnh lẽo cô đơn sang ấm nóng tình người...
- Nghệ thuật
- Vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại
- 2 câu đầu: Bức tranh thiên nhiên đầy tính ước lệ của thi ca cổ điển
- Kết bài
- Khái quát lại nội dung và nghệ thuật của bài thơ
- Vẻ đẹp tâm hồn người tù chiến sĩ - thi sĩ Hồ Chí Minh
- Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
- Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ đặt câu.
- Mở bài
Mời các em làm bài thi trực tuyến tại:
Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2018-2019, Trường THPT Nguyễn Công Trứ