TRƯỜNG THCS ĐỒNG KHỞI | ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM 2021 MÔN HÓA HỌC Thời gian 45 phút |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Nhiệt phân hoàn toàn x gam Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi, thu được 24 gam chất rắn. Giá trị của x là
A. 16,05. B. 32,10. C. 48,15. D. 72,25.
Câu 2: Nhiệt phân hoàn toàn 12,25 gam KClO3. Thể tích khí O2 (đktc) thu được là
A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 3,36 lít. D. 4,48 lít.
Câu 3: Nhiệt phân 55,3 gam KMnO4, sau một thời gian phản ứng thu được V lít khí O2 (đktc). Giá trị lớn nhất của V có thể là
A. 7,84. B. 3,36. C. 3,92. D. 6,72.
Câu 4: Nhiệt phân hoàn toàn 17 gam NaNO3, thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
A. 2,24. B. 1,12 C. 3,36. D. 4,48.
Câu 5: Nhiệt phân hoàn toàn 22,2 gam Mg(NO3)2, thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
A. 1,68. B. 6,72. C. 8,4. D. 10,8.
Câu 6: Nhiệt phân hoàn toàn m gam Cu(NO3)2, thu được 0,56 lít hỗn hợp khí X (đktc) và chất rắn Y. Giá trị của m là
A. 4. B. 2. C. 9,4. D. 1,88.
Câu 7: Nhiệt phân 18,8 gam Cu(NO3)2 một thời gian, thu được 12,32 gam chất rắn. Hiệu suất của phản ứng nhiệt phân là
A. 40%. B. 60%. C. 80%. D. 50%.
Câu 8: Đem nung nóng m gam Cu(NO3)2 một thời gian, để nguội, đem cân lại thấy khối lượng giảm 54 gam. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Giá trị m là
A. 117,5 gam. B. 49 gam. C. 94 gam. D. 98 gam.
Câu 9: Nung nóng 26,8 gam hỗn hợp CaCO3 và MgCO3, thu được khí CO2 và 13,6 gam hỗn hợp rắn. Thể tích (đktc) khí CO2 thu được là
A. 6,72 lít. B. 6 lít. C. 3,36 lít. D. 10,08 lít.
Câu 10: Để điều chế 5,6 gam canxi oxit, cần nhiệt phân bao nhiêu gam CaCO3?
A. 10 gam. B. 100 gam. C. 50 gam. D. 5 gam.
Câu 11: Nung 3 tạ đá vôi (CaCO3) chứa 20% tạp chất. Khối lượng vôi sống (CaO) thu được là
A. 1,34 tạ. B. 1 ,42 tạ. C. 1,46 tạ. D. 1,47 tạ.
Câu 12: Nhiệt phân 100 gam CaCO3 được 33 gam CO2. Hiệu suất của phản ứng là
A. 75%. B. 33%. C. 67%. D. 42%.
Câu 13: Nung 150 kg CaCO3 thu được 67,2 kg CaO. Hiệu suất phản ứng là
A. 60%. B. 40%. C. 80%. D. 50%.
Câu 14: Một loại đá chứa 80% CaCO3, còn lại là tạp chất trơ. Nung đá đến khi khối lượng không đổi), thu được chất rắn R. Vậy phần trăm khối lượng CaO trong R là
A. 62,5%. B. 69,14%. C. 70,22%. D. 73,06%.
Câu 15: Nung m gam đá X chứa 80% khối lượng gam CaCO3 (phần còn lại là tạp chất trơ) một thời gian, thu được chất rắn Y chứa 45,65% CaO. Hiệu suất phân hủy CaCO3 là
A. 50%. B. 75%. C. 80%. D. 70%.
Câu 16: Nung nóng một hỗn hợp gồm CaCO3 và MgO tới khối lượng không đổi, thì số gam chất rắn còn lại chỉ bằng 2/3 số gam hỗn hợp trước khi nung. Vậy trong hỗn hợp ban đầu thì CaCO3 chiếm phần trăm theo khối lượng là
A. 75,76%. B. 24,24%. C. 66,67%. D. 33,33%.
Câu 17: Nung nóng 100 gam hỗn hợp NaHCO3 và Na2CO3 đến khối lượng không đổi, thu được 69 gam hỗn hợp rắn. Phần trăm khối lượng của NaHCO3 trong hỗn hợp là
A. 80%. B. 70%. C. 80,66%. D. 84%.
Câu 18: Nung 8 gam một hỗn hợp kẽm cacbonat và kẽm oxit, thu được 6,24 gam ZnO. Thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:
A. 62,5% và 37,5%. B. 62% và 38%. C. 60% và 40%. D. 70% và 30%.
Câu 19: Nung hoàn toàn hỗn hợp 2 muối CaCO3 và MgCO3, thu được 76 gam hai oxit và 33,6 lít CO2 (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối ban đầu là
A. 142 gam. B. 124 gam. C. 141 gam. D. 140 gam.
Câu 20: Một loại đá vôi có chứa 80% CaCO3, 10,2% Al2O3 và 9,8% Fe2O3 về khối lượng. Nung đá ở nhiệt độ cao ta thu được chất rắng có khối lượng bằng 73,6% khối lượng đá trước khi nung. Hiệu suất của quá trình phân hủy CaCO3 là
A. 37,5%. B. 75%. C. 62,5%. D. 8,25%.
Câu 21: Nung hỗn hợp CaCO3 và MgCO3, khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng chỉ bằng một nửa khối lượng ban đầu. Thành phần phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp đầu là
A. 27,41% và 72,59%. B. 28,41% và 71,59%. C. 28% và 72%. D. 50% và 50%.
Câu 22: Thể tích của dung dịch NaOH 1M cần dùng để tác dụng hoàn toàn với 1,12 lít khí Cl2 (đktc) là
A. 0,2 lít. B. 0,3 lít. C. 0,4 lít. D. 0,1 lít.
Câu 23: Cho 1,12 lít khí clo (đktc) vào dung dịch NaOH 0,5M. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích dung dịch NaOH cần dùng là
A. 0,1 lít. B. 0,15 lít. C. 0,2 lít. D. 0,25 lít.
Câu 24: Thể tích của dung dịch KOH 1M cần dùng để tác dụng hoàn toàn với 1,12 lít khí Cl2 (đktc) là
A. 0,2 lít. B. 0,3 lít. C. 0,4 lít. D. 0,1 lít.
Câu 25: Điều chế Cl2 theo phương trình sau: MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O. Thể tích khí clo thu được (đktc) khi cho 25 ml dung dịch HCl 8M tác dụng với một lượng dư MnO2 là
A. 5,6 lít. B. 8,4 lít. C. 11,2 lít. D. 16,8 lít.
Câu 26: Cho dung dịch axit có chứa 7,3 gam HCl tác dụng với MnO2 dư. Thể tích khí clo sinh ra (đktc) là
A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 11,2 lít. D. 22,4 lít.
Câu 27: Cho 69,6 gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư, thu được bao nhiêu lít khí Cl2 (đktc)?
A. 4,48 lít. B. 6,72 lít. C. 17,92 lít. D. 13,44 lít.
Câu 28: Cho 13,05 gam MnO2 tác dụng với axit HCl đặc, dư, thu được 3,024 lít (đktc) khí Cl2. Hiệu suất của phản ứng trên là
A. 80%. B. 90%. C. 95%. D. 100%.
Câu 29: Cho 8,7 gam MnO2 tác dụng với axit HCl đặc, dư. Sau phản ứng thu được 1,9 lít khí clo (đktc). Hiệu suất của phản ứng là
A. 70%. B. 74,82%. C. 80,82%. D. 84,82%.
Câu 30: Thể tích khí khí Cl2 (đktc) thu được khi hòa tan hoàn toàn 52,2 gam MnO2 trong dung dịch HCl đặc, nóng, dư là
A. 11,2. B. 13,44. C. 8,96. D. 6,72.
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Cho hoàn toàn 7,3 gam HCl vào MnO2. Biết hiệu suất của phản ứng trên đạt 95%. Thể tích (đktc) của khí clo thu được là
A. 1,064 lít. B. 10,64 lít. C. 106,4 lít. D. 1064 lít.
Câu 2: Lượng clo thu được khi điện phân 200 gam dung dịch NaCl 35,1% sẽ tác dụng hết với bao nhiêu gam sắt?
A. 22,4 gam. B. 24,2 gam. C. 24 gam. D. 23 gam.
Câu 3: Hàng năm trên thế giới cần tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn khí clo. Nếu dùng NaCl để điều chế clo thì khối lượng NaCl cần dùng là (hiệu suất 100%)
A. 70,15 triệu tấn. B. 74,15 triệu tấn. C. 75,15 triệu tấn. D. 80,15 triệu tấn.
Câu 4: Hàng năm, thế giới cần tiêu thụ khoảng 46 triệu tấn clo. Nếu lượng clo chỉ được điều chế từ muối ăn NaCl thì cần ít nhất bao nhiêu tấn muối?
A. 7,7 triệu tấn. B. 77 triệu tấn. C. 7,58 triệu tấn. D. 75,8 triệu tấn.
Câu 5: Cho 23,7 gam KMnO4 phản ứng hết với dung dịch HCl đặc (dư), thu được V lít khí Cl2 (đktc). Giá trị của V là
A. 6,72. B. 8,40. C. 3,36. D. 5,60.
Câu 6: Khối lượng thuốc tím và HCl cần dùng để điều chế 4,48 lít khí clo là (biết hiệu suất phản ứng là 80%)
A. 12,64 gam và 23,36 gam.
B. 15,8 gam và 29,2 gam.
C. 12,64 gam và 14,6 gam.
C. 15,8 và 18,25 gam.
Câu 7: Nguyên tố X tạo với clo hợp chất có hóa trị cao nhất của X là XCl5. Công thức oxit cao nhất của X là
A. XO2. B. X2O3. C. X2O5. D. XO3.
Câu 8: Một chất khí có công thức phân tử là X2, biết 1 lít khí ở đktc nặng 3,1696 gam. Công thức phân tử của X2 là
A. Cl2. B. N2. C. O2. D. H2.
Câu 9: X là nguyên tố phi kim có hoá trị III trong hợp chất với khí hiđro. Biết thành phần phần trăm khối lượng của hiđro trong hợp chất là 17,65%. X là nguyên tố
A. C. B. N. C. S. D. P.
Câu 10: R là nguyên tố phi kim, hợp chất của R với hiđro có công thức chung là RH2 chứa 5,88% H về khối lượng. R là nguyên tố
A. C. B. N. C. P. D. S.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Cho 2,24 lít SO2 (đktc) hấp thụ hết vào 150 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Khối lượng muối có trong dung dịch Y là
A. 11,5 gam. B. 12,6 gam. C. 10,4 gam. D. 9,64 gam.
Câu 2: Hấp thu hoàn toàn 6,72 lít khí SO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch KOH 0,9M, khối lượng muối thu được sau phản ứng là
A. 83,4 gam. B. 47,4 gam. C. 54,0 gam. D. 41,7 gam.
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn m gam S có trong oxi dư, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 120 ml dung dịch NaOH 1M thì thu được dung dịch chứa 2 muối có cùng nồng độ mol. Giá trị của m là
A. 3,84. B. 2,56. C. 3,20. D. 1,92.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 6,8 gam khí H2S, thu được V lít SO2 (đktc) và m gam hơi nước. Hấp thụ toàn bộ SO2 ở trên vào 200 gam dung dịch NaOH 5,6%, thu được dung dịch Y. Nồng độ phần trăm của chất tan có phân tử khối lớn hơn trong Y là
A. 5,04%. B. 4,74%. C. 6,24%. D. 5,86%.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít H2S (đktc) trong oxi dư, rồi dẫn tất cả sản phẩm vào 50 ml dung dịch NaOH 25% (D = 1,28 gam/ml). Nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch là
A. 47,92%. B. 42,98%. C. 42,69%. D. 46,43%.
Câu 6: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào dung dịch nước vôi trong có chứa 0,25 mol Ca(OH)2. Sản phẩm muối thu được sau phản ứng
A. Chỉ có CaCO3. B. Chỉ có Ca(HCO3)2.
C. Có cả CaCO3 và Ca(HCO3)2. D. Không có cả 2 chất CaCO3 và Ca(HCO3)2.
Câu 7: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch nước vôi trong có chứa 0,075 mol Ca(OH)2. Muối thu được sau phản ứng là:
A. CaCO3. B. Ca(HCO3)2.
C. CaCO3 và Ca(HCO3)2 D. CaCO3 và CaHCO3.
Câu 8: Dẫn 8,96 lít CO2 (đktc) vào 600 ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M, kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 40. B. 30. C. 25. D. 20.
Câu 9: Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 11, chu kỳ 3, nhóm I trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Điện tích hạt nhân 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron, kim loại mạnh.
B. Điện tích hạt nhân 11+, 1 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron, kim loại mạnh.
C. Điện tích hạt nhân 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron, kim loại yếu.
D. Điện tích hạt nhân 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron, kim loại yếu.
Câu 10: Nguyên tố X có Z = 17, vị trí X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố là
A. Chu kì 2 nhóm V.
B. Chu kì 3 nhóm V.
C. Chu kì 3 nhóm VII.
D. Chu kì 2 nhóm VII.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Điểm giống nhau giữa tinh bột và xenlulozo:
A. Đều là thành phần chính của gạo, ngô, khoai
B. Đều là polime thiên nhiên
C. Đều cho phản ứng thủy phân tạo thành glucozo
D. B,C đều đúng
Câu 2: Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Tinh bột và xenlulozo dễ tan trong nước
B. Tinh bột dễ tan trong nước còn xenlulozo không tan trong nước
C. Tinh bột và xenlulozo không tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước nóng
D. Tinh bột không tan trong nước lạnh nhưng trong nước nóng tạo thành dung dịch hồ tinh bột. Còn xenlulozo không tan trong cả nước lạnh và nước nóng
Câu 3: Chọn câu nói đúng
A. Xenlulozơ có phân tử khối lớn hơn nhiều so với tinh bột.
B. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối nhỏ.
C. Xenlulozơ có phân tử khối nhỏ hơn tinh bột.
D. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối bằng nhau
Câu 4: Ba ống nghiệm không nhãn, chứa riêng biệt 3 dung dịch : glucozo, hồ tinh bột, ancol etylic.Để phân biệt 3 dung dịch người ta dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Dung dịch Iot
B. Dung dịch axit
C. Dung dịch Iot và phản ứng tráng bạc
D. Phản ứng với Na
Câu 5: Để nhận biết tinh bột người ta dùng thuốc thử sau
A. Dung dịch brom. B. Dung dịch iốt.
C. Dung dịch phenolphtalein. D. Dung dịch Ca(OH)2.
Câu 6: Tinh bột và xenlulozơ khác nhau về
A. Công thức phân tử B. Tính tan trong nước lạnh
C. Phản ứng thuỷ phân D. Cấu trúc phân tử
Câu 7: Để phân biệt saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ ở dạng bột nên dùng cách nào sau đây?
A. Cho từng chất tác dụng với HNO3/H2SO4
B. Cho tứng chất tác dụng với dd I2
C. Hoà tan từng chất vào nước, đun nóng nhẹ và thử với dd iot
D. Cho từng chất tác dụng với vôi sữa
Câu 8: Chọn câu phát biểu sai:
A. Saccarozơ là một đisaccarit.
B. Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit, chỉ khác nhau về cấu tạo của gốc glucozơ.
C. Khi thuỷ phân đến cùng saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều cho một loại monosaccarit.
D. Khi thuỷ phân đến cùng, tinh bột và xenlulozơ đều cho glucozơ.
Câu 9: Cho sơ đồ phản ứng sau : tinh bột → glucozơ → rượu etylic.
Tính thể tích CO2 sinh ra kèm theo sự tạo thành rượu etylic nếu lúc đầu dùng là 162 g tinh bột và hiệu suất của mỗi quá trình lần lượt là 75 % và 80%
A. 13,44 lít B. 33,6 lít C. 16,8 lít D. 26,88 lít
Câu 10: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axít nitric (hiệu suất phản ứng tính theo axit là 90%). Giá trị của m là
A. 30. B. 10. C. 21. D. 42.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 20 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
1 | C | 6 | D | 11 | C | 16 | B |
2 | D | 7 | C | 12 | B | 17 | B |
3 | A | 8 | C | 13 | B | 18 | C |
4 | C | 9 | D | 14 | C | 19 | A |
5 | B | 10 | B | 15 | B | 20 | A |
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Saccarozơ tham gia phản ứng hóa học nào sau đây
A. Phản ứng tráng gương. B. Phản ứng thủy phân.
C. Phản ứng xà phòng hóa . D. Phản ứng este hóa .
Câu 2: Saccarozơ có những ứng dụng trong thực tế là:
A. Nguyên liệu trong công nghiệp thực phẩm, thức ăn cho người, pha chế thuốc
B. Nguyên liệu sản xuất thuốc nhuộm, sản xuất giấy, là thức ăn cho người
C. Làm thức ăn cho người, tráng gương, tráng ruột phích
D. Làm thức ăn cho người, sản xuất gỗ, giấy, thuốc nhuộm
Câu 3: Nồng độ saccarozơ trong mía có thể đạt tới
A. 10 % B. 13 % C. 16 % D. 23 %
Câu 4: Dùng thuốc thử nào dưới đây để phân biệt dung dịch saccarozơ, rượu etylic và glucozơ?
A. Dung dịch Ag2O/NH3 B. Dung dịch Ag2O/NH3 và dung dịch HCl
C. Dung dịch HCl D. Dung dịch Iot
Câu 5: Công thức phân tử của saccarozơ là
A. C6H12O6 B. C6H12O7 C. C12H22O11 D. (- C6H10O5-)n
Câu 6: Khi đun nóng dd đường saccarozơ có axit vô cơ xúc tác ta được dd dịch chứa:
A. glucozơ và mantozơ B. glucozơ và glicozen
C. fructozơ và mantozơ D. glucozơ và frutozơ
Câu 7: Thông thường nước mía chứa 13% saccarozơ. Nếu tinh chế 1 tấn nước mía trên thì hàm lượng saccarozơ thu được là bao nhiêu? Biết hiệu suất tinh chế đạt 80%
A. 105 kg B. 104kg C. 110kg D. 114kg
Câu 8: Thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được saccarozơ, glucozơ, rượu etylic, axit axetic?
A. Quỳ tím và H2SO4 loãng B. Kim loại Na
C. Dung dịch AgNO3 D. Quỳ tím, dung dịch AgNO3/NH3, H2SO4
Câu 9: Thuỷ phân hoàn toàn 3,42 gam saccarozo trong môi trường axit thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đu nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 43,20. B. 4,32. C. 2,16. D. 21,60.
Câu 10: Khi đun nóng dung dịch saccarozơ với dung dịch axit, thu được dung dịch có phản ứng tráng gương, do
A. Saccarozơ bị đồng phân hóa thành mantozơ.
B. Saccarozơ bị thủy phân thành glucozơ và fructozơ.
C. trong phân tử saccarozơ có nhóm chức anđehit.
D. Saccarozơ bị thủy phân thành các anđehit đơn giản.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 20 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
1 | B | 6 | D | 11 | D | 16 | D |
2 | A | 7 | B | 12 | A | 17 | A |
3 | B | 8 | D | 13 | A | 18 | C |
4 | B | 9 | B | 14 | D | 19 | A |
5 | C | 10 | B | 15 | C | 20 | A |
Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Hóa học có đáp án năm 2021 Trường THCS Đồng Khởi, để xem nội dung đềy đủ, chi tiết vuii lòng truy cập vào hệ thống Chúng tôi!
Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục khác tại đây:
- Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Tiểu La
- Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Lý Thường Kiệt
- Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Phan Đình Phùng
Chúc các em học tập tốt!